Những câu hỏi liên quan
VIỆT DUY
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
19 tháng 11 2021 lúc 7:22

Nguyễn Khuyến

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
19 tháng 11 2021 lúc 7:22

Nguyễn Khuyến

Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
19 tháng 11 2021 lúc 7:23

 tác giả Nguyễn Khuyến 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2019 lúc 11:37

Đáp án: C

Bình luận (0)
Võ Công Hoàng Đạt
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
15 tháng 11 2018 lúc 17:29

Trong cuộc sống ai cũng có bạn và có cho mình một tình bạn chân thành . Vậy tình bạn chân thành là gì ? Theo tôi tình bạn chân thành là một tình bạn vô tư , đậm đà thắm thiết vượt qua những điều kiện vật chất . Ai có nhiều bạn nhưng trong số đó cũng có một số người chơi với nhau chỉ vì điều kiện vật chất , hào nhoáng nhưng khi gặp khó khăn thì không giúp đỡ lẫn nhau , đó không phải là một tình bạn chân thành. Bên cạnh đó cũng có một số người chơi với nhau rất chân thành , không vì vật chất cũng như những hào nhoáng bên ngoài , khi gặp khó khăn thì họ luôn bên cạnh ta , sẵn sàng giúp đỡ , chia ngọt sẻ bùi đó mới là một tình bạn chân thành . Khi có một tình bạn như vậy thì ta phải biết giữ gìn đừng vì bất kì lí do nào khác mà làm sứt mẻ tình bạn đẹp ấy

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đại
Xem chi tiết
Tạ Như Ngọc Nga
27 tháng 10 2017 lúc 20:35

trong bài bạn đến chơi nhà, tác giả đón bạn trong 1 hoàn cảnh rất chớ trêu, khi đám trẻ con hay làm việc vặt trong nhà như pha trà, ... đều vắng cả, chợ thì ở xa, tác giả có muốn đi mua đồ đãi khách cũng ko đc ( vì nếu thế thì k ai tiếp khách !) . ao sâu, nc cả ,...  khó bắt đc cá đãi khách, vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà (...) ... ns chung là tác giả đã đón khách trong khinhaf có đủ cả mọi thứ ( như: rau ; gà ; cá ....) nhưng lại ko thể đem ra mời khách đc và lại càng ko thể bỏ khách ngồi một mk để đi làm cỗ đãi ,... 

:V :V :V ahihiiiiii, chém nãy h đóa nhoa ^^

Bình luận (0)
luuthianhhuyen
27 tháng 10 2017 lúc 20:34

Đặc biệt ko có thư gì kể cả miếng trầu .Sử dụng phép nói quá , liệt kê , cách nói hóm hỉnh 

Bình luận (0)
Nhỏ_Ngốk_Nami
27 tháng 10 2017 lúc 20:34

 Lẽ thường khi bạn đến chơi thì chủ nhà phải nghĩ đến việc thiết đãi bạn để tỏ tình thân thiện nhưng trong bài thơ này hoàn cảnh của chủ nhân lại thật đặc biệt vì mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không nên ông không thể tiếp bạn theo lẽ thường:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

          Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân! Có ao và cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu… Bức tranh vườn quê thân thuộc hiện lên

 sống động, vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị, đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Chúng ta như cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây, ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về quê ở ẩn. Phép đối hợp cách, chặt chẽ; cảnh với cảnh  tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hoà hợp như cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình:
                                                                         “Ao sâu nước cả, khôn chài cá
                                                                 “Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”.

         Dân gian có câu: “Khách đến chơi nhà không gà cũng vịt”. Qua các câu thơ trên, ta thấy Nguyễn Khuyến đang giãi bày với bạn: trong nhà ngoài vườn có bao nhiêu thứ, nhưng thực ra chẳng có gì để thết bạn, đãi bạn vì tất cả mọi thứ, mọi thức chưa đến lúc, đến thời! Câu thơ thứ bảy tiếp nối và mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn cái “không có”:
                                                                 “Đầu trò tiếp khách trầu không có”.
         Phải chăng cái nghèo của cụ Tam nguyên Yên Đổ đã đến mức ấy ư? Nhà thơ đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Một ông quan to triều Nguyễn về quê ở ẩn  thì không thể “miếng trầu là đầu câu chuyện” để tiếp bạn cũng “không có”. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của thực dân Pháp, lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương.
       Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao, cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá gỏi, mà chỉ có một tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết:
                                                                  “Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Bình luận (0)
Ngọc Giàu
Xem chi tiết
Bảo Bình
Xem chi tiết
Võ Công Hoàng Đạt
15 tháng 11 2018 lúc 10:05

cảm ơn nhà minh

Bình luận (1)
Võ Công Hoàng Đạt
15 tháng 11 2018 lúc 10:43

ông bt trả lời mấy câu đó ko trả lời giùm tui với

Bình luận (1)
Bảo Bình
15 tháng 11 2018 lúc 11:21

Câu 1 : Cách xưng hô thân mật thể hiện sự thân mật , tình bạn đầm ấm thắm thiết của tác giả đối với bạn

Câu 2 : Giong điệu bài thơ hóm hỉnh thể hiện tình cảm bạn bè đầm ấm thắm thiết

Câu 3 : Tác giả tiếp bạn trong một hoàn cảnh rất đặc biệt . Có sẵn mọi thứ nhưng thực ra chẳng có gì : Muốn đi chợ thì chợ xa không có ai để sai bảo, muốn bắt gà thì vườn rộng không bắt được, muốn bắt cá thì ao sâu , có cải ,mướp , bầu , cà nhưng chưa ăn được , miếng trầu cũng không có

=> Tác dụng : muốn nói lên tình bạn chân thành không cần những hào nhoáng bên ngoài và để đùa vui ( cái đùa vui tui không chắc lắm mấy người học cô Thảo bày tui )

Câu 4 : Cụm từ ta với ta ở bài qua đèo ngang chỉ tác giả và nỗi buồn , cô đơn , trầm lặng trước khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn ở đèo ngang . Còn ở bài bạn đến chơi nhà chỉ tác giả và người bạn của mình thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách

Câu 5 : Viết văn ông có thể tham khảo trên mạng nha .

+ Trong cuộc sống thì ai cũng cần phải có bạn và 1 tình bạn chân thành

+ Tình bạn chân thành là gì ?( là tình bạn vô tư , không lợi dụng , ko vì vật chất )

+ Trong cuộc sống cũng có 1 số người bạn chỉ chơi với nhau vì vật chất nhưng đến khi hoạn nạn thì như thế nào , đó có phải là tình bạn chân thành ko

+ Bên cạnh đó cũng có một số người bạn chơi với nhau rất vô tư ko vì vật chất cũng như ko lợi dụng lẫn nhau , đó là 1 tình bạn chân thành

+ Khi có 1 tình bạn chân thành thì nên làm gì

Cái nớ là ý của tui ông tham khảo trên mạng để cho bài văn nó hay nha

Bình luận (0)
namblue
Xem chi tiết
Phùng Đăng Phương
28 tháng 10 2016 lúc 20:04

Bài thơ " bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến - nhà thơ kiệt xuất của thể thơ trung đại Việt Nam đã viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng có sự sáng tạo rất độc đáo . Khi có ông bạn già tới chơi nhà , Nguyễn Khuyến đáng lẽ phải tiếp đãi bạn một bữa ăn thịnh soạn , chu đáo nhưng ông đã tạo ra một tình huống trớ trêu : mọi thứ tưởng chừng có tất cả nhưng lại ở hình thức tiềm ẩn . Qua đó thể hiện cuộc sống dân dã của ông cũng như sự hóm hỉnh , dí dỏm đến tột độ . Nhưng ở câu thơ cuối :" ta với ta " hay và ý nghĩa hơn cả thể hiện rằng , tình bạn chân thực của đôi bạn già sẽ vượt qua tất cả khó khăn , thiếu thốn vật chất . Qua bài thơ này , em thấy càng quí trọng tình bạn hơn .

Bình luận (2)
Winivn123
Xem chi tiết
Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 12:00

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

Bình luận (0)
Võ Công Hoàng Đạt
Xem chi tiết
Lê Tự Nhân
17 tháng 11 2018 lúc 21:06

học rồi tự làm

Bình luận (0)