PTBĐ chính trong đoạn văn trên là j
Cho đoạn văn: "Sau trận bão,chân trời, ngấn bể... là là nhịp cánh..."
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn đó là gì? Nêu nội dung của đoạn văn trên?
Câu 2: Tìm PTBĐ? Tác dụng của BPTT đó?
Câu 1 :
PTBĐ chính: So sánh
Nội dung: Cảnh mặt trời mọc trên biển
Câu 2
- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
- Mặt trời ...tròn trĩnh....như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn..hồng hào thăm thẳm và đường bệ.
- Mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng
- Vài chiếc nhạn... chao đi chao lại.
- Một con hải âu... là là nhịp cánh.
Tác dụng:
- Cho người đọc hình dung cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh đẹp, trong lành và rất đỗi bình yên
*Chúc bạn học tốt*
Bạn Azumi Chan ơi mình thấy bạn lẫn lộn giữa BPTT và PTBĐ hay sao đó.Chắc bạn viết nhằm! Mong bạn có thể chú ý hơn nha 😊😉
Đoạn trích
Từ tinh thần yêu nước đến kháng chiến
Câu 1: đoạn trích trên đc trích trong vb nào ? PTBĐ chính trong đoạn văn trên là gì?
nêu xuất xứ của đoạn trích ?
Câu 2: em hãy nêu ND của đoạn trích trên?
Câu 3: Xét theo cấu tao ngữ pháp câu 2,3,5 thuộc kiểu câu gì? mục đích của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn văn trên ?
Pần tập làm văn
Đề 1 ko bt
Đề 2 hãy cm tính đúng đắn của câu tục ngữ ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đề 2:
Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.
Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.
Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.
Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.
Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.
Câu 1:
Đoạn trích được trích từ VB Tình thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh. PTBD chính là nghị luận. Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích: nêu cao bổn phận của toàn dân trong việc làm cho tinh thần yêu nước của dân tộc được thể hiện bằng hành động.
Phần 2:
Câu 2:
Tham khảo:
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.
Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...
Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.
Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.
Từ Mẹ tôi giọng khản đặc...xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.( PTBĐ chính của đoạn văn trên là gì?)
mình nghĩ là tự sự
sai thì đừng trách mình nha
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
a)đoạn văn trên sử dụng ptbđ chính nào
b)chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên
c)viết đoạn văn ngắn 3-5 câu trong đó có sử dụng một trong các điệp ngữ trên
MẤY ANH CHỊ GIÚP EM VỚI Ạ,NGÀY MAI EM THI MÀ CHƯA LÀM DC BÀI
Từ Mẹ tôi giọng khản đặc....xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. PTBĐ chính của đoạn văn trên là gì. ( em đang cần gấp ạ)
Tham khảo\
a, Các từ láy: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, nhảy nhót, ríu rít, nặng nề, chiêm chiếp
b, Phân loại
mình nghĩ là tự sự
điểm thấp đừng đổ nha
Đoạn trích từ bài văn " Vết nứt và con kiến" kể theo ngôi thứ mấy ? Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên Cố giúp mình nhé 😇😇
EM HÃY VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN VỀ KỈ NIỆM CỦA EM VỚI BÀ SỬ DỤNG PTBĐ CHÍNH LÀ MIÊU TẢ CÓ PHÉP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA
KO LẤY ĐỀ TRÊN MẠNG NHÉ
Đọc văn bản Thánh Gióng . Văn 6 tập 1 .Rồi trả lời các câu hỏi sau:
Mọi người đọc từ Đoạn bấy giờ có giặc Ân đến chú bé dặn nhé.
1.PTBĐ của đoạn văn là gì?
2.Nhân vật chính trong truyện là ai?
3.Các cụm danh từ có trong đoạn văn là ?
4. Thánh Gióng liên quan đến hội thi nào?Vì sao người ta lại lập nên hội thi đấy?
5.Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Thánh Gióng
1.PTBD:Tự sự
2.Nhân vật chính: Thánh Gióng
3.Các cụm danh từ:Một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một tấm áo sắt
4.Thánh Gi óng liên quan đến hội Khỏe Phù Đổng . Người ta lập hội thi này để tưởng nhớ anh hùng Thánh Gióng
5.
Sau khi đọc xong tryện truyền thuyết về Thánh Gióng , em thấy Thánh Gióng là 1 người anh hùng có lòng yêu nước . Khi nghe tin đất nước bị xâm lược , Gióng liền xung phong đi đánh giặc cho nhân dân . Dù Gióng đã bay về trời nhưng Gióng vẫn luôn ở trong trái tim chúng ta
Nêu PTBĐ của văn bản "ca Huế trên sông Hương"? (nêu giúp mk PTBĐ chính luôn nhé
Các phương thức biểu đạt:Nghị luận chứng minh,miêu tả, biểu cảm
Phương thưc biểu đạt chính :Nghị luận
Thể loại : văn thuyết minh
PTBĐ: nghị luận
văn bản: nhật dụng
thể loại: bút kí
ptbd: thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm