Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồng Thắm
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 3 2021 lúc 15:44

Tham khảo nha em:

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

 
Vũ Minh Tâm
Xem chi tiết
Thuy Bui
21 tháng 11 2021 lúc 14:47

tham khảo

Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Vũ Minh Tâm
Xem chi tiết
Tử-Thần /
17 tháng 11 2021 lúc 19:45

Tham khảo

A.Mở bài

  - Giới thiệu về ca dao 

  - Dẫn dắt nhận định 

B. Thân bài

1. Giải thích 

- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình. 

- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân. 

2. Chứng minh

 a. Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người

   - Tình yêu quê hương đất nước. 

   - Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).

   - Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng). 

   - Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê. 

   - Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè

     + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà. 

     +Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng). 

     + Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng). 

 b. Ca dao là tiếng tơ đàn muốn điệu của tâm hồn quần chúng

   - Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. 

   - Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột. 

   - Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua… và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất điểm thế lại ra quét chùa. 

- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng). 

 C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Cảm nhận của bản thân.

 

** Bài viết tham khảo

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

  
doraemon
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
ẩn danh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Việt An
15 tháng 5 2022 lúc 9:30

cái này ko chép mạng thì khó làm lắm :(((

Huỳnh Kim Ngân
15 tháng 5 2022 lúc 9:31

Tham khảo link để lấy ý làm bài : https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-ve-bai-tuc-ngu-ve-thien-nhien-va-lao-dong-san-xuat-faq420095.html

Sung Gay
15 tháng 5 2022 lúc 9:51

Dân tộc Việt Nam ta vốn có nghề trồng lúa nước rất lâu đời. Từ thế hệ xa xưa nhân dân ta biết đã biết trồng rất nhiều loại lúa nước khác nhau. Trồng lúa nước là nghề của hàng triệu con người nông dân Việt Nam. Đồng ruộng là nơi đã gắn liền vào mỗi cuộc sống của người nông dân nước ta . Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” đã thể hiện rất rõ điều đó. Câu tục ngữ trên muốn khẳng định giá trị của đất quý như vàng. Nó giúp con người chúng ta có mội cuộc sống đầy đủ và không bao giờ bị thiếu thốn. Câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải luôn biết quý trọng và bảo vệ đất đai vì đất đã nuôi sống những người dân nghèo của chúng ta. Đất cũng cần được tôn trọng bởi vì đất cũng giống như một người bạn chi kỉ của chúng ta vậy. Qua câu tục ngữ " Tấc đất, tấc vàng" em đã học được một bài học vô cùng ý nghĩa đó chính là phải biết tôn trọng những gì mình đang có và không được lãng phí những điều đó một một cách vô điều kiện.

 
Lương Ngọc Linh
Xem chi tiết
nguyen yen nhi
24 tháng 9 2016 lúc 11:13

mình có tán thành vì những câu ca dao này gợi cho chúng ta bao nhiêu là cảnh đẹp từ Bắc tới Nam của Tổ quốc Việt Nam chúng ta. Đó là những vùng quê yên ả đằng sau lũy tre làng xanh mướt với cây đa cổ thụ nghìn năm tuổi, hoặc có thể là cánh đồng lúa vàng óng có cánh cò trắng hạ xuống,... Nơi những người dân hiền lành, chân chất làm việc chăm chỉ trên mảnh đất quê hương. Quê hương VN chúng ta đẹp như vậy đó, thật giản dị, đơn sơ và cũng rất đẹp đẽ, thanh bình.