Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Nguyễn Khôi Nguyên
Xem chi tiết
DangNguyenMinhDuc
27 tháng 10 2023 lúc 20:56

- Nguyên sinh vật Entamoeba là một loại ký sinh trùng gây bệnh trong đường ruột của con người. Entamoeba histolytica là loài phổ biến nhất trong số các loài Entamoeba và gây ra bệnh sốt amoeba và viêm ruột amoeba. Dưới đây là một số tác hại của nguyên sinh vật Entamoeba:

1. Gây viêm ruột amoeba: Entamoeba histolytica có thể xâm nhập vào niêm mạc ruột non và gây viêm ruột amoeba. Triệu chứng của bệnh bao gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và sốt. Trong trường hợp nặng, nó có thể gây ra viêm ruột nhiễm trùng, viêm gan, viêm màng não và các biến chứng nguy hiểm khác.

2. Gây bệnh nhiễm trùng máu: Entamoeba histolytica có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn thông qua việc xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây ra bệnh nhiễm trùng máu. Điều này có thể xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập vào các mạch máu và lan truyền đến các cơ quan khác như gan, phổi và não. Bệnh nhiễm trùng máu có thể gây ra sốt cao, suy giảm sức khỏe và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

3. Gây bệnh amip ổ bụng: Entamoeba histolytica có thể tạo thành các ổ bụng trong gan, phổi, não và các cơ quan khác. Những ổ bụng này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, sưng gan, khó thở và các biến chứng nghiêm trọng khác.

4. Gây bệnh amip não: Trong một số trường hợp hiếm, Entamoeba histolytica có thể xâm nhập vào hệ thần kinh và gây ra bệnh amip não. Đây là một bệnh nghiêm trọng và có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, co giật, mất trí nhớ và thậm chí là tử vong.

5. Gây suy giảm sức khỏe: Nguyên sinh vật Entamoeba có thể gây ra suy giảm sức khỏe chung, suy dinh dưỡng và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm trí tuệ và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Vì vậy, nguyên sinh vật Entamoeba có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

@MinhDuc

Ánh Châu
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
29 tháng 11 2021 lúc 11:41

Tham khảo

Các bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.

Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi:

- Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.

- Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.

- Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.

- Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi...

- Có lối sống tình dục không lành mạnh.

- Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch...

- Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như.

- Bệnh giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc.

- Bệnh giun đường ruột khác: giun lươn, giun kim.

- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.

- Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.

 Để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng, người dân cần:

►Có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

► Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn.

►Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh.

►Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

►Các gia đình không nên tự mua hóa chất xử lý, nên liên hệ với những cơ quan chuyên môn tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc Khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được hướng dẫn, xử lý triệt để và đảm bảo an toàn.

 
Ray
29 tháng 11 2021 lúc 11:47

Tham khảo :

Các bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.

Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi :

- Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.

- Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.

- Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.

- Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi...

- Có lối sống tình dục không lành mạnh.

- Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch...

- Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như :

- Bệnh giun truyền qua đất : giun đũa, giun tóc, giun móc.

- Bệnh giun đường ruột khác : giun lươn, giun kim.

- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như : sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.

- Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.

 Để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng, người dân cần :

►Có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

► Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn.

►Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh.

►Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

►Các gia đình không nên tự mua hóa chất xử lý, nên liên hệ với những cơ quan chuyên môn tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc Khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được hướng dẫn, xử lý triệt để và đảm bảo an toàn.

Sunny
29 tháng 11 2021 lúc 12:50
Vũ Trần Yến Nhi	6G
Xem chi tiết
𝟸𝟿_𝟸𝟷
28 tháng 9 2021 lúc 11:01

Trả lời :

Lợi ích:

Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ.

Có ý nghĩa về địa chất.

Tác hại:

Gây bệnh ở động vật.

Gây bệnh ở người.

Biện pháp phòng tránh:

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ăn chín uống sôi.

Rửa sạch thực phẩm trước khi nấu.

Vệ sinh nơi mình ở thường xuyên.

~ HT ~

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
22 tháng 3 2023 lúc 18:56

- Tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra: tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

    - Hiện tượng kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

=> Nguyên nhân: do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc do bệnh nhân tự ý dùng thuốc. Ngoài ra con người có thể bị lây vi khuẩn kháng thuốc từ các động vật thông qua tiếp xúc, giết mổ,...

=> Tác hại: Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe, có nguy cơ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, phương pháp phức tạp hơn, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế. Đặc biệt, nếu bạn không tìm được phương pháp, loại thuốc điều trị hiệu quả, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

An Hoàng
Xem chi tiết
Smile
8 tháng 4 2021 lúc 20:12

Tác dụng sinh lý của dòng điện vừa có lợi vừa có hại. 

- Có lợi: Trong y học người ta ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện để làm máy kích tim, châm cứu, 

- Có hại: Nếu dòng điện mạnh đi qua cơ thể người có thể làm các cơ co giật, tim ngừng đập, làm ngạt thở, thần kinh tê liệt, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trần Quang Trí
9 tháng 4 2021 lúc 17:20

tác dụng sinh lí của dòng điện có hại

TUONG PHAM AN
Xem chi tiết
qlamm
26 tháng 12 2021 lúc 23:54

TK

- Các giun sán kí sinh đều gây hại cho vật chủ. Có loại rất nguy hiểm dễ gây chết người như: giun đũa, giun soắn. Có loại gây biến chứng nặng nề như thiếu máu, giảm hoặc mất khả năng lao động, dẫn đến tàn phế như giun móc, giun chỉ…

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Minh Hồng
26 tháng 12 2021 lúc 23:54

Tham khảo

Tác hại của giun sán với cơ thể vật chủ. Các giun sán kí sinh đều gây hại cho vật chủ. Có loại rất nguy hiểm dễ gây chết người như: giun đũa, giun soắn. Có loại gây biến chứng nặng nề như thiếu máu, giảm hoặc mất khả năng lao động, dẫn đến tàn phế như giun móc, giun chỉ…

Các biện pháp phòng bệnh giun sán

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
datcoder
31 tháng 10 2023 lúc 0:09

1. 

- Sự suy giảm đa dạng sinh học do phá rừng là:

+ Giảm đa dạng thực vật

+ Giảm đa dạng động vật

- Tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra:

+ Giảm đa dạng sinh học

+ Gây ra lũ quét, sạt lở đất

2.

- Các tác hại của suy giảm đa dạng sinh học là:

+ Gây đe dọa, tuyệt chủng một số loài sinh vật

+ Đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu

- Nguyên nhân cần bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người

+ Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người

Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Ngọc Sơn Nguyễn
19 tháng 12 2016 lúc 14:28

Cách phòng bệnh giun sán kí sinh

- Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và sau khi đi đại tiện.

- Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay

- Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất

- Không ăn thức ăn chưa rửa sạch

- Không ăn thức ăn chưa nấu chín

- Không uống nước khi chưa đun sôi

- Đại tiện đúng nơi quy định

- Vận động cha mẹ xây hố xí vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá

- Tẩy giun đều đặn năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun

- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ

T_Hoàng_Tử_T
25 tháng 12 2016 lúc 7:30

Tác hại của giun sán thì khá nhiều đấy bạn ạ ! Trước tiên là nó hút chất dinh dưỡng của mình nhá, lắm khi chúng còn bò lên cuống mật gây tắc ống mật, khi vui chúng quấn xà nùi gây tắc ruột, còn ấu trùng của nó khi xâm nhập vào cơ thể có thể chu du nhiều nơi bám vào vô số chổ gây những bệnh ở tim, phổi, gan mật ... tùm lum thứ. Muồn tiêu diệt chúng thì ta nên uống thuốc tẩy giun sán. Còn muốn đề phòng ta phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ nhất là sau khi đi tiêu, không ăn cá, thịt tái, rau ăn sống cần rữa kĩ bằng thuốc tím hay nước muối loãng ....Và cũng nên uống thuốc tẩy giun định kì 3 tháng/ lần. Chúc bạn an toàn trước lũ ăn bám này.

Đinh Diệu Linh
18 tháng 10 2017 lúc 5:40

*Tác hại:

-Lấy chất dinh dưỡng, thức ăn của vật chủ

-Gây viêm nhiễm nơi kí sinh

-Gây tắc ruột, tắc ống mật

-Thải các chất độc tố gây hại

-> Vật chủ ko phát triển đc

*Biện pháp:

-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

-Rửa các loại rau,củ,quả thật kĩ bằng nước muối trước khi ăn

-Uống thuốc tẩy giun theo định kì

-Ăn chín uống sôi

Cindy Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hồng
18 tháng 1 2022 lúc 20:54

Tham khảo

undefined

scotty
18 tháng 1 2022 lúc 20:54

Tham khảo : Trùng sốt rét là do muối truyền máu vào người và theo đường máu đến gan. Chúng chui vào kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét

ĐIỀN VIÊN
18 tháng 1 2022 lúc 20:54
Tác hại của Nguyên sinh vật: - Trùng sốt rét kí sinh ở trong máu người và thành ruột ⇒⇒ tuyến nước bọt của muỗi Anophen + Chúng chui vào hồng cầu, kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. Chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu, gây bệnh sốt rét - Trùng kiết lị ⇒⇒ đường thức ăn nước uống và ống tiêu hóa của người ⇒⇒ ruột. Trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây các vết loét ở niếm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ⇒⇒ tiêu hóa và sinh sản nhanh. Trùng sốt rét đó muỗi Anophen truyền vào máu người,chúng chui vào hồng cầu kid sinh và sinh sản cùng lúc làm phá vỡ hồng cầu,chửi ra và chui lại vào nhiều hồng cầu khác , tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu gây bệnh sốt rét