Những câu hỏi liên quan
GIA THIỆN NGUYỄN HỮU
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
2 tháng 3 2020 lúc 8:18

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GIA THIỆN NGUYỄN HỮU
3 tháng 3 2020 lúc 20:05

in đậm là Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HELLO MỌI NGƯỜI
7 tháng 4 2021 lúc 11:32

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

hihi

Bình luận (0)
nguyenhoangtrieu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 4 2022 lúc 6:11

Mối quan tâm nhiều nhất của chúng ta hiện nay đối với học sinh có lẽ là sự học tập . Văn hóa Việt , những câu hỏi về tình hình học tập là sự thể hiện niềm quan tâm nhiều nhất hiện nay. Và qua bài Bàn luận về phép học, em cảm nhận thấy sự học hành của học sinh hiện nay đã có rất nhiều điều tiến bộ hơn , tuy vẫn còn một số bạn học vẹt , học tủ và đối phó nhưng điều đó đã giảm đi rất nhiều . Xã hội lại ngày càng phát triển , mọi người lại càng bắt đầu có ý thức và đua nhau học hành nhiều hơn , có thể dễ nhận thấy các đề thi bao giờ năm sau cũng khó hơn năm trước . Vì nhiều áp lực với cuộc sống sau này và sự nhồi nhét những quan niệm , ý kiến của bố mẹ mà học sinh ngày nay chăm học hơn bao giờ hết . Có lẽ vẫn còn một số bạn không quan tâm việc học nên ý thức học tập còn kém nhưng nhìn phần chung , học sinh ngày nay học rất rất nhiều kiến thức trong một ngày . Cộng đồng vì thế mà cũng càng phát triển hơn nữa . Bản thân em cũng đã và đang cố gắng ra sức học hành bởi một câu của mẹ em đã nói " Không học mai này cạp đất ăn".

Bình luận (1)
Hoàng Vũ
Xem chi tiết
tút tút
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
7 tháng 4 2022 lúc 19:59

C1 : tác giả : Nguyễn Thiếp

Tác phẩm : Bàn luận về phép học 

C2 :nội dung : bàn luận về việc học , mục đích của việc học và chỉ ra thực trạng học thời xưa , đưa ra lời khuyên cho việc học.

C3:

(1) : hành động trình bày

(5) : hành động điều khiển

C4:Liên hệ việc học:

+ Một số học sinh hiện nay còn có vấn đề học vẹt , học tủ , học đối phó

+ Một số bạn còn chưa chú tâm vào việc học 

+ Coi thường việc học , lo chơi mà quên mất việc học .

+ ....

Bình luận (0)
BẢO Mất Ny
7 tháng 4 2022 lúc 19:52

ok biết

 

Bình luận (0)
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
7 tháng 4 2022 lúc 19:57

Câu 1:

Tên tác giả văn bản:La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 

Câu 4:

Tham khảo:

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ quA .Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên... để phục vụ đời sống con người.Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tácđộng hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở... phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu "vinh thân phi gia". Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.

Bình luận (0)
Khang Hùynh Gia
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 4 2022 lúc 6:36

C1: tên tác giả  : Nguyễn Thiếp

C2: nội dung đoạn trích : bàn luận , phê phán , chế giễu cái lối học ngày xưa .

C3:trong câu văn số (1)

=> Hành động nói : trình bày.

trong câu văn số (5)

=> Hành động nói : điều khiển.

C4: 

các ý chính sau:

- Phải có phương pháp học tập:

* Phương pháp học tập là cách thức mà người học tiến hành trong quá trình học tập của mình để đạt mục đích đề ra. Theo tác giả thì phương pháp học tập chân chính sẽ giúp cho “đạo học thành”.

- Phương pháp học sinh cần vận dụng:

+ Phải học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản nhất.

+ Phải biết tự học, học tập chủ động, sáng tạo, say mê.

+ Học đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

Bình luận (0)
Trần thị thu nguyệt
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
25 tháng 6 2020 lúc 17:28

Chúa tầm thường, thần nịnh hót: Hành động trình bày

Mất nước, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy: Hành động thông báo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Gybyg
Xem chi tiết
Sad boy
24 tháng 7 2021 lúc 20:31

Phân tích lí do sắp xếp trật tự từ trong câu sau: " Chúa tầm thường , thần nịnh hót .Nước mất nhà tan đều do những tệ hại ấy

=>Tham khảo

Trật tự từ trong câu sau: "chúa tầm thường thần nịnh hót nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy", các sự việc được sắp xếp theo trình tự hợp lí tăng dần từ: Chúa - thần - nước. Nhằm lên án gay gắt lối sống hèn kém, vị kỉ, tha hóa biến chất của bọn cầm quyền nagfy xưa ... vì thế mới dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan", nhân dân lầm than, đói khổ.  Đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và lòng thương cảm với dân với nước của tác giả.

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 7 2021 lúc 20:32

Trật tự sắp xếp các từ chỉ tác hại của việc không có học.

Tác giả đi từ lớn đến nhỏ, cho thấy việc không học ảnh hưởng từ trên xuống.

Bình luận (0)
Hoàng Long
Xem chi tiết
Lê Thị Mỹ Duyên
12 tháng 4 2019 lúc 20:39

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.

Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ mấy lần viết thư, tha thiết mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, ông chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư (1791), nhà vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì quốc sự có nhiều điều cần bàn nghị. Lần này, La Sơn Phu Tử bằng lòng, ông làm bài tấu nêu ý kiến của mình về ba việc lớn mà bậc quân vương nên làm. Một là bàn về Quân đức (đạo đức của vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức. Hai là bàn về Dân tâm (lòng dân) : Dân là gốc, gốc vững, nước mới yên. Ba là bàn về Học pháp (phép học). Đoạn trích này là phần thứ ba của bài tấu, nội dung bàn luận về phương pháp học tập. Qua bài tấu dâng lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp bày tỏ sự quan tâm và chủ kiến của mình về việc chấn chỉnh sự nghiệp giáo dục của quốc gia.

Trước hết, chúng ta nên hiểu sơ qua về thể loại tấu. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.

Ở bài tấu này, Nguyễn Thiếp trình bày quan điểm về phép học qua hai luận cứ: Bàn về mục đích của việc học và tác dụng của phép học.

Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.

Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất trắc, bất thành khí.

Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục đích tối thượng của việc học là để làm người.

Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…

Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc gia, dân tộc:

Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi ? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…

Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.

Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.
Sau khi phê phán những biểu hiện tiêu cực trong nhận thức về việc học, Nguyễn Thiếp đã nêu ra quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.

​Theo ông, trước tiên việc học phải được phổ biến rộng rãi. Triều đình nên cho dựng thêm trường lớp ở khắp nơi, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập:

Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

Nguyễn Thiếp quả là một bậc hiền tài có tầm nhìn xa trông rộng. Quan điểm hết sức tiến bộ của ông tuy nêu ra cách đây đã hai thế kỉ nhưng nó rất gần gũi với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chúng ta đang áp dụng ý tưởng sáng suốt của ông vào thực tế giáo dục.

Theo Nguyễn Thiếp, việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức có tính chất nền tảng. Học từ dễ đến khó. Khi học bài, người học phải biết tóm tắt nội dung để dễ nhớ, dễ thuộc, bây giờ ta gọi là làm dàn bài và củng cố kiến thức:

Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Mục đích của việc học là để trở thành người có đức, có tài, góp phần hữu ích vào sự nghiệp hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt thì phải có phương pháp. Sự học cần phải nâng cao, mở rộng không ngừng, cho nên người học phải biết cách học sao cho có hiệu quả; đặc biệt là học phải đi đôi với hành.

Phương pháp học tập đúng đắn là tuần tự học từ thấp đến cao. Học rộng, nghĩ sâu, rồi tóm lược gọn những điều cơ bản, cốt yếu nhất, rồi ghi nhớ và theo điều học mà làm. Như vậy học không chỉ để cho biết mà chủ yếu là để làm theo cho tốt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học để hành, học với hành phải đi đôi: Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Vậy học là gì? Hành là gì?

Học là hoạt động tiếp thu tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình học tập sáu, bảy năm trời ở trường Đại học để chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Người công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết và kinh nghiệm để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Người nông dân áp dụng hiểu biết khoa học vào trồng trọt chăn nuôi để có được những vụ mùa bội thu trên đồng ruộng. Đó là hành.

Nguyễn Thiếp khẳng định : Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã dạy: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là lẽ phải). Có học mọi công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Nếu được học những lí thuyết cao siêu mà không biết đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà chẳng đem lại kết quả gì.

Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì công việc sẽ tiến triển rất chậm và chất lượng không cao. Cách làm việc đơn thuần ấy chỉ thích hợp với những công việc chân tay giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp đòi hỏi khoa học, kĩ thuật thì cung cách ấy đã quá lỗi thời. Cho nên muốn đạt hiệu quả tốt trong công việc, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và sau đó, trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng bằng mọi cách. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.

Trong khi đề xuất ý kiến của mình với nhà vua, Nguyễn Thiếp luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn qua những từ ngữ như cúi xin, xin chớ bỏ qua… đồng thời, ông cũng thể hiện niềm tin của mình vào sự đúng đắn của những điều tấu trình và vào sự chấp thuận của nhà vua.
Cuối cùng, Nguyễn Thiếp khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học:

Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

Phương pháp học tập tốt sẽ là cơ sở để đào tạo ra người tài đức. Nhiều người có tài có đức sẽ góp phần không nhỏ vào việc hưng thịnh đất nước.
Phép học chân chính mà thành công thì sẽ không còn lối học hình thức hòng cầu danh lợi cá nhân, không còn hiện tượng chúa tầm thường, thần nịnh hót.

Nhiều người học giỏi lại có đạo đức tốt, đỗ đạt làm quan sẽ làm cho triều đình ngay ngắn, xã hội trong sạch. Việc cai trị quốc gia của nhà vua sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn, nước nhà sẽ vững vàng, bình ổn.

Nếu nói theo cách hiểu hôm nay của chúng ta thì đạo học chân chính sẽ có sức mạnh cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng tích cực.

Đằng sau các lí lẽ bàn về tác dụng cửa phép học, Nguyễn Thiếp đã đề cao tác dụng của phương pháp học tập đúng đắn, tin tưởng ở sự phục hưng của sự nghiệp giáo dục chân chính, kì vọng về tương lai tươi sáng của đất nước.

Ý kiến của Nguyễn Thiếp trùng hợp với ý kiến của nhà bác học Lê Quý Đôn: Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Đất nước nhiều nhân tài thì chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

Nguyễn Thiếp nêu rõ mục đích, tác dụng của việc học là để làm người, học để nâng cao hiểu biết và làm việc ngày một tốt hơn; đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Nếu mọi người hiểu được điều đó thì sẽ nhận ra tác hại ghê gớm của lối học hình thức hòng cầu danh lợi.

Nội dung bài Bàn luận về phép học tất nhiên chịu ảnh hưởng của quan điểm giáo dục Nho giáo, song điều chính yếu mà tác giả muốn nhấn mạnh là mục đích, tác dụng của việc học tập chân chính cũng như phương pháp học tập đúng đắn khoa học. Những ý kiến mà Nguyễn Thiếp nêu ra có nhiều điểm tiến bộ, đáng để cho hậu thế noi theo.

Bình luận (2)
Thủy Tiên
Xem chi tiết
mai quy so
6 tháng 5 2019 lúc 18:39

muc dich cua viec hoc cua doan trich tren la hoc de lam nguoi co dao duc , co tri thuc gop phan xay dung dat nc chu k phai oc hinh thuc hong cau danh loi dan den tac hai chua tam thuong , than ninh hot, nc mat , nha tan

chuc bn hoc tot banh

Bình luận (0)