Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 4 2019 lúc 17:52

a. Mở bài: (1 điểm).

Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).

b. Thân bài: (1,5 điểm).

- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).

- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm)

- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.

2. Kỹ năng: (1,5 điểm)

3. Cảm xúc: (1 điểm)

4. Sáng tạo: (1 điểm)

5. Hình thức: (1 điểm).

- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).

- Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).

Haru
25 tháng 4 2021 lúc 15:43

Văn tả con vật lớp 4 - Tả con mèo

Tả con vật nuôi trong nhà lớp 4

Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em, bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm! Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi.

“Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày.

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca đại bự. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao. Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt.

Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột.

Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm.

Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai. Dù đói đến đâu thì Mi cúng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng - chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.

Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng , nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất yêu quý Mi. Mi không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.

Khách vãng lai đã xóa
Suri Bảo Trâm
Xem chi tiết
Etermintrude💫
29 tháng 3 2021 lúc 21:16

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

 

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam

minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 21:20

Tham khảo:

Mùa hè oi ả đã về rồi, nữ hoàng của nắng nóng bao trùm khắp mọi nơi. Tất cả mọi người chỉ muốn ở trong nhà với ly nước mát, và ngồi quạt mà thôi. Dù rằng bây giờ đa số mọi nhà đều đã sử dụng điều hoà, máy lạnh, nhưng những hôm không oi bức lắm, hoặc trước kia, quạt điện vẫn là thứ không thể thiếu trong gia đình của mỗi người.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19 - một hệ thống bao gồm một cái khung vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ 19, các nhà máy thủy lực thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala phát minh ra một loại quạt. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, có quy tắc hoạt động như máy bơm không khí. Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla, hai nhà bác học phát hiện ra nguồn năng lượng điện một chiều và xoay chiều cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay, nó cũng là phiên bản gần nhất của chiếc quạt hiện đại. Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện được sử dụng nhiều nhưng không an toàn, vì thế sau nhiều cuộc cải cách để khiến cho chiếc quạt phù hợp và an toàn hơn, chiếc quạt điên được sử dụng rộng rãi.

Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng, vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay, nó được mô phỏng theo cánh quạt của chiếc cối xay gió khổng lồ, chất liệu chủ yếu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh mức độ quay cánh nhanh, mạnh tuỳ vào người dử dụng mong muốn và bộ chuyển hướng của quạt, những chiếc cánh phụ này giúp cho gió có thể ra xa và rộng hơn, phù hợp với nơi đông người. Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu khá đơn giản. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giàm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.  Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm, dùng trong ngày hè lại có thể dùng trong mùa đông.vv.

Quạt máy ngày nay được phân ra làm nhiều loại: quạt trần, quạt tích điện, quạt thông gió, Quạt treo tường, quạt cũng có nhiều mức cao, thâp, các công ty quạt sản xuất đã chế tạo quạt tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể, thỉnh thoảng ta nên tháo quạt ra vệ sinh, lau chùi thì quạt càng thêm mới, chạy càng bền.

Cường Nguyễn
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
13 tháng 4 2022 lúc 19:45

Refer

 

Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

Mạnh=_=
13 tháng 4 2022 lúc 19:45

tham khả

Nhà em, mẹ em nuôi rất nhiều con vật như lợn gà và cả những chú ngỗng béo tròn đáng yêu với bộ lông trắng muốt rất dễ thương và con ngỗng còn giữ nhà được nữa.

Con ngỗng mà mẹ em nuôi lớn nhanh như thổi nó có thân hình hệt như chú vịt bầu như to hơn rất nhiều, cái cổ của con ngỗng cũng rất dài. Ngỗng thường ăn các món ăn như rau, cám và thóc. Cứ mỗi lần mẹ em cho đàn lợn ăn thì còn bao nhiêu cám là để dành riêng cho đàn ngỗng cũng như những chú gà đáng yêu kia.

Con ngỗng có một bộ lông trắng muốt, mà bộ lông này khi chúng xuống bơi cũng không hề thấm nước một chút nào. Cứ mỗi buổi sáng khi ăn no nê chúng lại lạch bạch ra ao soi bóng ngắm nghía. Thế rồi khi mặt trời lên cao chú ngỗng lại bơi bơi quanh ao để tìm xem có bắt được con cá hay con ốc nào ăn nữa không. Cả ngày chỉ đi kiếm thức ăn mà không hề biết mệt.

Em cũng rất yêu quý con ngỗng nhà em. Mỗi khi có khách lạ là nó kêu “quác! Quác!” để cả nhà biết là đang có người lạ. Và cả nhà em cũng thích con ngỗng này lắm. Bởi nó rất thông minh. Cái cổ dài cứ chốc chốc lại vươn ra xa như muốn mổ người khác. Cho nên bọn trẻ con như em nhìn thấy ngỗng là phải tránh xa không sợ chú mổ. Nhưng lâu ngày em hay cùng mẹ cho ngỗng ăn, nó cũng quen quen và khi nhìn thấy em nó cũng không còn vươn cổ ra nữa. Con ngỗng có dáng đi lạch bạch vì béo, nhìn rất dễ thương.

Em rất thích chú ngỗng bởi thỉnh thoảng lại cung cấp trứng cho cả nhà em, chú còn trông nhà nữa. Em sẽ hay cho chú ngỗng ăn nhiều hơn vì chú thật là có ích.o

 

xiem bui
13 tháng 4 2022 lúc 19:46

undefined

Nguyễn Ngọc Tú Hoa
Xem chi tiết
hội những fan của Noo
13 tháng 11 2017 lúc 15:50

1 VIẾT THƯ

Thạch Hóa, ngày 3 tháng 12 năm 2012

 Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !

Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn.  Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.

Cháu ngoan của các chú

Linh

Hà Nguyễn Phương Linh

2 ĐOẠN VĂN TẢ NGOẠI HÌNH CON VẬT MÀ ....

Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghứ con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử

3 TẢ CON VẬT

Bài làm

       Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Tả con chó nuôi trong nhà

Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

 !-->

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình

4 TẢ CÂY CỐI

Ở vườn trường em có trồng rất nhiều loài cây: cây hoa, cây ăn quả, nhưng em thích nhất cây bưởi.Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây to, lên cao khoảng ngay đầu gối, thân cây chia thành nhiều nhánh. Lá mọc thành chùm, hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú ra. Lúc đấu quả bé sau lớn dần. Có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Khi quả to, chín tròn da căng mịn, vàng óng hương thơm dịu. Bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có nhiều tép. Tôm bưởi giòn, vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C và có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát.Em rất thích cây bưởi ở vườn trường và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em không bao giờ bẻ cành hay đu cây.

 

Hoàng Thị Thái Hòa
30 tháng 11 2017 lúc 19:15

3. Miêu tả con vật 

                                                        Bài làm

       Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. 

Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

vì tương lai
9 tháng 1 2018 lúc 19:36

đề 11

Em có một đứa bạn thân, chơi cùng em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên.

Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong.

Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp.

Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét.

Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.

Ha Thanh
Xem chi tiết

THAM KHẢO!

Hôm nay, bố vừa mua một chiếc lò vi sóng mới cho cả nhà.

Chiếc lò có hình hộp chữ nhật, bên trong chứa được cả hai chiếc tô lớn cùng một lúc. Nó thiết kế từ chất liệu đặc biệt, vừa cứng cáp, chắc chắn lại cách nhiệt, cách điện bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người dùng. Toàn thân lò là một màu đen bóng rất sang trọng. Riêng mặt cửa lò thì là phần kính trong suốt có thể nhìn xuyên vào bên trong. Ở cánh cửa có một tay cầm vuông dọc mép cánh để mở ra và đóng vào. Khi mở cửa, chỉ cần ấn nút ở ngay dưới tay cầm là cửa sẽ tự động mở ra. Khi đóng vào thì nhấn cửa vào đến khi nghe tiếng “tách” là được.

Ở phần bên cạnh cánh cửa là hai nút xoay để điều chỉnh nhiệt độ của lò. Nút đằng trên là các nấc nhiệt theo bốn mức nóng tăng dần. Nút ở dưới là nút hẹn giờ cho lò chia thành tám mức. bên trong lò có một chiếc đĩa lớn đặt trên trục xoay. Đồ cần quay nóng sẽ được đặt lên đó. Ở góc trên có ba chiếc đèn nhỏ, khi nào sử dụng lò thì chúng sẽ tự động sáng lên.

Nhờ chiếc lò vi sóng, nhà em có thể quay cơm và thức ăn nhanh chóng mà tiện lợi. Em thích chiếc lò vi sóng mới lắm.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Phương Thảo
21 tháng 1 2022 lúc 20:37

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: "Chúc cô bé học giỏi". Để đáp lại "lòng mong muốn" của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi "tủi thân" khi tự kể về đời mình.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quang Hưng
11 tháng 3 2022 lúc 8:34

Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc bàn

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: "Chúc cô bé học giỏi". Để đáp lại "lòng mong muốn" của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi "tủi thân" khi tự kể về đời mình.

Khách vãng lai đã xóa
Cô Nàng Bạch Dương
Xem chi tiết
 Phạm Trà Giang
4 tháng 3 2018 lúc 16:07

Cái tủ lạnh mới tinh hiệu Toshiba xuất hiện ở phòng ăn nhà em ngọt ngào, tươi đẹp như mùa xuân Nhâm Thìn 2012 đang đến gần.

Tủ lạnh này bố mua cho gia đình dùng, cũng là món quà bố tặng mẹ vì mẹ ước muốn có một cái tủ lạnh lớn từ lâu.

Tủ lạnh cao một phẩy bảy mét, có dung tích ba trăm hai mươi lít gồm hai cửa, cửa trên là ngăn đông còn cửa dưới là ngăn mát. Tủ lạnh được đặt chắc chắc lên bục bằng nhựa cứng tốt, màu xám, mang tên hãng sản xuất tủ: Toshiba. Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, ngang sáu mươi xăng-ti-mét, rộng năm mươi xăng-ti-mét. Vỏ bên ngoài tủ lạnh làm bằng thép trắng. Bên trong tủ lạnh làm bằng nhựa cao cấp màu trắng. Ngăn làm đá của tủ chiếm hai phần năm chiều cao của tủ, được làm hai tầng bằng một ngăn kệ kính chịu lực. Cánh cửa tủ có hai hộc đeo làm bằng mi ca màu trắng mờ. Mở cánh cửa lớn, phần dưới tủ lạnh này là ngăn mát. Ngăn mát chia làm bốn tầng. Tầng cao nhất có nắp đóng mở. Tầng này dùng để thịt, cá... ăn liền trong thời gian từ một đến ba ngày. Ba tầng còn lại phân cách nhau giữa mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày mười li, bọc nẹp nhựa xung quanh. Ngăn dưới cùng là ngăn đựng rau, có hộc kéo và nắp đậy. Ngăn mát của tủ lạnh có hai đèn: một đèn tia cực tím và một đèn ánh sáng vàng. Khi mở tủ, công tắc tự động bật đèn sáng lên. Mỗi ngăn của tủ lạnh đều có núm điều chỉnh nhiệt độ từ số một đến số năm. Cửa tủ có ron nhựa dẻo giúp tủ đóng chặt cửa. Mẹ em trải lên nóc tủ một chiếc khăn vải diềm đăng-en xinh xắn và đặt lên đó một bình hoa vải. Cái tủ lạnh bóng nhoáng, duyên dáng hãnh diện họp mặt với bác tủ chén, anh tủ búp-phê trong phòng ăn. Lịch sự soi bóng mình trên mặt gương bàn ăn, anh tủ lạnh như muốn nói: “Chào bạn, tôi và bạn sẽ giúp gia đình cậu mợ chủ có những bữa ăn ngon.”. Thế là nhà em đã mua sắm đầy đủ tiện nghi cho một gia đình.

Trong nhịp sống hiện nay, tủ lạnh góp vai trò tích cực giúp con người tiết kiệm thời gian đi chợ hàng ngày mà vẫn có đủ thức ăn tươi ngon, hợp vệ sinh. Em giúp mẹ lau tủ lạnh hàng tuần để đảm vệ sinh ăn uống đồng thời giúp tủ lạnh được bền lâu.

Minh Chương
3 tháng 3 2018 lúc 20:47

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.

học tốt !

Huỳnh Quang Sang
3 tháng 3 2018 lúc 20:48

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt.Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.

Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Cô nàng cự giải
22 tháng 2 2018 lúc 17:15

Dàn ý tả cây bút máy :)

I. Mở bài

- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.

- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.

II. Thân bài

a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài

- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.

- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.

b. Tả từng bộ phận

- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.

- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.

- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.

- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.

- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.

III. Kết luận

Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.

Akari Yukino
22 tháng 2 2018 lúc 17:07

Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con búp bê

1. Mở bài:

Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.

2. Thân bài:

- Con búp bê có đôi mắt đen láy.

- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.

- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.

- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.

- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.

- Những ngón tay thon thon búp măng.

- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.

3. Kết bài:

- Em rất thích con búp bê.

- Em cho búp bê ngủ cùng em.

- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.

Akari Yukino
22 tháng 2 2018 lúc 17:07

Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con lật đật

I. Mở bài: Giới thiệu con lật đật

- Món đồ chơi em thích nhất.

- Mẹ tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 9.

II. Thân bài: Tả con lật đật

a) Tả bao quát:

- Cao khoảng gang tay.

- Tròn trịa, mập mạp, gần như béo phì.

- Luôn lắc qua lắc lại khi bị chạm đến.

- Toàn thân đỏ tươi, nổi bật.

b) Tả chi tiết:

- Chiếc đầu tròn trùm khăn đỏ.

- Khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn.

- Thân hình tròn như con quay.

- Giữa bụng có chiếc thắt lưng, trông đĩnh đạc lắm.

- Hai tay ngắn, ép sát thân.

- Đặc biệt không có chân mà đứng rất vững.

- Nghiêng ngả cỡ nào cũng đứng thẳng sau một hồi lắc lư.

- Ngộ nghĩnh và bận bịu, đúng với tên “lật đật”.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

- Em rất thích đồ chơi lật đật.

- Em lau bụi hằng tuần, cất cẩn thận trong tủ đồ chơi.

Fudo
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
3 tháng 3 2018 lúc 22:19

Bài làm

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.

Cậu tham khảo thêm nhiều bài tại link này nhé: Văn mẫu lớp 4: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích nhất - Những bài văn mẫu hay tả đồ dùng trong gia đình lớp 4 - VnDoc.com

Lê Phong
3 tháng 3 2018 lúc 22:20

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng sủa

Mai Anh
3 tháng 3 2018 lúc 22:24

Sau đợt nghỉ tết dài , mọi người đều trở lại làm việc. Em và chị bàn học lại bận rộn với những bài toán bài văn. Chiếc bàn đã làm bạn với em được năm cái tết rồi đấy.

Chiếc bàn học xinh xắn ấy được làm từ gỗ xoan, nó là loại bàn đứng. Bàn có hai chỗ ngồi và được đặt cạnh cửa sổ. Bố bảo : Để chiếc bàn cạnh cửa sổ sẽ có ánh sáng, thuận tiện cho việc học tập. Chị khoác lên mình một bộ áo màu gạch sậm, được bôi một lớp dầu bóng. Chị như một người bạn thân cùng em ngày ngày cùng em học bài. Phía trước là một chiếc ghế đẩu xinh xinh. Nó cao ngang người em.

Mặt bàn hình chữ nhật. Hơn hai năm rồi mà tấm áo khoác của chị vẫn như mới. Mặt bàn nổi những vân gỗ trông thật đẹp. Bàn có 4 chân và bốn góc. Hai chân được nối với nhau bằng một thanh ngang. Bốn thanh gỗ chạy ngang bàn làm chỗ gác chân, rất rộng và thoải mái. Hai chân song song nâng đỡ mặt bàn. Bàn được chia làm hai ngăn, được làm bằng gỗ thông. Ngăn bàn có hai núm gỗ để dễ dàng mở đóng. Khi mở ngăn kéo, em ngửi thấy mùi thơm của gỗ. Em luôn để sách vở thật gọn gàng. Ngăn thứ nhất, em đựng sách giáo khoa. Em không bao giờ vẽ bậy hay bôi bẩn ra bàn. Chiếc ghế đẩu xinh sinh cao vừa tầm em ngồi viết. Nơi đây, em ngồi học rất thoải mái, nghe tiếng chim lảnh lót ngoài vườn vào buổi sáng sớm, những tia nắng ấm áp xen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như đang nô đùa với em.

Em rất yêu quý chiếc bàn học này. Chiếc bàn đã gắn bó với em hơn hai năm, bây giờ nó lại cần mẫn cùng em học bài. Nó thật tiện lợi, nó là người bạn thân của em. Nó luôn chia sẻ cùng em những niềm vui nỗi buồn trong học tập và sinh hoạt. Em sẽ lau chùi bàn ghế sạch sẽ, giờ gìn cẩn thận

Hà Thị Hoàng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Vũ
7 tháng 5 2020 lúc 17:40

soc

Trương Yến	Nhi
7 tháng 5 2020 lúc 18:26

1. Tả chiếc đồng hồ báo thức lớp 5

Bài tham khảo 1

Tả chiếc đồng hồ báo thức

Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.

Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em vào lớp Một. Em đặt nó nằm cẩn thận trên chiếc tủ gỗ đầu giường để tiện cho việc thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng. Nhờ có nó mà em chẳng bao giờ dậy muộn nữa. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa nên rất nhẹ và dễ cầm lên nhưng em luôn rất cẩn thận và nâng niu nó, chẳng mấy khi cầm nó lên mà đùa nghịch cả bởi em vẫn luôn nhớ mẹ nói rằng đồng hồ làm từ nhựa nên cũng dễ vỡ lắm, chỉ cần rơi xuống đất thôi là nó sẽ hỏng hóc ngay.

Chiếc đồng hồ có màu chủ đạo là màu xanh nước biển pha màu xanh da trời khiến em có cảm giác mỗi lần nhìn vào đều rất thoải mái và yên bình bởi màu xanh ấy là màu tượng trưng cho hòa bình mà. Đồng hồ có mặt hình tròn màu trắng rất sáng sủa và được trang trí đơn giản nhưng chính vì thế lại vô cùng dễ nhìn, dễ quan sát. Những con số trên mặt đồng hồ không phải là những chữ số La Mã như chiếc ở dưới phòng khách nhà em mà là những chữ số quen thuộc em vẫn thấy hằng ngày, rất dễ nhìn và nhận biết giờ giấc. Những con số ấy có màu đen đậm nên dù có bị cận nhưng em vẫn nhìn được khá rõ chúng.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ bằng kim loại sáng bóng để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Ở gần dưới là phần đựng pin. Chỉ cần tháo nắp ra là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, mỗi khi hết pin là em lại thay pin cho nó, kim giây, kim giờ, kim phút lại làm việc chăm chỉ như ngày nào.
Kim giờ, kim phút, kim giây được em ví thành những người thân trong gia đình đồng hồ và gọi chúng bằng cái tên vô cùng dí dỏm đáng yêu: kim giây chạy nhanh nhất chính là bé út trong nhà, kim phút chạy nhanh hơn là anh, còn kim giờ - kim chạy chậm nhất chính là bác lớn. Mỗi buổi sớm, cứ đúng 6 giờ là đồng hồ lại vang lên tiếng chuông đánh thức, kéo em tỉnh dậy khỏi giấc mơ say nồng. Em thích âm thanh ấy lắm bởi nó to vừa phải và không quá chói tai. Mỗi cuối tuần, em đều nhờ bố kiểm tra chiếc đồng hồ để xem nó có hỏng hóc gì không để còn cứu chữa kịp thời nữa.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn chăm chỉ và nghiêm khắc của em mỗi sớm. Em rất thích chiếc đồng hồ này bởi nó không chỉ giúp em thức giấc đúng giờ mà còn là món quà của mẹ dành tặng cho em nữa. Em sẽ bảo vệ nó cẩn thận để nó không bị hỏng hóc gì.

>> Tham khảo chi tiết: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Bài tham khảo 2

Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004).

Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.

Phía sau mặt đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 vừa bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách dùng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết, hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế! Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo" nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch, có hôm chạy chậm đến nửa tiếng. Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30' em đi đến lớp.

Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.

Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.

Chiếc đồng hồ là quà tặng, chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé". Mẹ vừa nói vừa ôm con gái bé bỏng vào lòng. Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm với em: "Cố gắng! Cố gắng!" Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.

Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày vừa bảo cho ta biết: Giờ còn quý hơn vàng bạc!...".

2. Tả cái áo đồng phục của em

Học sinh trường em mặc đồng phục quần âu xanh, áo sơ-mi trắng. Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là áo sơ-mi trắng mẹ đã mua khi vào năm học mới.

Áo của em được may bằng loại vải cốt tông tốt, màu trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Cổ áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sát thân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.

Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng.

>> Tham khảo chi tiết: Tả chiếc áo em mặc đến lớp

3. Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai của em

Để chuấn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh họa sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 của em

4. Bài văn mẫu lớp 5: Tả chiếc xe đạp của em

Hằng ngày em vẫn đến trường bằng cái xe đạp cũ. Chiếc xe đạp ấy là của chị Huệ em đã dùng trong suốt những năm học cấp 2. Nay chị Huệ đã lên lớp 10, chị cho em chiếc xe đạp ấy. Bố em bảo "Con đi tạm chiếc xe này một vài năm. Bao giờ con lên cấp 2 bố sẽ mua cho con cái xe khác".

Chiếc xe của em được mặc chiếc áo màu đỏ mới đẹp làm sao! Nó là chiếc mi ni Nhật, bố em bảo đây là kiểu xe đạp nữ nên rất phù hợp với dáng con gái chúng em. Xe đã cũ nên có một chút vết xước. Mỗi vết xước ấy chắc có sự tích của nó nhưng em không biết. Khung xe có một thanh võng xuống, trông rất điệu. Đầu xe là hai tay lái trông y như hai cái sừng con hươu cong cong. Cái yên xe tuy cũ nhưng vẫn còn êm lắm. Cái đèo hàng đằng sau bằng sắt trắng, chị em vẫn dùng để cặp sách mỗi khi tới trường, nay không hiểu vì sao nó bị rụng mất một thanh dọc. Lốp xe cũng đã mòn. Hôm trước trời mưa, sợ đường trơn, bố em đã định thay chiếc lốp mới như em vẫn cố đi, vì tin vào tay lái lụa của mình. May mà không có chuyện gì xảy ra. Nan hoa cũng bị gãy một cái nhưng vành không bị đảo, xe vẫn đi tốt vì em không béo như chị Huệ. Bộ xích líp được giấu kín trong hộp, nó không kêu "tách, tách'' như xe mới của các bạn.

Chiếc xe tuy cũ nhưng đi rất bon. Có lần, em chủ quan không kiểm tra lại phanh, xe bon quá, nên khi xuống dốc, xe đứt phanh làm em ngã ra đường. Lúc về nhà em rất lo lắng. Bố em bảo: "Hay là từ mai bố đưa con đi học vậy?". Em phải nói mãi bố mới yên tâm và lại cho em đi xe đến trường. Từ đấy, trước khi đi đâu, em đều kiểm tra lại xe cho cẩn thận. Mỗi khi đi học về, em lại lau chùi sạch xe rồi mới dắt con ngựa sắt đó vào nhà.

Tuy nhà em đến trường hơi xa, nhờ có Con ngựa sắt thân thiết này em vẫn đi học đúng giờ. Bây giờ, nhà em chưa có điều kiện mua xe mới, chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng đối với em là một vật quý giá. "Của bền tại người", bố em bảo thế. Em sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe, người bạn thân thiết của em.

5. Bài văn mẫu lớp 5: Tả chiếc cặp sách của em

Bài tham khảo 1 - Tả chiếc cặp sách

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

Bài tham khảo 2 - Tả chiếc cặp sách

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm! Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một dứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm bằng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có. Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

6. Các bài văn mẫu tả đồ chơi hay nhất

Tả con xúc xắc - Bài làm 1

Nhân một ngày đi lễ hội chùa Hương, mẹ đã mua cho em một cái xúc xắc. Bây giờ tuy đã học lớp Năm rồi mà em vẫn còn giữ được con xúc xắc ấy mặc dù nó không còn mới. Điều quan trọng đối với em là xúc xắc vẫn luôn phát ra một thứ âm thanh là lạ mà tụi bạn em rất mê.

Con xúc xắc của em là một thứ đồ chơi đơn giản bằng nhựa tổng hợp. Phần chính của nó là một con búp bê xoay quanh một trục. Con búp bê màu đỏ nằm gọn trong cái vòng nhựa màu vàng. Cái vòng này được gắn với một cái cán tròn màu xanh dài độ mười lăm phân để cầm cho tiện. Chính cái cán màu xanh này khi lắc xúc xắc thì nó phát ra tiếng kêu kì lạ. Em biết được điều đó vì có lần, em đã làm hai mặt vỏ của búp bê bị rời ra. Những hạt nhựa cũng bắn ra tung tóe khắp nền nhà. Nếu nó là thứ đồ chơi khác thì có lẽ em cũng vứt bỏ và quên đi rồi, nhưng đây lại là cái xúc xắc mà em rất thích. Vì vậy, em đã tìm nhặt lại các hạt nhựa rồi nhờ bố em sửa lại. Bố em là một người rất khéo tay. Sau khi sửa xong, bố lại dùng một loại keo trong, quấn một vòng quanh búp bê đế nó không bị bung ra nữa. Em rất mừng vì cái xúc xắc vẫn còn nguyên vẹn như lúc đầu, búp bê vẫn xinh xắn như trước, lại còn thêm một cái đai thắt như một chiếc nơ làm cho nó càng có duyên hơn. Em thầm cám ơn bố đã hiểu và chiều theo ý thích của con gái.

Cho đến tận bây giờ, em vẫn còn giữ lại bên mình cái xúc xắc dễ thương đó. Khi đi học lớp Một em nhờ mẹ cất kĩ cái xúc xắc cho em. Nhưng rồi thỉnh thoảng em vẫn nhớ, lại lấy ra chơi. Cái xúc xắc ấy với những âm thanh vui tai của nó sẽ còn theo em suốt cả một thời niên thiếu.

Tả con búp bê - Bài làm 2:

Mẹ em nói rằng ngay từ lúc còn bé tí, em đã tỏ ra thích những đồ chơi phát ra những tiếng nhạc. Một lần, trước rằm Trung thu, trong một chuyến đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, bố đã mua cho em một con búp bê nhựa có gắn bộ phận điện tử và một bộ phận chạy bằng pin, một thứ đồ chơi em thích nhất từ trước tới nay. Độ là một con búp bê dễ thương nhất, nó vừa đi được, vừa bò được, vừa quay đầu được mà không một loại búp bê nào của các bạn em có.

Kìa! Nó đang ngồi trước mặt em, đầu quay lại nhìn em như bảo nhỏ: "Cho em bò đi chị!". Và mỗi lần nó bò thì từ trên lưng nó phát ra một bản nhạc êm đềm réo rắt và ở trước ngực nó phát ra những luồng chớp sáng theo nhịp bò tiến về phía trước.

Những lúc em không cho nó bò, bắt nó đi, lại càng thấy nó dễ thương hơn. Chỉ cần bấm công tắc điện được cài sẵn ở sau lưng, tiếng nhạc lại vang lên, cái đầu búp bê sẽ quay đi, quay lại lúc thì nhìn bên trái, lúc thì nhìn bên phải, đôi mắt chớp nháy liên tục trông dễ thương đến lạ còn hai chân thì bước đi từng bước một như trẻ vừa thôi nôi tập đi.

Nó được mặc một bộ "xiêm y" thật lộng lẫy. Cái nón đội đầu phủ kín, chỉ chừa có khuôn mặt màu hồng nhạt và lấp ló mái tóc vàng được cắt ngắn uốn cong theo vành mũ. Đôi mắt trong xanh màu ngọc bích được điểm tô thêm hàng mi cong vút, lúc nào cử động cũng liếc qua liếc lại rất ngộ nghĩnh. Do vậy mà cứ ăn cơm tối xong, tụi bạn lại tụ tập ở nhà em xem búp bê biểu diễn. Em tự hào về nó lắm. Bởi vậy mà số tiền mẹ cho ăn sáng bao giờ em cũng dành lại một phần để mua pin phục vụ cho những trò chơi "láu lỉnh" của búp bê . Buổi tối nằm ngủ, em thường để nó ở đầu giường và không quên đắp cho nó "tấm chăn ấm" mà em "tự làm tặng búp bê.

Đấy, con búp bê "kì diệu" của em là vậy, nó dễ thương và đáng yêu làm sao!

Tả chú gấu bông - Bài làm 3:

Tả con gấu bông mà em yêu thích

Mỗi lần sinh nhật của em, bao giờ em cũng được các chú, các dì, các cô bạn của bố mẹ tặng cho không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Nhưng có lẽ con thỏ nhồi bông Melody là thứ đồ chơi em thích nhất.

Dạo ấy là sinh nhật lần thứ chín của em năm em đang học lớp Ba. Nhìn lên bàn tặng phẩm, bên cạnh chiếc bánh sinh nhật hai tầng, một chồng các gói vuông vuông, đủ các màu sắc gối đầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một món quà được bọc trong một tờ giấy mủ, to bằng người em mà em không đoán ra là món quà gì. Sau khi tan tiệc, mọi người đã ra về, mẹ thu dọn các món quà đặt vào góc học tập của em và bảơ em giở ra xem. Em chẳng chú tâm gì đến các món quà ấy cả, chỉ lưu tâm đến món quà được bọc trong tấm vải mủ kia thôi. Vì vậy, em đã vội vàng mở món quà ấy đầu tiên. Vừa mở ra, em vội reo lên: Ôi! Con thỏ Melody, thật là tuyệt vời! Một con thỏ mà em hằng mơ ước. Thế là từ nay, em luôn có Melody bên cạnh. Hôm đi chợ nhà lồng thị xã cùng chị Thùy Linh, đến quầy các đồ chơi trẻ em, phát hiện thấy con thỏ nhồi bông, em đã đứng lại ngắm nhìn một cách say sưa, suýt nữa bị lạc chị ở trong chợ. Mấy lần em bảo chị mua cho em nhưng chị bảo không cầm đủ tiền, bữa khác xin tiền bố, chị sẽ mua cho. Em cứ thấp thỏm chờ mãi chị Linh đi học ở Thành phố Hồ Chí Minh về, thế nào Linh cũng mua. Nhà chỉ có hai chị em, mỗi lần em đòi mua gì thì chị đều chiều em cả. Chị bây giờ thì em không còn phải chờ đợi nữa. Em sẽ điện lên cho chị đừng mua nữa, em đã có rồi.

Con Melody của em có lẽ to bề ngang hơn em nhiều. Hai cái tai to dài như hai cái hoa chuối thẳng đứng ở trên đầu. Cái mặt thì to hơn cả cái thân, bè bè như bộ mặt của Đôrêmon, trông ngồ ngộ làm sao! Hai con mắt tròn, đen ước chừng to bằng cái miệng li uống nước. Nó cứ mở thao láo nhìn em chằm chằm không chớp mắt. Cái mũi thì đỏ như quả cà chua chín mọng, cứ phô ra như mũi của một chú hề trong một vở chèo nào đó. Nó mặt một bộ y phục trông rất "mốt". Hai cái tay trắng muốt như màu muối biển lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh đưa ra như võ sĩ đấm bốc. Cái cổ được choàng bằng một tấm khăn voan màu tím Huế. Cái thân thì ngắn ngủn, chắc cũng bằng kích thưởc của cái đầu. Nó ngồi chễm chệ, tựa lưng vào thành tủ đầu giường, đưa hai cái chân ra phía trước, tạo cho cái mông của nó ngồi được vừng chắc. Có lẽ vậy mà tuy cái bụng phệ như cái bụng của một chủ tiệm phở nên đặt nó ngồi ở đâu cũng không ngã được. Cứ hễ học bài xong, lúc nào em cũng ôm nó vào lòng và thơm lên đôi má càng tròn của nó những cái hôn thật sâu thật dài. Lúc ngủ, Melody bao giờ cũng ở cạnh em. Em ôm nó ngủ, một mạch cho đến sáng.

Melody của em là vậy đó, ngộ nghĩnh và rất dễ thương.

Tả chú gấu bông - Bài làm 4:

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,.... Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!" Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ. Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Happy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Happy trông chú ta có vẻ thích thú lắm. Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Happy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: Người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái

7. Các bài văn mẫu Tả cây bút máy

Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Ôi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao! Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Trung Quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon lại như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng để đẩy không khí trong ruột gà ra ngoài, nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên đầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại. Nhờ đó, kết quả học tập của em ngày một tiến bộ.

Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà này! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết của em. Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong công việc của mình, em để cây bút được nằm gọn trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.

Tả cây bút máy bài số 2:

Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.

Chiếc bút (viết) máy, một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh.

Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.

Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.

>> Tham khảo: Hãy tả cây bút máy của em

8. Tả tấm bản đồ Việt Nam

Tả tấm bản đồ Việt Nam bài 1

Lớp học của em là một căn phòng quét vôi màu xanh dịu. Không biết ngẫu nhiên hay do một lí do nào đó ở gần bàn giáo viên có một tấm bản đồ Việt Nam. Chắc nó đã được treo ở đây lâu lắm rồi, bởi nhìn khung gỗ đã phai màu vécni song tấm bản đồ vẫn còn sáng sủa do được bao bọc bằng một tấm mica.

Cứ mỗi khi chuông reo báo hiệu giờ chơi, các bạn chạy ùa ra sân như ong vỡ tổ, còn em và một số nữa vài ba đứa thường xúm nhau lên tấm bản đồ. Mấy đứa bạn thường hay tìm địa danh của quê hương em. Trong lớp, chỉ có mình em là quê ở xa. Bố mẹ em vào công tác trong Nam đã lâu lắm rồi, nghe nói cũng đã gần hai mươi năm. Bản thân em cũng được sinh ra trên mảnh đất Nam Bộ này. Nghe bố mẹ nói quê mình ở Thanh Hóa, xa lắm. Em cũng chỉ có biết vậy. Mấy lần về thăm quê rồi nhưng em cũng chỉ nhớ mang máng thôi, không rõ lắm. Tụi bạn em đứa nào cũng hiếu kì, nên cứ rỗi là lên tấm bản đồ xem cho rõ các địa danh.

Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn của giáo viên. Trên bản đồ dường như có ít nhất là năm màu cơ bản, dùng để biểu đạt sự phân bố địa hình của các vùng trong cả nước. Màu xanh nhạt và đậm dần về phía đông là màu của biển cả đại dương. Màu xanh lá mạ là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và ven biển miền Trung. Màu gạch là màu đồi núi cao nguyên. Càng đậm bao nhiêu là sự biểu hiện địa hình càng cao bấy nhiêu so với mặt biển. Nhờ vào độ đậm nhạt của các màu sắc mà em có thể nhận biết được đặc điểm địa hình trong cả nước.

Ở ngoài khơi xa, tính từ cực Nam của Nam Bộ nhìn về hướng biển Đông là quần đảo Trường Sa nổi lên giữa màu xanh của biển cả, bằng những chấm nhỏ màu gạch nung. Ở đấy có các đơn vị bộ đội hải quân ngày đêm canh gác để giữ gìn mảnh đất của cha ông ngàn năm để lại.

Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không sai. Từ Trà cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng, thon thả hình chữ "S" đến điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào vỗ sóng theo chiều dài trên hai ngàn cây số, rồi biển tiếp tục rẽ ngoặt bao lấy địa phận tỉnh Kiên Giang, biển vỗ sóng bốn bề xung quanh đảo Phú Quốc. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy có một vùng nổi lên màu xanh dương hình ông Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là chỗ sâu nhất ở biển Đông.

Đúng là đất nước mình cong cong hình chữ S nhưng em cũng thấy nó giống như một con rồng khổng lồ đang bay vút lên không trung mà người ta gọi là thế "rồng thăng". Nhìn từ Bắc tới Nam mỗi vùng đều được thể hiện một sắc màu riêng biệt. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của cả nước được tô màu hồng phấn. Thành phố mang tên Bác màu gạch nung. Các tỉnh Nam Bộ, Bắc Bộ màu xanh lá mạ. Trện tấm bản đồ em cũng thấy được dòng chảy của các con sông. Tất cả dường như đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ rồi uốn lượn như một dải lụa màu ngọc bích để ra biển Đông. Con sông Hồng chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng Bắc bộ ngày một thêm trù phú. Và ở kia, con sông Cửu Long xòe chín nhánh bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng Nam Bộ –vựa lúa của Tổ quốc.

Nhìn lên tấmbản đồ mà lòng em càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn. Từ những đỉnh núi cao ngất của dãy Trường Sơn hùng vĩ cho đến những, dòng sông vỗ cánh hiền hòa, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê bạt ngàn cho đến ồhững vùng cát trắng miền Trung... Tất cả đều gợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng ngàn đời, thế đứng của một con rồng đang cất mình bay lên.

Tả tấm bản đồ Việt Nam bài 2

Hồi đầu năm học, không biết ai đã gửi tặng mẹ tấm bản đồ Việt Nam. Mẹ cho em trang trí phòng học của mình. Vị trí mà em chọn treo tấm bản đồ lên đó ngay cạnh cửa sổ kê bàn học. Những lúc học bài xong, em thường ngước lên bản đồ tìm cái địa danh mà bố bảo là nơi chôn nhau cắt rốn của bố...

Tấm bản đồ được bố thuê thợ đóng khung và lồng vào trong một tấm mi ca nên dễ lau chùi bụi bặm mà không làm cho nó bị trầy xước. Kích thước tấm bản đồ cũng xấp xỉ bằng tấm lịch cỡ lớn. Chiều ngang độ năm mươi phân, chiều dài độ bảy mươi phân. Tấm bản đồ không chỉ vẽ hình dáng của đất nước Việt Nam mà còn vè đường biên giới liên quan đến Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. Đất nước Việt Nam được hiện lên rất rõ nhờ vạch biên giới được in bằng màu mực đen đứt đoạn. Đúng là nó giống hệt chữ "S" mềm mại và duyên dáng. Các màu sắc được dùng trên tấm bản đồ phù hợp với việc phân bố địa hình trên cả nước. Những vùng xanh đậm kéo dài mãi từ cao nguyên Đồng Văn chạy dọc theo biên giới Việt –Lào cho đến tận cực Nam Trung Bộ, đó chính là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đồng bằng Bắc bộ, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ được tô bằng màu xanh nhàn nhạt và hình những cây lúa. Biển Đông vùng "biển bạc" của Tổ quốc thì được tô màu xanh da trời rồi đậm dần ra ngoài khơi nơi có đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ở trung tâm khu vực phía Bắc nơi có đánh một vòng tròn to bằng nắp chai nước suối, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu đỏ, đó chính là trái tim của Tổ quốc –Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta. Ở đó có quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Bác Hồ kính yêu đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và bây giờ là nơi Bác đang nằm yên nghỉ ở đó. Các thành phố lớn như Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh được khoanh bằng những vòng tròn nhỏ hơn. Các thủ phủ của các tỉnh trong cả nước đều được ghi rõ lên tấm bản đồ. Chỉ cần lướt qua trên mặt bản đồ em có thể nhận ra địa danh của những vùng cần tìm. Hôm ngồi cùng với bố xem bản đồ, bố hỏi: "Con thử tìm trên tấm bản đồ này, quê hương mình ở đâu?". Em trả lời cho bố ngay: "Cái chỗ eo nhất trên tấm bản đồ đó bố! Chỗ mà có chữ Đồng Hới ạ". Bố nhìn em rồi nói: "Ừ, quê mình ở đấy. Hè này sau khi chị Hai học xong năm thứ nhất, bố sẽ đưa hai con về thăm quê. Lâu quá rồi bố chưa về thăm quê được. Nhớ lắm con ạ!"

Đây là tấm bản đồ hành chính mà hiện em đang treo ở phòng học của mình. Bố nói: ''Bây giờ và cả khi con lên học cấp hai, cấp ba, tấm bản đồ này sẽ giúp con nhiều, nhất là khi học môn Địa lí Việt Nam đấy con ạ! Hãy giữ gìn cẩn thận nghe con!"

Tả tấm bản đồ Việt Nam bài 3

Mỗi ngày đến trường là một niềm vui , em tung tăng cắp sách tới trường, tới lớp, được gặp bạn bè, thầy cô ... Trong lớp có rất nhiều đồ vật như: bảng đen, chiếc đồng hồ treo tường... nhưng đồ vật em thích nhất trong lớp đó là tấm bản đồ Việt Nam.

Bản đồ cao khoảng hơn một mét và rộng bằng một cánh tay của em. Bên ngoài, nó được bọc một tấm ni lông mỏng để giữ bản đồ sạch hơn. Đối với mọi người, có lẽ cái bản dồ này rất xấu và cũ kĩ nhưng đối với em thì chiếc bản đồ này là vật vô giá không có đồ vật nào trong lớp sánh bằng.

Bản đồ có dạng hình chữ nhật, khung của nó được làm bằng nhựa. Bốn rìa ngoài được các nhà thiết kế làm thành những thanh nhựa màu đen rất chắc chắn. Giữa các thanh nhựa đó có kẽ những đường viền thẳng băng màu trắng và xanh trông rất đẹp. Bản đồ được đặt chễm chệ trên tường nhờ mấy chiếc đinh này được bẻ cong lại để giữ bản đồ đứng yên trên tường mà không bị ngã đè lên học sinh. Ở giữa khung, người ta lồng vào đó một tấm giấy có vẽ bản đồ thu nhỏ rồi dán keo để nó dính chặt.

Dưới bản đồ có phần chú thích giúp chúng em dễ tìm hiểu về đất nước Việt Nam thân yêu của mình. Mình đố các bạn có biết nước Việt Nam mình có hình gì nào không? À, hình chữ S đấy các bạn ạ? Bên phải được sơn một màu xanh dương rất rộng có đề chữ "Biển Đông". Phía trên bản đồ đó là vị trí của nước Trung Quốc, một đất nướcrất nhiều dân số. Còn phía bên trái là các nước láng giềng của Việt Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan.... Ôi trông nó thật hấp dẫn làm sao! Vào tiết Địa lí cô hay cho chúng em xác định các vị trí của bài học trên bản đồ. Lúc nào lên bảng em cũng được cô khen là giỏ vì luôn xác định đúng vị trí của nó. Bản đồ này là một người thành viên rất có ích của lớp Năm A chúng em. Nó luôn nhắc nhở chúng em học tập thật tốt để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp thêm. Em sẽ siêng năng giữ gìn nó để bản đồ không bị rách và lau chùi nó mỗi ngày để bản đồ luôn không bị bám bụi.

Em rất yêu quý và thích tấm bản đồ này. Em xem nó như một đồ vật gần gũi với em khi ở lớp. Dù còn mấy tháng nữa em sẽ rời xa ngôi trường để đến một ngôi trường mới. Em tự hứa với lòng sẽ cố gắng học thật tốt để sao này lớn lên sẽ là nhà thiết kế những đồ vật ngộ nghĩnh dễ thương làm cho cuộc sống đẹp hơn.

bạn tham khảo nha.

Khách vãng lai đã xóa
ღղɕọℭ ɦ¡ếղ ღ
7 tháng 5 2020 lúc 18:38

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng gỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mét, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh như chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơi thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.

Khách vãng lai đã xóa