Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phương Uyên
Xem chi tiết
Cá Biển
6 tháng 11 2021 lúc 14:40

Tham khảo nhé!

Câu 1:
Với những cảm nghiệm tinh tế của mình , nhà thơ đã vẽ nên bức tranh "Nhà không có bố " như một phóng sự đầy hình ảnh ,   qua mấy dòng lục bát vừa đằm thắm dung dị , vừa ma mỵ lắng sâu ,  làm lung lay sự yếu mềm trong mỗi con người. Nó chạm vào cả tuyến lệ vốn nông cạn và khô hạn của cả những gã đàn ông...
  Đọc xong bài thơ , những mảng màu cuộc sống ấy cứ trở trăn, ray rứt , đan xen với nhiều cảm xúc. 
  Nhưng đó là những cảm nhận xa xưa  - hồi mấy sợi dây  xúc cảm trong đầu còn mẫn cảm , chưa được nhúng vào...nước sôi cuộc đời .  Giờ là những người đàn ông thực thụ , biết lấy sự mạnh mẽ để khỏa lấp yếu mềm và không còn ngây thơ tin vào ma mỵ lục bát !
  Ngày xưa đọc bài thơ chưa cần kính , nên nó trong veo cảm xúc . Tuổi ấy chưa cần kính . Bây giờ đọc lại " Nhà không có bố " phải qua cặp kính , nên những mảng màu trong đó hiện lên như hình ảnh 3D ,  thật khác xưa . Rõ nét hơn . Có nhiều màu sắc va đập phản chiếu lẫn nhau.
                             Nhà không có bố buồn sao
                     Cái đinh cũng thiếu , con dao thì cùn . Đành rằng các cụ xưa từng nói - " Vắng đàn ông quạnh nhà , vắng đàn bà quạnh bếp" , nhưng xu thế đời nay , nhiều phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân khá phổ biến.  Thế thì nhà không có bố hà cớ gì phải buồn . Đây là cái sai đầu tiên của bài thơ. Không có bố càng khỏe xác !
    Đinh thiếu , dao cùn , vài chục bạc ra chợ có tất. Cứ mua mỗi loại một ít , ném vào một góc nào đó , lúc cần thì có ngay mà sử dụng. Còn chân yếu tay mềm không tự đóng đinh được thì ...dễ ợt. Các nàng cứ vẫy tay một cái , đừng ngại , thằng cha hàng xóm nhảy qua liền. Đừng nói là đóng đinh , mà đóng nguyên cả cái cột đình vào vách núi  hắn cũng chẳng lăn tăn gì. (!).
                          Bơm xe chẳng hiểu cái jun
                      Rát tay bật lửa , đá cùn xăng khô
   Xưa rồi Diễm ơi . Bây giờ xe tay ga ,các nàng cứ ngồi yên trên xe , vẫy tay : " Bơm". Anh chàng nào mà thấy người đẹp chả thích bơm !? Bơm xong, hai bên vui vẻ coi như xong việc. Còn bật lửa - tức là cái hộp quẹt , thời giờ tràn lan , xài  hết gas thì cho vào sọt rác, kiếm cái mới  . 
                         Không có` bố , không thì giờ
                    Bữa ăn sớm muộn chẳng chờ chẳng mâm.
   Ừ , cái này thì quá đúng , nhưng không có bố càng thích. Không phải lo khẩu vị , giờ giấc , mâm bàn ...Bữa ăn , Mẹ một tô , bạ đâu ngồi đấy , vừa ăn vừa giở đọc " Tạp chí Thời trang ". Con một tô , cũng một góc , vừa ăn vừa dí mũi vào Đoremon. Thế là quá ư tiện lợi. Một công đôi việc. Than thở con mẹ gì nữa! Tự do hơn cả ...thế giới tự do .
                        Ngày đông gió bấc mưa dầm
                    Dậy che mái dột, âm thầm mẹ con.
  Gió bấc mưa dầm mùa đông thì đâu riêng chỉ mấy mẹ con , mà là...toàn quốc. Chính xác là toàn vùng ( Trong Nam không có loại kinh điển này.) " Lụt thì lút cả làng " đâu riêng một mình ai , kể cả nhà có nhiều ...lớp bố !
  Che mái dột ư ? Lại  giơ cổ tay tròn trắng ra vẫy thằng cha hàng xóm thôi. Hắn luôn dài cổ chờ mong cái vẫy tay dẻo như múa của người đẹp ! Đàn ông là loài sinh vật  ưa ngọt , các nàng cứ liếc xéo cho nó một phát , nhẹ nhàng cho nó một câu ,  thì hắn còn nằm dài lên mái nhà mà che dột cho mấy mẹ con suốt đêm đông ấy chứ . 
                      Chẳng nghe tiếng điếu rít giòn
                   Bia không mua uống , em còn bán chai .
 Tiếng điếu rít giòn mà làm mê hoặc phụ nữ thì quả là...Ngoa sĩ chứ không phải là Thi sĩ nữa ! Nếu thuốc lá gây khó chịu một thì thuốc lào phải gấp lên nhiều lần - Cái hôi hám của thuốc lào rất bền màu và phát tán diện rộng . Một ông bố nọ từ ngoài Bắc vào thăm con vì nghiện nên mang cả điếu cày vào Nam. Người già đêm thường khó ngủ , mỗi lần thức giấc , ông lại rít thuốc lào. Mà hút thuốc lào là phải rít càng kêu to càng sướng. Đêm thanh vắng làm nền cho tiếng điếu vút cao như tiếng súng liên thanh làm cô con dâu trăn trở khó chịu. Một hai đêm đầu , cô còn nhịn , đến đêm thứ ba thì cô không nhịn được nữa và..."  Gìa rồi mà hút hít gì rống to thế , chẳng cho ai ngủ" . Ông đành nhẹ hơi , rít sụt sịt như ăn trộm . Còn may là nó mới nhắc nhở , chưa vả vào miệng ông. Thế mà trong thơ , tác giả " Ngoa điệu " lên là nhớ !   
                      Nước đun sôi , để nguội hoài
                   Nhà không có bố , biết ai pha trà .
 Đàn ông là lắm tật lắm. Ngoài rượu bia lại còn trà,  không có các ông , đỡ nhọc lòng lau rửa ấm chén. đỡ phải  ngứa mắt nhìn cảnh các ông khề khà bên ấm trà trong lúc người khác đánh vật với một núi việc nhễu nhã mồ hôi .  Nhưng không cứ phải pha trà mới đun nước sôi , mà nước sôi để nguội  vẫn phải dùng cho mọi người đó thôi...
  Chân lý bên lở bên bồi cuả dòng sông là mãi mãi , nhà không có bố chỉ là nhất thời , chẳng gì phải buồn . 
                     Nhà không có bố, chẳng sao
                Bao anh hàng xóm nghêu ngao...hát thầm !
   Rõ ràng  khi đọc thơ qua cặp kính , ta nhìn thấy nhiều điều  mà tác giả hồi ấy loay hoay với những câu hỏi chưa có câu trả lời . Bài thơ như một phóng sự ảnh , lưu đọng vào người đọc lâu nay, ray rứt và ấm ức . Bây giờ tân tiến hơn , có những điều không còn phù hợp nữa .  Những bức ảnh cảm động trong bài thơ trên đều có lối thoát ,xử lý được qua ngả...Photoshop hàng xóm !  
Câu 2:
Âm thâm là tính từ giúp chỉ trạng thái sự vật.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 4 2018 lúc 11:20

a, Mỗi bài thơ có 7 tiếng, số dòng và số chữ có bắt buộc và không thể tùy tiện thêm bớt.

b, Sử dụng kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

( T-B-B-T/ - T- B- B )

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

( T- T-B-B-T-T-B)

Đã khách không nhà trong bốn biển

( T- T- B- B- B-T-T)

Lại người có tội giữa năm châu

( T- B- T- T-T-B-B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

( T- B- B- T-B- B-T)

Miệng cười tan cuộc oán thù

( T- T- B- T- T- B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

( B- T- T- T/ B- T-T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

( B- B-B- T- T- T- B)

c, Niêm luật của bài thơ:

+ Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B

+ Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T

d, Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8

e, Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3

Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
KHÁNH CHI
Xem chi tiết
Gia Hân
8 tháng 2 2023 lúc 21:03

Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,….

Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Kien Đỗ Duy
Xem chi tiết
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Ngọc Mi
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
7 tháng 3 2022 lúc 14:08

Những câu thơ sử dụng phép nhân hóa: 

Nơi những dòng sông cần mẫn

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

 Cửa sông tiễn người ra biển

Chuu
7 tháng 3 2022 lúc 14:10

Tham khảo 

Nơi những dòng sông cần mẫn 

Gửi lại phù sa bãi bồi 

Để nước ngọt ùa ra biển 

Sau cuộc hành trình xa xôi. 

Nơi biển tìm về với đất 

Bằng con sóng nhớ bạc đầu 

Chất muối hòa trong vị ngọt 

Thành vũng nước lợ nông sâu. 

Nơi cá đối vào đẻ trứng 

Nơi tôm rảo đến búng càng 

Cần câu uốn cong lưỡi sóng 

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. 

Nơi con tàu chào mặt đất 

Còi ngân lên khúc giã từ 

Cửa sông tiễn người ra biển 

Mây trắng lành như phong thư. 

Tạ Tuấn Anh
7 tháng 3 2022 lúc 14:11

Nơi những dòng sông cần mẫn 

Gửi lại phù sa bãi bồi 

Để nước ngọt ùa ra biển 

Sau cuộc hành trình xa xôi. 

Nơi biển tìm về với đất 

Bằng con sóng nhớ bạc đầu 

Chất muối hòa trong vị ngọt 

Thành vũng nước lợ nông sâu. 

Nơi cá đối vào đẻ trứng 

Nơi tôm rảo đến búng càng 

Cần câu uốn cong lưỡi sóng 

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. 

Nơi con tàu chào mặt đất 

Còi ngân lên khúc giã từ 

Cửa sông tiễn người ra biển 

Mây trắng lành như phong thư. 

 

hoangyen hoangyen
Xem chi tiết
Đặng xuân nhật
Xem chi tiết
Six Gravity
10 tháng 2 2018 lúc 12:01

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

VD: có vẻ những bông hoa đào nở ra để chào đón năm mới. 

Câu 2 : 

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Có lẽ khi đọc bài thơ này, ấn tượng sâu sắc nhất của mọi người là ở khổ thơ này, nó để lại cho người đọc hình ảnh của chú bé liên lạc nhỏ con, gầy còm nhưng đầy sức sống, yêu đời, nhanh nhẹn hồn nhiên. Với nghệ thuật sử dụng các từ láy như loắt choắt, xinh xinh, nghênh nghênh rất gợi hình, tạo nên cho bài thơ một giai điệu vui tươi, nhí nhảnh, sống động như chính chú bé Lượm vậy, cậu bé yêu đời, tung tăng như con chim chích nhảy trên đường vàng, hình ảnh con chim chính đã thể hiện đầy đủ được sự hồn nhiên trẻ thơ của Lượm mà chắc hẳn là tác giả phải có một tình cảm vô cùng trìu mến, thân thương về cậu mới có thể miêu tả cậu hay đến thế.

luomtohuu

Cảm nghĩ về bài thơ “Lượm” – Tố Hữu

Nguyễn Thị Yến Linh
12 tháng 10 2021 lúc 17:50

k12oline.vn

Khách vãng lai đã xóa