Những câu hỏi liên quan
Tu van tinh yeu
Xem chi tiết
кαвαиє ѕнιяσ
3 tháng 1 2022 lúc 23:35

Chúc bạn nộp bài thành công <3

Tham khảo:

Các lễ hội ở bình định (e-cadao.com)

Bình luận (0)
Steven
Xem chi tiết
Thi Phạm Khánh
19 tháng 9 2020 lúc 18:50

con người: 

nhiễu điều phủ lấy giá gương

người trong một nước phải thương nhau cùng

Ý nghĩa:

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thi Phạm Khánh
19 tháng 9 2020 lúc 19:02

quê hương, đất nước:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Ý nghĩa:

Hình ảnh quê hương đất nước được nói đến nhiều trong ca dao dân ca. Có con “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như trnah họa đồ”. Nơi ải BẮc xa xôi là “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?…”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” – một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:

“Gió đưa cành trúc la đà

Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cánh sắc làng quê. Tre , trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:

“Trúc sinh trúc mọc bờ ao,

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.

Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:

“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằmn cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnh mộng, songs lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay giắt con trâu…”.

Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.

Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phố phường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng qúa. Câu thưo cổ kính, chứa chan thi vị:

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương”.

Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn giắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.

Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Mai
Xem chi tiết
YolkCaptain54
23 tháng 4 2022 lúc 22:04

bài 1: không biết

bài 2: bằng 20

Bình luận (0)
Van Le
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
1 tháng 12 2021 lúc 12:38

dòng thứ 2 từ dưới lên trên là \(m_{HCl}=0,4.36,5=14,6(g)\) nha

Còn lại bạn đúng rồi

Bình luận (1)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Lâm
9 tháng 3 2022 lúc 17:32

Việc gọi ẩn ko ảnh hưởng gì tới kết quả bài toán cả, cứ thoải mái đi

Bình luận (0)
Thảo Đỗ Phương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 5 2022 lúc 22:31

a) . 

<=> x+2,7 = 4: 0,5 = 4:(1/2) = 4 . 2/1 = 8

<=> x = 8 - 2,7 = 5,3

b ).

<=> 2/3 : x = -7 - 1/3 = -22/3

=> x = -22/3 x 2/3 = -44/9

c) .

<=> (-3/5)x = 1

=> x = 1 : (-3/5 ) = -5/3

Bình luận (0)
Đinh Phan Tiểu My
Xem chi tiết
Tasia
Xem chi tiết
Hoàng Hạnh Nguyễn
1 tháng 7 2021 lúc 21:10

1 is going

2 enjoy

3 seem

4 feel

5 are learning

6 needs

7 concentrate

8 support

9 is doing

10 are practicing

11 finds

12 is getting

13 think

Bình luận (3)
Trần Ái Linh
1 tháng 7 2021 lúc 21:10

1. goes
2. enjoy
3. seem
4. feel
5. are learning
6. needs
7. concentrate
8. support
9. does
10. are practicing
11. finds
12. gets
13. think

Bình luận (0)
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Trần Đình Hoàng Quân
8 tháng 8 2023 lúc 19:29
Mở bài:

Thơ ca là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật của con người. Thơ ca là tiếng nói, là niềm say mê của con người trước cuộc sống muôn hình vạn trang. Bản chất của thi ca là cảm xúc. Trí tuệ dường như không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. Bởi thế, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng viết trong “Ba nghìn thế giới thơm” rằng: “Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố”.

Thân bài:

Lời trích dẫn trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Chiêu cũng đồng thời thể hiện quan niệm của ông về thơ ca. Thơ ca lúc nào cũng nhẹ nhàng, bay bổng , lững lờ trôi giữa dòng đời vô tận. Nó ở ngay trong cuộc đời này nhưng cũng thật xa xôi như ở chốn tận cùng thế giới. Thơ ca là một hữu thể vô định mà huyền ảo, nó luôn vận động, luôn luôn đổi dời. Thơ ca mở ra một thế giới kì ảo, một chân trời lạ lẫm, nơi mà đời thực và những giấc mơ trộn lẫn vào với nhau, nơi mà mọi ranh giới hư thực bị xoá nhoà. Và trong cái nhẹ nhàng thoang thoảng thi vị ấy, thơ ca mang trong nó một sức mạnh tiềm tàng, có thể dữ dội như những cơn bão tố. Tất cả những điều đó tạo nên thi ca, rực rỡ và chói loà như một ánh ban mai vàng rực.

Thơ ca là gì? Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ ca Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Giáo sư Đỗ Lai Thuý từng viết: “Thơ ca là một câu trúc ngôn từ phức tạp, nó bắt ta phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của nó”. Thơ ca được ví như một ma trận ngôn từ mà mỗi người thi sĩ là một nghệ nhân chơi chữ điêu luyện. Ngôn từ trong thi ca đeo trên nó hàng trăm nghìn những chiếc mặt nạ, vừa là nó vừa chẳng phải là nó. Mỗi một bài thơ là một hệ kí hiệu buộc người đọc phải giải mãi thật tỉ mỉ bằng lòng nhiệt thành và trái tim biết rung cảm. Ngôn từ thi ca để làm được điều này cần phải có sức gọi, cả về hình ảnh của sắc, âm thanh của vần điệu nhưng hơn cả, là gợi lên những tình ý đậm đà. Ngôn từ thi ca như tạo ra giữa chúng những khoảng không thinh lặng mà tại đó hồn thơ chan chứa, dạt dào và tràn đầy.

Nhưng như vậy chưa đủ lý do để thơ ca được ví như mây trời. Thơ ca muốn lửng lờ trôi vào hồn người cần được cấu thành từ những ngôn từ nhẹ nhàng, êm dịu. Nó phải tạo thành một làn sóng rung cảm lắng lọc trong tim độc giả thay vì những tạp ngôn xô bồ. Và thi ca, huyền bí đầy bất định chính nhờ tất thảy những những điều đó, nhờ cái ngôn từ đa nghĩ tạo thành các câu mơ hồ như những màn sướng sớm không ngừng thu hút lòng người muốn khám phá, muốn thấu hiểu nó ở tầng sâu nhất.

Mặt khác, thơ ca còn là thành phẩm của quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và bạn đọc. Thơ sẽ chỉ la những lời bộc bạch như một quyển nhật ký bí mật của những nhà văn nếu người đọc bỏ qua nó, khước từ nó và không hoà vào trong hồn điệu vọng vang của nó. Vì lẽ này nên thơ ca mới vô định, nó phụ thuộc vào năng lực cảm thụ và góc độ tiếp nhận của các độc giả.Thơ ca, như những dòng đối thoại không hồi kết của người đọc và nhà văn về văn chương, thơ phú, là quá trình cả hai trăn trở về nhau để hiểu đối phương và rồi tìm thấy chính mình. Và hiển nhiên nhận thức và quan điểm sống của mỗi đối tượng là khác nhau nên hiệu quả đọc cũng như ý nghĩa tìm được cho chính mình cũng không thể giống như nhau.

Ví như trong “Nguyệt cầm”, Xuân Diệu đã mở ra hàng loạt cách suy luận ngay từ trong nhan đề bài thơ. Nguyệt cầm? Là đàn nguyệt hay trăng đàn? Là nghe đàn trong đêm trăng hay đàn dưới ánh trăng? Đâu mới là ý nghĩa thật sự của hai tiếng nguyệt-cầm? Hay tất cả những câu hỏi đó đều chẳng có đáp án hay một lời giải đáp nào cả. Đó chính là sự lặng lẽ của ngôn từ, lặng lẽ đầy gợi mở, là một tấm màn kì bí bao trùm lên bài thơ mượt mà dệt bởi những ngôn từ cô đúc, sống động.

Ngôn từ thi ca vốn dĩ đã đa dạng, độc đáo nhưng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế cùng nhau, chúng quyện hoà để xoá nhoà đi những lằn ranh ngữ nghĩa cứng nhắc để tác phẩm trở thành những câu đố không bao giờ có thể bị phá giải, tuy mơ hồ nhưng cũng thú vị hơn bao giờ cả, ví như Xuân Diệu viết:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

 

Tại đây, bằng một từ “nhập”, tác giả đã xoá nhoà đi ranh giới của “trăng” và “nguyệt”, gộp cả hai thành một, hữu hình hoá cả hai vật thể vô định lại ngay trước tầm mắt: “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”. Xuân Diệu đi xiếc trên việc sắp đặt từ ngữ, khải niệm trăng đàn lẫn lộn hoàn toàn với nhau, bởi lẽ trăn là nguyệt mà nguyệt cũng lại là càm, ánh sáng và âm thành bện chặt lấy nhau là linh hồn trụ đỡ cho sự thăng hoa xuyên suốt bài thơ. Đồng thơi, nhà thơ sử dụng từ “cung” đầy ẩn ý. Cung? Là cung trăng hay cung đàn? Thế thì trăng nhập vào đàn hay đàn hoà vào trăng? Ta chỉ biết rằng cả hai giờ đây đã là một không còn ranh giới gì, tuy mơ hồ nhưng tràn trề sức hút.

Ngôn từ đã gợi lên hàng loạt cách nghĩ khác nhau về bài thơ, nó khiến cho bài thơ không bao giờ dừng sống động. Các làn nghĩa giao thoa trong sự hài hoà đến tuyệt đối. Chính điều này khiến cho bài thơ không bao giờ ngừng lan toả một làn sóng trùng điệp những thanh sắc vào trái tim độc giả. Và rồi, như một áng mây giữa nền trời bao la, cứ trôi, trôi mãi không nghỉ dừng,…

Thơ ca, xem mơ hồ như bản chất của mình bởi lẽ nó được bật ra từ những cơn mơ tình của người thi sĩ, từ hai bờ của nhận thức và tiềm thực, của hiện tại và những giấc mộng. Khi người nghệ nhân ngôn từ lặng lẽ chìm vào cái ưu tư của riêng mình, khi đối diện với con tim mình, nhà thơ xây dựng trong đó một thế giới chủ quan riêng, dựng lên bởi ngôn từ mà nền tàng là sự bộc phát và chiếm lĩnh những thứ trong bản năng lẫn cái tôi chìm ngủ. Đó là những mảng khuất và tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn để rồi bật lên từ đó, từng tiếng thơ vang vọng.

Thơ ca, trong cái tâm thức của người thi sĩ, nó phát khởi, nó vẫy vùng để được bung ra thành những âm thanh mạnh mẽ dội vào lòng người đọc. Và khi đó, nó mang lấy nhữg trăn trở, những khao khát không cách nào nguôi ngoai của nhà thơ. Để rồi, họ đi lại vào trong sáng tác của mình và tìm lại chính bản thân đầy nguyên sơ nhưng cũng thần bí và xa lạ. Giống một Huy Cận:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

 

Ẩn đằng sau một Huy Cận năm nào lại là một linh hồn khác, một linh hồn đầy bơ vơ. Giữa cái đất trời thênh thang và dòng đời vô tận, đời người tuy ngắn ngủi, linh hồn tuy mong manh, đơn chiếc nhưng lại gánh hết nỗi buồn dai dẳng đến ngàn năm. Cái buồn như choán ngợp, như nuốt chửng lấy hồn người giữa vũ trụ bao la. Ở đây, ngay trong sáng tác của mình, Huy Cận đã bộc lộ một cái tôi xa lạ hẳn đi, đã thể hiện một nỗi lòng tiềm ẩn, chính điều đó khiến cho bài thơ như đưa con người vào cõi mộng, nơi mọi chiếc mặt nạ tháo xuống và cái tôi dần lộ diện, tuy kì bí, xa lạ nhưng cũng đơn côi, đáng thương đến lạ lùng.

Trong “Lược khảo Văn học”, Giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Thơ ca, chính vì lẽ đó, tạo nên từ những mảnh vỡ, từ cuộc đời với những tụng ca, bi ca, với thăng trầm của nỗi thống khổ và hạnh phúc vô bờ. Bởi thế, chính những bờ vực đầy chênh vênh của xúc cảm ấy, thơ ca mang lấy sự vang dội của những cơn bão tố không ngừng lay động, không ngừng xô đẩy vào lòng người đầy chơi vơi.

Có một Hàn Mặc Tử, đảo điên đầy thống khổ trong niềm đau cùng tận khi đối diện với “Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Để rồi, đứng giữa bóng tối mịt mù của vô vọng cùng một trái tim chưa bao giờ ngừng sống và thèm sống, Hàn Mặc Tử đã để lại một cơn bão tố mang tên thơ ca kết đọng lại bằng những máu, những lệ và chiếc linh hồn cô tủi chưa bao giờ ngừng réo rắt, ngừng dữ dội:

“Mỗi khối tình nức nở giữa âm u
Mỗi hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng
Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn”

Từng chút một, những vụn vỡ, tan biến hiện dần lên trong thơ Hàn cùng những thanh trắc không ngừng tiếp nối nhau như một tiếng thét toáng đầy bất lực, đầy thương đau giữa bốn bề thống khổ. Hàn Mặc Tử đã viết về nỗi cô đơn tận cùng và dai dẳng bám lấy mình theo cách ấy. Nhưng hơn cả, đó là nỗi mặc cảm chia lìa và mất mát đầy ám ánh. Cơn bão tố mà vần thơ ông gieo vào lòng người không chỉ là những rùng rợn của chao đảo trong thực hư mơ tỉnh mà còn là sự hãi hùng vì những vụn vỡ chia phôi. Đó là sự rạn nứt của thương yêu, là sự tàn lụi của thể xác hoà với linh hồn đầy bất lực, đó là sự huỷ diệt của tạo hoá đầy quyền uy, là một chút níu giữ, một chút quẫy đạp ngoi ngóp trong niềm đau, trong nỗi tuyệt vọng từng bước xâm lấn. Để rồi, có còn lại gì đâu, từng thương yêu, từng trìu mến cứ thế mà lặng lại, bị dìm chết ở đó trong máu của ta, của người và của đời, trong cái buồn thương, khổ đau không cách nào ngừng đeo đuổi hồn người, lòng người.

Cơn bão lòng chưa hề dịu đi của Hàn phả vào hồn thơ như một sự bùng nổ hoàn toàn khỏi những giới hạn, những kiềm toả để rồi nó thổi bùng lên ngọn lửa đê mê trong tâm thức sáng tạo của nhà thơ. Sự mê cuồng ấy, cơn bão giông của sự sâu sắc ngữ nghĩa mà thơ ca mang đến đó lại một lần lan toả, một lần len lỏi để khơi lên sự cảm thông đầy chua xót trong lòng độc giả. Và bão tố của thơ ca trong thơ Hàn với những bi thương, đau đớn và đơn côi ấy mãi mãi bất diệt, mãi mãi là tiếng nói giao thoa giữa những linh hồn trong cõi đời quạnh quẽ.

Bão tố trong thơ ca không có sấm chớp đì đùng nhưng nó có những tiếng thơ trào dâng. Từng làn sóng ngôn từ trùng điệp xô vào lòng ta khiến ta bồi hồi, thổn thức. Nó lam ta lay động và xuyến xao, khiến lòng ta không nguôi mà gợn nhẹ nỗi cồn cào, lăn tăn, Đó là cái tình trong thơ, cái cội nguồn cho mọi lời tha thiết. Một lần nữa, Đỗ Lai Thuý viết: “Thơ ca đứng trên cái chênh vênh của đời thực. Đó là cái đẹp của nó, là bi kịch của nó và là vận may kì diệu của nó”. Quả thật vậy, trên bờ vực của lòng người chênh vênh, thơ ca xuất hiện thu gọn tất cả vào trong tầm mắt.

Thơ ca viết về những lần chao đảo của linh hồn, nó tìm ra trong đó cái đẹp bản thể. Nó mang mác cái buồn của thời cuộc, nó nghẹn ngào nỗi đơn côi của vận mệnh. Nhưng lại càng vì thế mà nó càng may mắn: nó đã nhìn thấy, đã nắm bắt và thấu hiểu được lòng người heo hút. Nên cũng từ đây, thơ ca bộc bạch những lời thủ thỉ với lòng người khiến ai nấy “rùng mình” vì nỗi lòng đột nhiên trào dâng, vì tiếng lòng tựa như ứa ra trong từng nhịp thơ, vần thơ. Những thi vị, những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ bởi thế mới như là bão tố, nó đánh mạnh vào lòng người, tạo ra sợi dây gắn kết mang tên cảm thông. Những âm thanh, những hình ảnh thơ cũng dần hiện lên ngay trước mắt, không ngừng liên tục khiến cho người ta xuyến xao cả một vùng tâm thức.

Thơ ca là như thế, vừa êm ả như mây, vừa kỳ lạ, huyền ảo như những cơn bão ào ạt xô vào lòng người. Bởi thế, để đọc được thơ ca, ta cũng hãy như người thi sĩ kia, thành một kẻ điên, kẻ say, kẻ mơ. Ta hãy qua hết cuộc đời thường nhật để lắng nghe thanh âm sâu thẳm nhất của thơ ca. Ta hãy nhìn nhìn bằng đôi mắt trong veo của kẻ say chẳng màn thế sự để chìm mình trong vị rượu thi ca và tắm mướt lòng mình trong những dòng thơ dịu dàng êm ả.

Kết bài:

Thế giới của thi ca, như một vùng trời của những điều hồ mơ, bí ẩn. Ý tứ của thơ ca lại chẳng vì thế mà rủng roẻng, sáo rỗng và vô hồn. Và thơ ca chính vì thế nên mới là một sự tồn tại bất tử, nơi cứu rỗi bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông. Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố.

Bình luận (0)
Võ Ngọc Phương
10 tháng 8 2023 lúc 10:39
Bạn tham khảo nhé!~(~-~)~ Mở bài:

Thơ ca là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật của con người. Thơ ca là tiếng nói, là niềm say mê của con người trước cuộc sống muôn hình vạn trang. Bản chất của thi ca là cảm xúc. Trí tuệ dường như không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. Bởi thế, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng viết trong “Ba nghìn thế giới thơm” rằng: “Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố”.

Thân bài:

Lời trích dẫn trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Chiêu cũng đồng thời thể hiện quan niệm của ông về thơ ca. Thơ ca lúc nào cũng nhẹ nhàng, bay bổng , lững lờ trôi giữa dòng đời vô tận. Nó ở ngay trong cuộc đời này nhưng cũng thật xa xôi như ở chốn tận cùng thế giới. Thơ ca là một hữu thể vô định mà huyền ảo, nó luôn vận động, luôn luôn đổi dời. Thơ ca mở ra một thế giới kì ảo, một chân trời lạ lẫm, nơi mà đời thực và những giấc mơ trộn lẫn vào với nhau, nơi mà mọi ranh giới hư thực bị xoá nhoà. Và trong cái nhẹ nhàng thoang thoảng thi vị ấy, thơ ca mang trong nó một sức mạnh tiềm tàng, có thể dữ dội như những cơn bão tố. Tất cả những điều đó tạo nên thi ca, rực rỡ và chói loà như một ánh ban mai vàng rực.

Thơ ca là gì? Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ ca Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Giáo sư Đỗ Lai Thuý từng viết: “Thơ ca là một câu trúc ngôn từ phức tạp, nó bắt ta phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của nó”. Thơ ca được ví như một ma trận ngôn từ mà mỗi người thi sĩ là một nghệ nhân chơi chữ điêu luyện. Ngôn từ trong thi ca đeo trên nó hàng trăm nghìn những chiếc mặt nạ, vừa là nó vừa chẳng phải là nó. Mỗi một bài thơ là một hệ kí hiệu buộc người đọc phải giải mãi thật tỉ mỉ bằng lòng nhiệt thành và trái tim biết rung cảm. Ngôn từ thi ca để làm được điều này cần phải có sức gọi, cả về hình ảnh của sắc, âm thanh của vần điệu nhưng hơn cả, là gợi lên những tình ý đậm đà. Ngôn từ thi ca như tạo ra giữa chúng những khoảng không thinh lặng mà tại đó hồn thơ chan chứa, dạt dào và tràn đầy.

Nhưng như vậy chưa đủ lý do để thơ ca được ví như mây trời. Thơ ca muốn lửng lờ trôi vào hồn người cần được cấu thành từ những ngôn từ nhẹ nhàng, êm dịu. Nó phải tạo thành một làn sóng rung cảm lắng lọc trong tim độc giả thay vì những tạp ngôn xô bồ. Và thi ca, huyền bí đầy bất định chính nhờ tất thảy những những điều đó, nhờ cái ngôn từ đa nghĩ tạo thành các câu mơ hồ như những màn sướng sớm không ngừng thu hút lòng người muốn khám phá, muốn thấu hiểu nó ở tầng sâu nhất.

Mặt khác, thơ ca còn là thành phẩm của quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và bạn đọc. Thơ sẽ chỉ la những lời bộc bạch như một quyển nhật ký bí mật của những nhà văn nếu người đọc bỏ qua nó, khước từ nó và không hoà vào trong hồn điệu vọng vang của nó. Vì lẽ này nên thơ ca mới vô định, nó phụ thuộc vào năng lực cảm thụ và góc độ tiếp nhận của các độc giả.Thơ ca, như những dòng đối thoại không hồi kết của người đọc và nhà văn về văn chương, thơ phú, là quá trình cả hai trăn trở về nhau để hiểu đối phương và rồi tìm thấy chính mình. Và hiển nhiên nhận thức và quan điểm sống của mỗi đối tượng là khác nhau nên hiệu quả đọc cũng như ý nghĩa tìm được cho chính mình cũng không thể giống như nhau.

Ví như trong “Nguyệt cầm”, Xuân Diệu đã mở ra hàng loạt cách suy luận ngay từ trong nhan đề bài thơ. Nguyệt cầm? Là đàn nguyệt hay trăng đàn? Là nghe đàn trong đêm trăng hay đàn dưới ánh trăng? Đâu mới là ý nghĩa thật sự của hai tiếng nguyệt-cầm? Hay tất cả những câu hỏi đó đều chẳng có đáp án hay một lời giải đáp nào cả. Đó chính là sự lặng lẽ của ngôn từ, lặng lẽ đầy gợi mở, là một tấm màn kì bí bao trùm lên bài thơ mượt mà dệt bởi những ngôn từ cô đúc, sống động.

Ngôn từ thi ca vốn dĩ đã đa dạng, độc đáo nhưng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế cùng nhau, chúng quyện hoà để xoá nhoà đi những lằn ranh ngữ nghĩa cứng nhắc để tác phẩm trở thành những câu đố không bao giờ có thể bị phá giải, tuy mơ hồ nhưng cũng thú vị hơn bao giờ cả, ví như Xuân Diệu viết:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

Tại đây, bằng một từ “nhập”, tác giả đã xoá nhoà đi ranh giới của “trăng” và “nguyệt”, gộp cả hai thành một, hữu hình hoá cả hai vật thể vô định lại ngay trước tầm mắt: “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”. Xuân Diệu đi xiếc trên việc sắp đặt từ ngữ, khải niệm trăng đàn lẫn lộn hoàn toàn với nhau, bởi lẽ trăn là nguyệt mà nguyệt cũng lại là càm, ánh sáng và âm thành bện chặt lấy nhau là linh hồn trụ đỡ cho sự thăng hoa xuyên suốt bài thơ. Đồng thơi, nhà thơ sử dụng từ “cung” đầy ẩn ý. Cung? Là cung trăng hay cung đàn? Thế thì trăng nhập vào đàn hay đàn hoà vào trăng? Ta chỉ biết rằng cả hai giờ đây đã là một không còn ranh giới gì, tuy mơ hồ nhưng tràn trề sức hút.

Ngôn từ đã gợi lên hàng loạt cách nghĩ khác nhau về bài thơ, nó khiến cho bài thơ không bao giờ dừng sống động. Các làn nghĩa giao thoa trong sự hài hoà đến tuyệt đối. Chính điều này khiến cho bài thơ không bao giờ ngừng lan toả một làn sóng trùng điệp những thanh sắc vào trái tim độc giả. Và rồi, như một áng mây giữa nền trời bao la, cứ trôi, trôi mãi không nghỉ dừng,…

Thơ ca, xem mơ hồ như bản chất của mình bởi lẽ nó được bật ra từ những cơn mơ tình của người thi sĩ, từ hai bờ của nhận thức và tiềm thực, của hiện tại và những giấc mộng. Khi người nghệ nhân ngôn từ lặng lẽ chìm vào cái ưu tư của riêng mình, khi đối diện với con tim mình, nhà thơ xây dựng trong đó một thế giới chủ quan riêng, dựng lên bởi ngôn từ mà nền tàng là sự bộc phát và chiếm lĩnh những thứ trong bản năng lẫn cái tôi chìm ngủ. Đó là những mảng khuất và tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn để rồi bật lên từ đó, từng tiếng thơ vang vọng.

Thơ ca, trong cái tâm thức của người thi sĩ, nó phát khởi, nó vẫy vùng để được bung ra thành những âm thanh mạnh mẽ dội vào lòng người đọc. Và khi đó, nó mang lấy nhữg trăn trở, những khao khát không cách nào nguôi ngoai của nhà thơ. Để rồi, họ đi lại vào trong sáng tác của mình và tìm lại chính bản thân đầy nguyên sơ nhưng cũng thần bí và xa lạ. Giống một Huy Cận:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

Ẩn đằng sau một Huy Cận năm nào lại là một linh hồn khác, một linh hồn đầy bơ vơ. Giữa cái đất trời thênh thang và dòng đời vô tận, đời người tuy ngắn ngủi, linh hồn tuy mong manh, đơn chiếc nhưng lại gánh hết nỗi buồn dai dẳng đến ngàn năm. Cái buồn như choán ngợp, như nuốt chửng lấy hồn người giữa vũ trụ bao la. Ở đây, ngay trong sáng tác của mình, Huy Cận đã bộc lộ một cái tôi xa lạ hẳn đi, đã thể hiện một nỗi lòng tiềm ẩn, chính điều đó khiến cho bài thơ như đưa con người vào cõi mộng, nơi mọi chiếc mặt nạ tháo xuống và cái tôi dần lộ diện, tuy kì bí, xa lạ nhưng cũng đơn côi, đáng thương đến lạ lùng.

Trong “Lược khảo Văn học”, Giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Thơ ca, chính vì lẽ đó, tạo nên từ những mảnh vỡ, từ cuộc đời với những tụng ca, bi ca, với thăng trầm của nỗi thống khổ và hạnh phúc vô bờ. Bởi thế, chính những bờ vực đầy chênh vênh của xúc cảm ấy, thơ ca mang lấy sự vang dội của những cơn bão tố không ngừng lay động, không ngừng xô đẩy vào lòng người đầy chơi vơi.

Có một Hàn Mặc Tử, đảo điên đầy thống khổ trong niềm đau cùng tận khi đối diện với “Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Để rồi, đứng giữa bóng tối mịt mù của vô vọng cùng một trái tim chưa bao giờ ngừng sống và thèm sống, Hàn Mặc Tử đã để lại một cơn bão tố mang tên thơ ca kết đọng lại bằng những máu, những lệ và chiếc linh hồn cô tủi chưa bao giờ ngừng réo rắt, ngừng dữ dội:

“Mỗi khối tình nức nở giữa âm u
Mỗi hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng
Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn”

Từng chút một, những vụn vỡ, tan biến hiện dần lên trong thơ Hàn cùng những thanh trắc không ngừng tiếp nối nhau như một tiếng thét toáng đầy bất lực, đầy thương đau giữa bốn bề thống khổ. Hàn Mặc Tử đã viết về nỗi cô đơn tận cùng và dai dẳng bám lấy mình theo cách ấy. Nhưng hơn cả, đó là nỗi mặc cảm chia lìa và mất mát đầy ám ánh. Cơn bão tố mà vần thơ ông gieo vào lòng người không chỉ là những rùng rợn của chao đảo trong thực hư mơ tỉnh mà còn là sự hãi hùng vì những vụn vỡ chia phôi. Đó là sự rạn nứt của thương yêu, là sự tàn lụi của thể xác hoà với linh hồn đầy bất lực, đó là sự huỷ diệt của tạo hoá đầy quyền uy, là một chút níu giữ, một chút quẫy đạp ngoi ngóp trong niềm đau, trong nỗi tuyệt vọng từng bước xâm lấn. Để rồi, có còn lại gì đâu, từng thương yêu, từng trìu mến cứ thế mà lặng lại, bị dìm chết ở đó trong máu của ta, của người và của đời, trong cái buồn thương, khổ đau không cách nào ngừng đeo đuổi hồn người, lòng người.

Cơn bão lòng chưa hề dịu đi của Hàn phả vào hồn thơ như một sự bùng nổ hoàn toàn khỏi những giới hạn, những kiềm toả để rồi nó thổi bùng lên ngọn lửa đê mê trong tâm thức sáng tạo của nhà thơ. Sự mê cuồng ấy, cơn bão giông của sự sâu sắc ngữ nghĩa mà thơ ca mang đến đó lại một lần lan toả, một lần len lỏi để khơi lên sự cảm thông đầy chua xót trong lòng độc giả. Và bão tố của thơ ca trong thơ Hàn với những bi thương, đau đớn và đơn côi ấy mãi mãi bất diệt, mãi mãi là tiếng nói giao thoa giữa những linh hồn trong cõi đời quạnh quẽ.

Bão tố trong thơ ca không có sấm chớp đì đùng nhưng nó có những tiếng thơ trào dâng. Từng làn sóng ngôn từ trùng điệp xô vào lòng ta khiến ta bồi hồi, thổn thức. Nó lam ta lay động và xuyến xao, khiến lòng ta không nguôi mà gợn nhẹ nỗi cồn cào, lăn tăn, Đó là cái tình trong thơ, cái cội nguồn cho mọi lời tha thiết. Một lần nữa, Đỗ Lai Thuý viết: “Thơ ca đứng trên cái chênh vênh của đời thực. Đó là cái đẹp của nó, là bi kịch của nó và là vận may kì diệu của nó”. Quả thật vậy, trên bờ vực của lòng người chênh vênh, thơ ca xuất hiện thu gọn tất cả vào trong tầm mắt.

Thơ ca viết về những lần chao đảo của linh hồn, nó tìm ra trong đó cái đẹp bản thể. Nó mang mác cái buồn của thời cuộc, nó nghẹn ngào nỗi đơn côi của vận mệnh. Nhưng lại càng vì thế mà nó càng may mắn: nó đã nhìn thấy, đã nắm bắt và thấu hiểu được lòng người heo hút. Nên cũng từ đây, thơ ca bộc bạch những lời thủ thỉ với lòng người khiến ai nấy “rùng mình” vì nỗi lòng đột nhiên trào dâng, vì tiếng lòng tựa như ứa ra trong từng nhịp thơ, vần thơ. Những thi vị, những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ bởi thế mới như là bão tố, nó đánh mạnh vào lòng người, tạo ra sợi dây gắn kết mang tên cảm thông. Những âm thanh, những hình ảnh thơ cũng dần hiện lên ngay trước mắt, không ngừng liên tục khiến cho người ta xuyến xao cả một vùng tâm thức.

Thơ ca là như thế, vừa êm ả như mây, vừa kỳ lạ, huyền ảo như những cơn bão ào ạt xô vào lòng người. Bởi thế, để đọc được thơ ca, ta cũng hãy như người thi sĩ kia, thành một kẻ điên, kẻ say, kẻ mơ. Ta hãy qua hết cuộc đời thường nhật để lắng nghe thanh âm sâu thẳm nhất của thơ ca. Ta hãy nhìn nhìn bằng đôi mắt trong veo của kẻ say chẳng màn thế sự để chìm mình trong vị rượu thi ca và tắm mướt lòng mình trong những dòng thơ dịu dàng êm ả.

Kết bài:

Thế giới của thi ca, như một vùng trời của những điều hồ mơ, bí ẩn. Ý tứ của thơ ca lại chẳng vì thế mà rủng roẻng, sáo rỗng và vô hồn. Và thơ ca chính vì thế nên mới là một sự tồn tại bất tử, nơi cứu rỗi bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông. Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố.

Bình luận (0)