Trình bày sự ra đời và phát triển của Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) và Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 3: Trình bày sự ra đời và phát triển của Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) và Đồng bằng sông Cửu Long.
1. Trình bày sự phát triển ngành nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích sự phát triển đó ? 2. Trình bày sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ. Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ của vùng. 3. Dựa vào Atlat địa lí : - Kể tên các trung tâm công nghiệp, các ngàng công nghiệp trọng điểm, các tỉnh trồng nhiều cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê của vùng Đông Nam Bộ. - Giải thích sự phân bố trên.
1.Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nông nghiệp phát triển mạnh của Việt Nam. Sự phát triển này có những nguyên nhân và đặc điểm sau:
- Đất đai phù sa: Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai phù sa màu mỡ, phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, và rau màu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Mạng lưới tưới tiêu và động lực nước: Khu vực này có mạng lưới tưới tiêu và hệ thống động lực nước tốt, giúp duy trì sản xuất nông nghiệp quanh năm.
- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường có khí hậu ấm áp, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng, tạo điều kiện cho trồng nhiều loại cây trồng.
2. Sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và Điều kiện thuận lợi:
- Ngành du lịch và vận tải: Vùng Đông Nam Bộ có các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như biển Vũng Tàu và Cần Giờ. Điều kiện địa lý và mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ du lịch và vận tải phát triển.
- Thương mại và tài chính: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại quốc gia và quốc tế với cảng biển lớn như cảng Sài Gòn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại và tài chính.
- Giáo dục và y tế: Vùng này có nhiều trường đại học và bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên và bệnh nhân từ khắp cả nước. Điều này thúc đẩy phát triển ngành giáo dục và y tế.
3. Sự phân bố công nghiệp và cây trồng chính trong vùng Đông Nam Bộ:
- Trung tâm công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Đây là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, dệt may, và chế biến thực phẩm.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Vùng này chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, và xây dựng.
- Tỉnh trồng cây chính: Các tỉnh phát triển cây trồng chính bao gồm Bình Phước (cao su), Bình Định (điều), và Đắk Nông (cà phê). Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho từng loại cây trồng.
- Đông Nam Bộ: Khu vực này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê, và hồ tiêu.
Đồng bằng Sông Cửu Long: Đây là "cồn nghiệp lúa" của Việt Nam, với việc sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước. Khu vực này cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, như tôm và cá tra.
Giải thích sự phát triển:
- Đất đai màu mỡ: Sự giàu có của các loại đất đai đã giúp phát triển nghành nông nghiệp.
- Hệ thống sông ngòi: Các sông lớn như sông Mê Kông cung cấp nguồn nước dồi dào.
- Chính sách ưu đãi: Các chính sách về thuế và đầu tư đã khuyến khích sự phát triển của nghành nông nghiệp.
Sự Phát Triển:
- Du lịch: Với các địa điểm nổi tiếng như Vũng Tàu, Phan Thiết.
- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhiều trụ sở của các ngân hàng và công ty tài chính đặt tại TP.HCM.
- Thương mại: Các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, và các khu buôn bán sầm uất.
Điều Kiện Thuận Lợi:
- Cơ sở hạ tầng tốt và giao thông thuận tiện.
- Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.
- Thị trường tiêu dùng lớn.
- Trung tâm công nghiệp: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Nghành công nghiệp trọng điểm: Cơ khí, chế tạo, hóa dầu, thực phẩm.
- Tỉnh trồng nhiều cao su, hồ tiêu, điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giải thích sự phân bố:
- Đất đai phù hợp và khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây này.
- Các trung tâm công nghiệp thường tập trung ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực chất lượng.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp xay xát nước ta?
1) Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
2) Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
3) Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng.
4) Trung du và miền núi Bắc Bộ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Dựa vào trang 20 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
a) Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long
b) Giải thích tại sao Đồng bằng sông cửu Long lại có ngành thuỷ sản phát triển nhất nước ta.
a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển
+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX
+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV
-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn
-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu
-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao
-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương
-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản
-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..
phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông cửu long đối với phát triển kinh tế? trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên ở đồng bằng sông cửu long
Câu hỏi: Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế? Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long
Trả lời:
- Thế mạnh:
+ Có diện tích rộng với nhiều loại đất,đặc biệt là loại đất ohù sa ngột ở dọc sông Tiền và sông Hậu vs diện tích 1, 2 triệu ha thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.
+ Kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, giao thông,...
+ Tài nguyên phong phú, đặc biệt là rừngngâph mặn.
- Hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài, bị nước biển xâm nhập mặn.
+ Phần lớn diện tích là đất phèn, đất nhiễm mặn.
- Biện pháp:
+ Dự trữ lượng ngọt cho mùa khô bằng các xây các đạp, hồ chứa nước.
+ Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn.
Điểm khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, còn ở Đồng bằng sông Hồng là chăn nuôi gia súc lớn.
B. cây trồng vụ đông chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long không có.
C. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng hoa lớn nhất nước trong khi Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn nhất còn Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cao nhất.
Giải thích nha !!!
Cho bảng số liệu
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước?
A. Mật độ dân số
B. Tỷ lệ hộ nghèo
C. Thu nhập bình quân
D. Tuổi thọ trung bình
Các chỉ số phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước là tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị.
Đáp án: A.
Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long.
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Tham khảo
1.
- Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.
- Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
2.
- Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
+ Công sức khai phá, cải tạo của con người.