a,Có 3 lọ mất nhãn đựng HNO3; NaOH; H2O. Làm thế nào để nhận biết 3 lọ trên. b, có 3 chất rắn P2O5; CaO và FeO. Làm thê nào để nhận biết 3 chất rắn trên.
Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau HNO3 NaOH KCl .Bằng phương pháp hóa học .Em hãy nhận biết các lọ trên
\(HNO_3\) | \(NaOH\) | \(KCl\) | |
Giấy quỳ tím | Đỏ | Xanh | Bình thường |
- Trích ở mỗi dd một ít làm mẫu thử
- Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử:
+ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh: NaOH
+ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ: HNO3
+ Mẩu thử nào ko làm đổi màu quỳ tìm: KCl
Có 3 lọ mất nhãn , mỗi lọ đựng trong các dung dịch là:H2SO4 loãng, HNO3, NANO3 . Trình bày cách tiến hành thí nghiệm để nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ. mong mn giup minh
Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Quỳ hóa đỏ: H2SO4, HNO3
+ Quỳ không đổi màu: NaNO3
Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu làm quỳ hóa đỏ
+ Kết tủa: H2SO4
\(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2HCl\)
+ Không hiện tượng: HNO3
Có 4 lọ đựng 4 nhóm máu A, B, O, AB của người. Nhưng 3 lọ bị mất nhãn, chỉ còn 1 lọ có nhãn ghi nhóm máu A. Dựa vào hiểu biết về nhóm máu em hãy tìm 3 nhóm máu đựng trong 3 lọ bị mất nhãn ở trên. Giả thiết có đầy đủ các dụng cụ để tiến hành phép thử?
Giúp tớ với!!!!! Help me 🙏🙏🙏
+ Lấy 1 ít máu từ bình đựng nhóm máu A vào 3 bình còn lại:
- Máu trong bình bị kết dính huyết tương => Đựng máu O hoặc B
- Máu trong bình không bị kết dính huyết tương => Đựng máu AB
+ Lấy 2 bình có huyết tương bị kết dính ra ngoài, lấy máu từ 1 trong 2 bình đó nhỏ vào bình còn lại:
- Bình được nhỏ thêm máu kết dính huyết tương => Lấy máu từ bình B, cho vào bình O
- Bình được nhỏ thêm máu không kết dính huyết tương => Lấy máu từ bình O, cho vào bình B
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ bị mất nhãn sau:
a) Kim loại đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: Al, Cu, Mg.
b) Có 3 lọ đựng 3 chất rắn riêng biệt: Fe, Al, Ag.
c) Các dung dịch: CuSO4, AgNO3, HCl, NaCl, NaOH.
d) Các dung dịch: H2SO4, KCl, Na2SO4, NaOH ?
a)
- Cho 3 chất tác dụng với dung dịch NaOH
+ Sủi bọt khí, chất rắn tan vào dd: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Không ht: Mg;Cu (1)
- Cho 2 chất ở (1) tác dụng với dd HCl:
+ Sủi bọt khí, chất rắn tao vào dd: Mg
Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
+ Không hiện tượng: Cu
b)
- Cho 3 chất tác dụng với dung dịch NaOH
+ Sủi bọt khí, chất rắn tan vào dd: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Không ht: Fe;Ag (1)
- Cho 2 chất ở (1) tác dụng với dd HCl:
+ Sủi bọt khí, chất rắn tao vào dd: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Không hiện tượng: Ag
c)
- Cho các dung dịch tác dụng với dd NaOH:
+ Kết tủa xanh: CuSO4
CuSO4 + 3NaOH --> Cu(OH)2\(\downarrow\) + Na2SO4
+ Kết tủa đen: AgNO3
2AgNO3 + 2NaOH --> Ag2O\(\downarrow\) + 2NaNO3 + H2O
+ Không hiện tượng: HCl,NaCl, NaOH (1)
HCl + NaOH --> NaCl + H2O
- Cho các dd (1) tác dụng với quỳ tím:
+ QT chuyển đỏ: HCl
+ QT chuyển xanh: NaOH
+ QT không chuyển màu: NaCl
d)
- Cho quỳ tím tác dụng với các dd:
+ QT chuyển đỏ: H2SO4
+ QT chuyển xanh: NaOH
+ QT không chuyển màu: KCl; Na2SO4 (1)
- Cho các dd (1) tác dụng với Ba(OH)2:
+ Kết tủa trắng: Na2SO4
Na2SO4 + Ba(OH)2 --> 2NaOH + BaSO4\(\downarrow\)
+ Không hiện tượng: KCl
\(a,\) Trích mẫu thử, cho các mẫu thử vào dd \(NaOH\):
- Chất rắn tan, sủi bọt khí ko màu: \(Al\)
\(Al+NaOH+H_2O\to NaAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\uparrow\)
- Ko hiện tượng: \(Cu,Mg(I)\)
Cho \((I)\) vào dd \(HCl\):
- Tan, sủi bọt khí không màu: \(Mg\)
\(Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\)
- Ko hiện tượng: \(Cu\)
\(b,\) Tương tự a, dùng dd \(NaOH\) để nhận biết \(Al\) và dd \(HCl\) để nhận biết \(Fe\) (\(Ag\) ko phản ứng với dd \(HCl\))
Ai giỏi hóa học giúp mình với !!!
Bài 1:Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau: HCl, NaCl, Na2SO4. Làm thế nào nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.
Câu 2:Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau: H2SO4, HCl, Na2SO4.Làm thế nào nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.viết PTHH
Câu 3:Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau:NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ đc dùng quỳ tím hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết PTHH
Câu 4:Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Làm thế nào nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.viết PTHH
Câu 5:Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được 3 chất trên.
Tất cả các bài đều mở đầu bằng câu “trích mẫu thử “ nhá
Bài 1:
-cho quỳ tím vào . Nhận biết đc HCl do làm đổi quỳ tím thành đỏ
-Cho dd BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại . Nhận biết đc Na2SO4 do có kết tủa tạo thành Na2SO4+BaCl2 —> 2NaCl+BaSO4
-Mẫu thử còn lại là NaCl
Bài 2:
-Cho quỳ tím zô. Nhận biết đc Na2SO4 do ko làm đổi màu quỳ tím
-Cho dd Ba(OH)2 vào 2 mẫu thử còn lại . nhận biết đc H2SO4 do có kết tủa tạo thành Ba(OH)2+H2SO4–>BaSO4+H2O
Bài3:
Cho quỳ tím vào mỗi mẫu thử . NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ tím hoá xanh , cho vào nhóm (I), NaCl,Na2SO4 ko làm quỳ tím đổi màu , cho vào nhóm (IÌ).
-(cái này đề sao ấy , xem lại đi)
Bài 4:
-cho quỳ tím vào mỗi lọ , HCl và H2SO4 làm quỳ tím hoá đỏ cho vào nhóm (I). NaCl và Na2SO4 ko làm đổi màu quỳ tím,cho vào nhóm (IÌ)
-Cho dd BaCl2 vào nhóm (I) , nhận biết đc H2SO4 do có kết tủa tạo thành .
H2SO4+BaCl2–>BaSO4+2HCl
-dd còn lại là HCl
-Cho dd BaCl2 vào nhóm 2 , nhận biết đc Na2SO4 do có kết tủa tạo thành (viết PTHH câu ấy)
-dd còn lại là NaCl
Bài 5:
Chọn H2SO4 vì có kết tủa tạo thành thì đó là Ba(OH)2 ( PT này có câu 2) ,có khí thoát ra là Na2CO3,dd chuyển sang màu xanh thì đó là Cu(OH)2
H2SO4+Na2CO3–>Na2SO4+H2O+CO2
H2SO4+Cu(OH)2–>CuSO4+2H2O
Có 3 dung dịch axit đậm đặc là HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn. Để nhận biết 3 dung dịch axit trên, chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là:
A. CuO
B. dd BaCl2
C. Cu
D. dd AgNO3
Câu 5: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 hoá chất sau đây: HCl, HNO3 , dd Ca(OH)2, dd NaOH. Làm thế nào nhận ra các lọ hoá chất trên bằng phương pháp hoá học.
- Trích một ít các dd làm mẫu thử
- Cho các dd tác dụng với giấy quỳ tím:
+ QT chuyển đỏ: HCl, HNO3 (1)
+ QT chuyển xanh: Ca(OH)2, NaOH (2)
- Cho dd ở (1) tác dụng với dd AgNO3:
+ Không hiện tượng: HNO3
+ Kết tủa trắng: HCl
\(HCl+AgNO_3\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)
- Cho dd ở (2) tác dụng với dd Na2CO3
+ Không hiện tượng: NaOH
+ Kết tủa trắng: Ca(OH)2
\(Ca\left(OH\right)_2+Na_2CO_3\rightarrow CaCO_3\downarrow+2NaOH\)
Câu 1 cho 3 lọ mất nhãn đựng CuO MnO2 SO2 dùng PPHH để nhận bt 3 lọ trên Câu 2 Cho 3 lọ mất nhãn đựng PbO2 Al2O3 CuO dùng PPhh để nhận bt 3 lọ trên
Câu 1 :
Trích mẫu thử:
Cho quỳ tím lần lượt vào từng chất :
- Hóa hồng : SO2
Hai chất còn lại hòa tan vào dung dịch HCl đặc dư :
- Tan, tạo dung dịch xanh lam : CuO
- Tan, tạo khí mùi hắc : MnO2
\(SO_2+H_2O⇌H_2SO_3\)
\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
\(MnO_2+4HCl_{\left(đ\right)}\underrightarrow{^{^{t^0}}}MnCl_2+Cl_2+2H_2O\)
Câu 1 :
Ta nhận thấy lọ vào có chất ở dạng khí là $SO_2$
Trích mẫu thử
Cho mẫu thử vào dung dịch $HCl$ loãng
- mẫu thử tan, tạo dung dịch xanh lam là $CuO$
$CuO + 2HCl \to CuCl_2 + H_2O$
- mẫu thử không HT là $MnO_2$
Câu 2 :
Trích mẫu thử
Cho mẫu thử vào dd $HCl$ đặc, dung nóng
- mẫu thử tan là $Al_2O_3$
$Al_2O_3 + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3H_2O$
- mẫu thử tan, tạo dung dịch xanh lam là $CuO$
$CuO + 2HCl \to CuCl_2 + H_2O$
- mẫu thử tan, tạo khí mùi hắc là $PbO_2$
$PbO_2 + 4HCl \to PbCl_2 + Cl_2 + 2H_2O$
Câu 2 :
Trích mẫu thử.
Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẫu thử :
- Tan : Al2O3
Hai chất còn lại cho vào dung dịch HCl đặc :
- Tan, tạo dd xanh lam : CuO
- Tan , sủi bọt khí mùi hắc: PbO2
\(2NaOH+Al_2O_3\rightarrow2NaAlO_2+H_2O\)
\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
\(PbO_2+4HCl_{\left(đ\right)}\rightarrow PbCl_2+Cl_2+2H_2O\)
Để nhận biết ba axit đặc nguội HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử
A. Fe
B. CuO
C. Al
D. Cu