Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trà Sữa Nhỏ
Xem chi tiết

Trên đất nước này còn biết bao trẻ em tàn tật, khốn khổ lang thang vất vưởng ngoài đường, phải chịu hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh do Mĩ gây ra. Song trái tim của các em vẫn luôn cháy hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn dù niềm hi vọng đó rất nhỏ nhoi. Và lần kia, khi bắt gặp một em bé tàn tật, em như càng hiểu hơn về cuộc sống của những em bé tật nguyền.

Hôm đó, khi em gặp bé tàn tật, em rất đỗi ngạc nhiên. Chẳng lẽ cũng một con người mà lại xấu số đến vậy sao? Em bé mặc một bộ quần áo rách rưới, vá chằng vá chịt và sẫm đen. Không hiểu với chiếc áo ấy, cô bé có chống chọi được với cái lạnh giá của mùa mưa không? Nghĩ đến từng cơn gió mỗi lần thổi vào tấm thân gầy còm của cô bé, em rùng mình thương cảm. Ô hay! Mái tóc cô bé sao lại vàng hoe thế kia! A, em hiểu ra rồi. Những lần bước trên đường rải nhựa, cái nắng gay gắt của mùa hè đầy gió bụi của đất Sài Gòn này đã biến mái tóc đen dày của cô bé thành một màu vàng khét lẹt. Sao thế nhỉ? Cô bé có đôi mắt đang mở to nhìn cuộc đời đang sôi động thế kia mà! Không, dưới đôi lông mày mảnh mai, cặp mắt tròn xoe ấy đã mờ đục… Trước mắt cô bé là cả một thế giới màu đen, vĩnh  viễn là bóng đêm dày đặc bao phủ. Ai đã cướp đi đôi mắt trong sáng của cô bé? Đó chính là hậu quả của chiến tranh. Cô bé đâu phải sinh ra trong cái thời chiến tranh ác liệt ấy. Nhưng chất độc màu da cam  do đế quốc Mĩ rải xuống trên chiến trường miền Nam Việt Nam khiến hàng ngàn trẻ em vô tội đã bị chất độc này làm tàn phế từ trong bào thai của mẹ và sinh ra đã là người tật nguyền. Thật bất hạnh!

Cô bé dò dẫm đi từng bước một nhờ cây gậy dò đường. Chỉ cần một vật cản vô tình nào đó, có thể là một viên đá, một cành cây nhỏ cũng có thể làm cô vấp ngã trên đường. Chiếc nón lá rách tươm không biết cô lượm được ở đâu cứ chìa ra như cầu xin mọi người rủ lòng thương kẻ tật nguyền nhịn bớt li cà phê, điếu thuốc, tô hủ tiếu.,, ban phát cho cô năm trăm, một ngàn.

Ôi! Chiến tranh! Sao nỡ đưa cô bé vào hoàn cảnh, khốn khổ này? Nhìn cô bé bước đi chầm chậm trên đường mà lòng em quặn lên một nỗi đau khôn tả. 

@@Hiếu Lợn Pro@@
7 tháng 5 2019 lúc 12:27

Mỗi chúng ta, ai cũng có số phận của riêng mình. Có người may mắn, có những người lại kém may mắn hơn. Có người sinh sống bình thường, cũng có rất nhiều người lại không thể có được cuộc sống bình thường. Một lần tình cờ, em đã được nghe chị gái kể về một người đàn ông mang ngoại hình và hành động khác thường nhưng đáng kính vô cùng - đó là một người lính thương binh trở về từ chiến trường.

Chiến tranh khốc liệt đã lùi xa vào quá khứ, song những nỗi đau, những con người bước ra từ cuộc chiến vẫn còn đó. Họ vẫn sống, dù cuộc sống không bình thường như bao người khác. Chị gái em là một nhà báo trẻ. Chị đi khắp mọi nẻo đường, về khắp mọi miền quê để tìm và ghi lại những câu chuyện đã qua - những mảnh ghép quá khứ ngày ấy. Sau chuyến đi từ Quảng Trị trở về, chị cầm bức ảnh chụp một người đàn ông, lặng lẽ kể cho em nghe về người đó.

Trong bức ảnh ngược nắng và giọng kể đều đều của chị, em nhìn thấy một người đàn ông đã ngoài bảy mươi tuổi, mái tóc bạc trắng như cước. Khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chất phác. Thời gian đã làm những nếp nhăn trên khuôn mặt, trên khóe mắt ông dày thêm xen những nốt đồi mồi ở làn da của những người đến tuổi xế bóng. Nụ cười bên miệng móm mém cùng ánh mắt lóe sáng lấp lánh. Vành mắt hơi cong cong tạo cho người xem ảnh cảm giác rất khó tả. Lưng ông đã còng xuống, có lẽ vì gánh nặng bao năm của cuộc đời. Chị bảo người dân xung quanh gọi ông là ông Hai Bình.

Nhưng em đã không kìm được xúc động khi nhìn đến bàn tay đang giơ lên trong bức ảnh. Trên đôi bàn tay ấy chỉ có duy nhất một ngón cái tay lành lặn, những ngón khác đều đã cụt hết. Ông cong cong ngón cái cùng mái đầu hơi gật xuống. Chị em bồi hồi nhớ lại khung cảnh chị chụp bức ảnh này, chị nói ông là một người cựu chiến binh của chiến trường miền Nam hơn năm mươi năm về trước. Bom đạn quân thù đã tàn phá nặng nề cột sống và cướp đi bốn ngón tay trên bàn tay phải của ông. Một điều đặc biệt nữa là ông không nói được, một loại chất độc ngày xưa rải xuống Trường Sơn đã khiến ông mất đi khả năng giao tiếp. Trong suốt quá trình trò chuyện với đoàn chị tôi, ông dùng ngôn ngữ của người câm và những nét chữ viết bằng tay trái.

Chiến tranh đã mang đến cho ông – người thanh niên năm ấy mới ngoài hai mươi tuổi những nỗi đau không thể tưởng tượng nổi. Nhưng khi chị em hỏi về những năm tháng ấy, trên khóe miệng ông luôn thường trực một nụ cười và ánh mắt sáng xa xăm đầy hoài niệm đầy tự hào. Trong lá thư gửi chị em – cô nhà báo mà ông thực sự cảm ơn, ông nói ông chưa bao giờ hối hận vì năm đó đã xung phong đi chiến đấu. Dù mất mát, dù đau thương, nhưng đó là lý tưởng của tuổi trẻ, là điều vô cùng ý nghĩa với cuộc đời ông. Ngón cái cong cong xuống trong ngôn ngữ của người câm, chị em nói đó là lời cảm ơn. Người đàn ông đã chịu đủ đau thương vẫn lạc quan vào cuộc đời, vẫn chân thành cảm ơn cuộc sống đã cho ông cơ hội để hoàn thành lý tưởng của mình. Ở Quảng Trị thân yêu của tổ quốc, ông một mình sống trong ngôi nhà nhỏ, lặng lẽ nhìn ngắm nước nhà đổi thay mà tự hào, hài lòng. Dù cho nhắc lại tên những người đồng chí cùng kề vai sát cánh ngày xưa, ông vẫn không nén được mà trào nước mắt. Trở về cuộc sống bình thường với hình hài và hành động khác thường, song ông chưa bao giờ cảm thấy đau khổ, chán nản. Ông chia sẻ, còn sống để trở về là một may mắn, Tổ quốc đã cho ông cơ hội trở về, trở về để tiếp tục cuộc đời còn đang tiếp diễn, để chứng kiến Tổ quốc sau chiến tranh.

Chị em rời Quảng Trị, tạm biệt ông trong một ngày nắng rực rỡ. Nụ cười ngược nắng của ông – một người khác thường mà vô cùng phi thường đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ chúng em. Chúng em phải sống xứng đáng với nỗi đau mà thế hệ ông Hai Bình đã trải qua, xứng đáng với niềm tin của thế hệ anh hùng bất khuất, những chiến binh đã viết lên trang sử vàng chói lói của Tổ quốc như ông.

@@Hiếu Lợn Pro@@
7 tháng 5 2019 lúc 12:29

Tên cậu bé là Chòi. Nhà cậu rất nghèo, bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây, cậu đã lên tám, bị liệt một chân từ lúc ba tuổi. Trông cậu thật đáng thương. 

Chòi bị liệt nên không giúp được gì cho mẹ. Mọi công việc dường như đều dồn lên đôi vai gầy guộc của người mẹ. Mẹ Chòi đã nhiều lần đưa Chòi đến các bệnh viện để chữa trị nhưng vì tiền bạc quá ít ỏi, chữa được một hai tuần, hết tiền lại phải đưa Chòi về. Gia đình càng ngày càng túng thiếu, ngay đến cái ăn đã không được no, nói gì đến cái mặc. Quần áo Chòi là những mảnh vải vụn chắp vá. Mẹ đi làm tối ngày để kiếm tiền, ở nhà một mình, Chòi lê la từ nhà ra ngõ, từ ngõ vào nhà, người lấm lem bụi bặm, tóc tai bù xù.

Mỗi buổi sáng đi học, em thường đi ngang qua ngõ nhà Chòi. Thấy Chòi ngồi một mình ở ngõ, em thường nán lại vài phút hỏi han, chuyện trò với Chòi nên Chòi mến em lắm. Một hôm, em nói với bố: “Cu Chòi tội nghiệp lắm, Chòi muốn đi học mà không có điều kiện, có cách gì giúp Chòi được không bố?”. Bố bảo: “Bố sẽ viết đơn xin cho Chòi đi học nhưng con nói lại với Chòi cố gắng tập đi, dùng nạng để đi. Bố sẽ mua cho Chòi cái nạng gỗ”. Từ khi có nạng gỗ, Chòi chăm chỉ tập đi. Bây giờ, cậu có thể tự mình đi lại được rồi và bố cũng đã xin cho cậu vào học lớp Một.

Sáng đi học, chiều theo mẹ đi nhặt bao nilông để bán hoặc chống gậy đi bán vé số dặo ở các quán cà phê. Mỗi lần thấy Chòi, bọn trẻ thường ra vẻ khinh bỉ bảo nhau: “Trông thằng què kìa! Tội nghiệp chưa.

Sao mẹ mày không mua cho mày chiếc xe lăn mà phải đi bằng đôi nạng?”. Nói xong, chúng cười ha hả, mặc cho Chòi tấm tức khóc. Những lúc ấy, tôi muốn chạy đến chúng nó cho chúng chừa cái thói khinh người ấy đi. Nhưng tôi kìm lại được, đến bên Chòi an ủi: “Cậu đừng để ý đến những lời ấy. Hãy vui lên, coi như không có chuyện gì xảy ra”. Chòi nhìn tôi bằng đôi mắt cảm ơn.

Thế đấy, lúc nào Chòi cũng phải chịu đựng những lời mỉa mai, chọc ghẹo thô bỉ, nhưng cậu đều cố gắng bỏ ngoài tai. Cậu chăm chỉ học và làm việc. Buổi sáng cậu đi học, chiều đi bán vé số. Hình như mọi người đời thấy hoàn cảnh đáng thương của cậu nên đều giúp đỡ cậu không bằng cách này thì bằng cách khác. Vé số của cậu thường được bán hết. Hàng ngày, cậu thường kiếm được mười lăm đến hai chục ngàn. Chòi thường nói: “Em ráng bán vé số kiếm tiền để đi chữa bệnh.

Nghe cô em nói có trung tâm vật lí trị bệnh sẽ chữa hết cho em. Hè này chắc em sẽ vào trong trung tâm trị bệnh”.

Em thấy Chòi mỗi lúc mỗi vui hơn. Hi vọng rồi đây bệnh tình Chòi sẽ khỏi hẳn. Chắc chắn cuộc sống sẽ đưa lại cho Chòi niềm vui và hạnh phúc.

A Thuw
Xem chi tiết
yêu manga
Xem chi tiết
ILoveMath
30 tháng 10 2021 lúc 16:40

 a) \(=\left(\dfrac{3}{7}-\dfrac{17}{7}\right)+\left(\dfrac{1}{2}+\dfrac{3}{2}\right)=-2+2=0\)

b) \(=\dfrac{1}{7}+\dfrac{3}{7}-\dfrac{2}{7}=\dfrac{2}{7}\)

c) \(=-\dfrac{5}{7}\left(\dfrac{31}{33}+\dfrac{2}{33}\right)+\dfrac{22}{17}=-\dfrac{5}{7}+\dfrac{22}{17}=\dfrac{69}{119}\)

d) \(=\left(\dfrac{6}{14}+\dfrac{7}{14}\right)^2=\left(\dfrac{13}{14}\right)^2=\dfrac{169}{196}\)

chinh
Xem chi tiết
Thư Lê
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
20 tháng 3 2022 lúc 21:04

undefined

nguyễn cao cẩm trúc
20 tháng 3 2022 lúc 21:44

a) xét △KNI ⊥ tại K và △MNI ⊥ tại M có:

∠N= ∠N2 ( NI là đường phân giác của △MNP )

NI là cạnh chung

⇒ △KNI = △MNI ( cạnh huyền - góc nhọn )

⇒ KI = MI ( 2 cạnh bằng nhau )

b,c) Xin lỗi bạn mình ko biết . mình quên mất kiến thức rồikhocroicó gì thì để bạn khác rả lời nhé❗    3❤❤❤❤

 

    

Minh Anh Nguyễn Đỗ
Xem chi tiết
Uyên Uyên Phạm
26 tháng 1 2021 lúc 9:02

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Tham khảo nha

Hok Tốt ! (〜 ̄▽ ̄)〜

Dương Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Hoilamgi
1 tháng 5 2018 lúc 17:06

Nhà em ở một vùng quê yên bình và trù phú. Quê em sống chủ yếu bằng nghề nuôi cấy lúa và trồng trọt, chăn nuôi. Gia đình em cũng vậy. Ngoài mảnh vườn nhỏ trồng rau ra, mẹ em còn nuôi gà. Trong đó, em thích nhất là chú gà trống.

Chú gà trống này mẹ em đã nuôi được một thời gian rồi nên hiện tại trông nó cứng cáp và lớn lắm. Thân hình cứng cáp cùng hai chiếc cánh lớn, trông chú ta vô cùng có dáng của một con gà trống đầu đàn. Cái đuôi dài cong cong xuống trông vô cùng quý phái. Mỗi lần chú ta bước đi, cái đuôi ấy đều hơi đong đưa làm em đều bật cười. Mỗi lần như vậy, nghe thấy tiếng cười của em, chú ta đều quay lại nhìn em có vẻ như thắc mắc lắm.

Cái cổ hơi dài cùng cái đầu be bé. Cái mỏ màu vàng hơi nhọn giúp gà ta có thể mổ thức ăn dễ dàng. Có lẽ gà trống ta tự hào nhất chính là cái mào đỏ tươi mà chỉ gà trống mới có. Cái mào ấy lớn hơn của gà mái nhiều, và có chút hơi nhọn chưa không cong cong như của gà mái. Chiếc mào ấy có lẽ chính là chiếc vương miện dành cho những con gà trống – “ông vua” đầu đàn của bầy gà. Đôi chân chỉ có ba ngón với những móng vuốt sắc bén để nó có thể bảo vệ bản thân và đồng loại thoát khỏi những con vật độc ác, để nó có thể dùng để bới đất tìm sâu…

Chú gà trống nhà em có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mỗi ngày – đó là báo hiệu một ngày mới đến cho gia đình em. Chú chính là một cái đồng hồ báo thức sống đấy. Trời sáng lên cũng là lúc tiếng gà gáy kêu vang dõng dạc ba tiếng: “Ò…ó…o…” Tiếng gọi ấy kêu vang, không chỉ nhà em nghe thấy mà ngay cả nhà hàng xóm cũng có thể nghe được. Mỗi lần, để chuẩn bị cho viêc đánh thức mọi người và ông mặt trời lười biếng thức dậy, chú ta đều phải nhảy lên đống rơm cao cạnh chuồng, dang cánh ra vỗ phành phạch rồi mới cảm thấy ổn thỏa mà ngửa cổ kêu vang. Tiếng gáy vang xa vô cùng nổi bật. Em chẳng hề cần đến đồng hồ báo thức mà vẫn có thể dậy đúng giờ là nhờ có chú cả đấy.

Chú gà trống nhà em rất ra dáng của một con gà đầu đàn. Khi em cho chúng ăn, nó đều nhường cho những con gà mái và những chú gà con ăn trước, còn bản thân đều chờ đợi tất cả ăn xong rồi mới vào ăn. Không chỉ vậy, gà trống còn có một tình yêu thương và sự chở che vô bờ bến với những chú gà con của đàn. Mỗi ngày, nó đều dẫn đám loắt choắt ấy ra vườn học cách bới đất tìm giun, trông vô cùng giống một ông bố đang dạy cho con của mình những bí quyết khó kiếm vậy.

Em rất yêu chú gà nhà em bởi chú là chiếc đồng hồ của nhà em. Nhờ có chú mà gia đình em luôn nhận biết được thời điểm trong ngày mà không cần phải nhìn đến đồng hồ. Em sẽ chăm sóc cho chú thật chu đáo và cẩn thận.
 

Arima Kousei
1 tháng 5 2018 lúc 17:08

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

Tấn Phát
1 tháng 5 2018 lúc 17:07

Gia đình là nơi ai cũng muốn về, nơi đây thật ấm áp, chan chứa tình yêu thương. Người đã làm cho gia đình vui ve, gần gũi, yêu thương nhau hơn là mẹ em. 
Em là con thứ hai trong gia đình, trước em có cả anh trai hơn em những mười lăm tuổi nên chắc ai cũng đoán được mẹ đã ngoài 50. Tuy được xếp vào tốp những người thấp bé, nhẹ cân nhưng ở cơ quan có việc gì khó là mẹ giúp liền. Mái tóc đen của mẹ ngày nào giờ đã ngả sang màu hạt dẻ, đã điểm những sợi tóc trắng, mái tóc ngắn đó ôm lấy khuôn mặt gầy tỏ rõ mẹ là một người nhã nhặn và không cầu kì. Khuôn mặt mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn và nững đốm tàn nhang nhưng sao chúng lại gần gũi, thân thương đến vậy. Vầng trán cao, gương mặt sáng sủa, đôi mắt sáng long lanh như những vì sao đêm cho thấy mẹ là một giáo viên ưu tú. Đôi môi tím hồng của mẹ luôn nở một nụ cười rạng rỡ làm ai thấy mẹ cũng vui. Mẹ ăn mặc giản dị nhưng toát lên một vẻ thanh cao, thân thiện. Mẹ đã ngoài độ tuổi xuân mà đã sắp lên chức bà nội nên hay bị đau khớp, cả nhà ai cũng muốn đõ mẹ một tay. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà mẹ còn soạn giáo án, đọc thêm sách phục vụ bài giảng trên lớp ngày mai. Em rất kính trọng mẹ nói riêng và các thầy cô giáo nói chung vì họ đã đào tạo ra những người công dân có ích cho xã hội. Tuy bận việc công, việc nhà nhưng tối nào mẹ cũng vào bếp tự tay nấu những món ngon cho cả nhà.
Câu hát:” Từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa” quả là không sai. Mẹ là người đã nâng niu, dậy dỗ, nuôi nấng và cho em bao tình yêu thương. Em biết ơn mẹ nhiều!

Chúc bạn học giỏi!

trang đặng minh hào
Xem chi tiết
"Sad Boy"
15 tháng 4 2022 lúc 10:28

refer

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

laala solami
15 tháng 4 2022 lúc 10:30

tham khảo

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
15 tháng 4 2022 lúc 10:30

quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em đc phát triển đầy đủ , toàn diện về thể chất và tinh thần . Thực hiện quyền trẻ e đảm bảo cho trẻ e đc sống , đc phát triển trong bầu không khí hạnh phúc , yêu thương , an toàn , lành mạnh , bình đẳng .

A Thuw
Xem chi tiết
hello
14 tháng 5 2023 lúc 9:52

  Trăng đã lên cao, tròn và nhỏ chiếu sáng vạn vật trong không gian. Không khí trong lành mát mẻ, gió thổi vi vu. Những con đường, con phố nhỏ sáng lên bởi ánh sáng huyền ảo của Mặt Trăng. Đâu đó trong các con ngõ vang lên tiếng trống tùng ... tùng ... tùng tiếng hò reo, ca hát, các em nhỏ vui nhộn nhịp cùng chị Hằng chú Cuội. Chúng tôi rảo bước quanh bờ hồ, tôi đi đâu trăng cũng đi đến đó. Mặt trăng soi bóng xuống mỗi người chúng tôi, ai ai trong đoàn đều thốt lên: " Ôi trăng đẹp quá ". Trăng đẹp tựa như 1 diễn viên nổi tiếng khoác lên mình bộ trang phục đính hàng trăm viên đá quý thu hút hàng triệu ánh mắt từ khán giả. Những chiếc lá in xuống mặt hồ như những viên kim cương lấp lánh. Càng về khuya trang càng lên cao rồi nhỏ lại và du du như sáo diều 

Mình ko giỏi viết văn cho lắm, bạn tham khảo tạm !

YẾN NHI LUU
15 tháng 5 2023 lúc 20:02

Quê hương em là một vùng nông thôn nhưng yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Xa xa, những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm. Một ngày mới lại bắt đầu. 

Chúc bn học tốt !