Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Chỉ ra chức năng của câu cầu khiênz trên
Trong các câu sau câu nào là câu phủ định, câu trần thuật, câu cầu khiến? Xác định chức năng của chúng
a, Khốn nạn! Nhà cháu đã không có dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi
b, Ngốc sao ngốc thế! Đồ một cái nhà thôi à?
c, Thôi, nhân lúc trời sáng em hãy trốn đi ngay
d, Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về
Xác định kiểu câu, chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của các câu sau:
a. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo.
b. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi.
*Xin giúp em với ạ!!! Em đang cần gấp lắm ạ!!! Cảm ơn!!!
b,Cau cau khien
Câu cầu khiến là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác làm.
Muốn nêu ý cầu khiến, khi đặt câu cầu khiến, người ta thường dùng những từ ngữ như : đừng, chớ, hãy, nên, cần, lên, đi ...
Ví dụ:
- Các em đừng làm ồn trong lớp !
- Đốt lửa lên !
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
Câu cầu khiến là câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay những ngữ điệu cầu khiến. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Thường kết thúc bằng dấu chấm than(!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm(.).
VD:
Cả lớp trật tự!
Giúp mình vs mình cần ngay bây giờ!
Cầu 3: Có ý kiến cho rằng, môi nhân vật trong tác phẩm có đoạn trích trên đây đều để lại trong người đoc nhiều suy ngâm. Hãy viết đoạn văn khoảng 07 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Giốn-xi và bài học em rút ra được từ nhân vật này. Trong đoạn văn sử dụng câu ghép. Chỉ rõ 01 câu ghép và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó. (1.5 điểm)
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Giôn-xi trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là nhân vật đã để lại cho em nhiều ấn tượng và suy ngẫm. Cô họa sĩ nghèo này có số phận vô cùng bất hạnh, đáng thương song cũng có phần đáng trách. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô không còn muốn sống nữa. Cô phó mặc số phận mình cho chiếc lá thường xuân: bao giờ chiếc lá cuối cùng lìa cành, cô cũng sẽ tạm biệt cõi đời này. Giôn-xi thật đáng thương làm sao, thế nhưng, cô cũng có phần đáng trách khi đã không đấu tranh để níu giữ lấy sự sống của mình. Qua nhân vật này, em học được bài học sâu sắc: hãy luôn trân trọng sự sống của mình và đừng giao phó nó cho bất cứ ai.
Câu ghép: Giôn-xi/ thật đáng thương làm sao, (thế nhưng), cô/ cũng có phần đáng trách khi đã không đấu tranh để níu giữ lấy sự sống của mình.
Đọc đọc trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?
b) Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.
b) Trong các câu ghép còn lại, nếu tách các vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.
Câu Những người muôn năm cũ? Hồn ở đâu bây giờ? Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết? Chỉ ra chức năng của kiểu câu này.
Câu "Hồn ở đâu bây giờ?" thuộc kiểu câu nghi vấn.
Em biết vì có dấu hiệu dấu chấm hỏi và từ để hỏi "đâu"
Chỉ ra chức năng của kiểu câu này: vừa thể hiện cách hỏi có cảm xúc về những người thuê viết và cái hồn - cái đẹp của dân tộc ta ở đâu, vừa bộc lộ rõ tiếng gọi chung của tác giả và ông đồ về những con người tài giỏi làm đẹp cho quê hương đất nước.
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau và cho biết chức năng của chúng?
a)
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy
- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.
b)
Ông lão ơi! Ông đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà đẹp
giúp mk với mn
*Đặc điểm hình thức: + dấu chấm than( có thể là dấu chấm)
+Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chứ, đi
*Đặc điểm chức năng:Mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...
*a",Đem chia đồ chơi ra đi !"
Chức năng: Ra lệnh
b,"Ông đừng băn khoăn quá"
Chức năng: Đề nghị
câu thơ''Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói
xác định chức năng của kiểu câu em vừa tìm được
chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn trên
- Câu thơ thuộc kiểu câu trần thuật
- Chức năng: câu trần thuật dùng để kể lại sự việc đã được nói đến: đó là việc người dân làng chài ra khơi đánh bắt cá vào sáng sớm.
- Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.
(Thạch Sanh)
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi."
2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện " Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."
3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.
4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.
Chỉ ra quan hệ từ của câu sau: chỉ cần các cháu nhường nhịn nhau một chút thôi là cả hai cũng đã được qua cầu. Còn bây giờ thì cả hai đều muộn mất rồi.