Bài văn nghị luận về bài thơ Mây và Sóng
viết đoạn văn nghị luận về bài thơ: MÂY VÀ NƯỚC
trên trời mây bay
hỡi mây bay về đâu?
về nơi gió không thổi
hỡi nước chảy về đâu?
về nơi đại dương sóng gầm dữ dội
ta không làm mây bay
ta sẽ làm nước chảy.
giải thích từ ngũ hình ảnh rõ ràng.
gạch ý cũng được.
mk cần gấp.
cảm ơn ạ!!!
Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thì em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tâp một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Về hình thức, văn bản là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự, miêu tả.
viết đoạn văn 7-10 nêu cảm nhận của em về bài thơ Mây và Sóng có yếu tố tự sự và miêu tả
- trong đoạn 1,2 của bài mây và sóng
Trong đoạn 1,2 của "Mây và sóng", ta thấy được nét hồn nhiền vui tươi của trẻ thơ cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và khơi gợi trí tò mò của một đứa trẻ. Vậy nên em đã luôn tự hỏi cách thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát rất trẻ thơ được khám phá thế giới bên ngoài. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn nhưng em không nỡ rời xa mẹ của mình. Qua hai hình ảnh ẩn dụ mây và sóng ta thấy đứa trẻ hồn nhiên nhưng hiểu chuyện biết cách yêu thương người mẹ của mình
Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ
A. năm chữ
B. bảy chữ
C. tự do
D. lục bát
Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau?
A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.
B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.
C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.
D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có.
Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé?
A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con.
B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em).
C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.
D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ.
Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?
A. Điệp ngữ
B. Điệp cấu trúc
C. Ẩn dụ
D. So sánh
E. Nhân hoá
F. Đảo ngữ
Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em?
Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì?
Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?
Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.
Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó.
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Trong bài thơ Mây và sóng của R.Ta-go, lời rủ rê của những người sống “trên mây” và “trong sóng” rất hấp dẫn nhưng em bé vẫn từ chối vì nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà.
Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về kĩ năng từ chối sự cám dỗ của thanh thiếu niên hiện nay.
Trong thời đại ngày càng huyên náo như hiện nay, có quá nhiều thứ làm chấn động giác quan con người, song những điều làm rung động lòng người ngày càng ít. Xã hội hiện đại muôn màu, muôn vẻ, tràn đầy cám dỗ, mê hoặc.
Sống trong xã hội đầy rẫy những thú vui, bạn phải chiến thắng các thứ cám dỗ mới mong làm nên nghiệp lớn. Cám dỗ đến từ mọi phương diện, vật chất có, tinh thần có, bên trong có, bên ngoài có, có sự tham gia của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,… Cám dỗ đến từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. Mở tivi ra, bạn sẽ được ngắm nhìn bao nhiêu chiêu độc của các ca sĩ cố làm ra vẻ để quyến rũ người xem, nếu bạn không chóng lại được sự cám dỗ của âm thanh hình ảnh đó thì công việc, học hành sẽ bê trễ, lôi thôi.
Cám dỗ đến từ các thành phố ồn ào náo nhiệt, đến từ sàn nhảy, vũ trường, cám dỗ dễ đến từ non sông, đến từ những vùng đất lạ,…
Thản nhiên là trạng thái tâm lí cao nhất để đối chọi với những cám dỗ đó, đồng thời cũng là sự thăng hoa của nhân cách. Có quá nhiều thứ tốt đẹp trên thế gian này, nhưng chúng ta cần phân biệt rõ ràng những gì mới là cái đẹp mà chúng ta phải theo đuổi. Con người sống phải có lí tưởng, phải đặt niềm tin vào điều gì đó, đồng thời phải đạp bằng mọi thách thức gian nguy để thực hiện được lí tưởng của mình, có thể đó là cả sinh mạng mình! Muốn làm được như vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với cám dỗ, chiến thắng sự cám dỗ đó.
Chúng ta dễ dàng đánh mất bản thân trong sự phồn hoa huyên náo. Chiến thắng sự cám dỗ là định sẵn số phận cô độc cho mình, cô độc không phải là đau thương mà là chút nghỉ ngơi cho tâm hồn sau khi vẫy vùng thoát khỏi hố bùn lầy vật chất, cám dỗ. Hãy vứt bỏ các thứ huyên náo lại ngoài tai, ngoài mắt để tìm thấy cho tâm hồn một chốn bình yên thư giãn, hãy vứt bỏ nghìn ngày rong chơi phù phiếm để đổi lấy giây phút cô đơn cho tâm hồn nghỉ ngơi, nhìn lại chính mình. Lòng không bị vật dục sai khiến, thân không bị thói đời rượt đuổi, hãy để nhân cách thăng hoa, hãy để tâm hồn được thanh tịnh, hãy để tâm tươi sáng.
Con người sinh ra đã đối diện với định mệnh, lựa chọn con đường hạnh phúc cho mình trong muôn vàn con đường phải chọn. Chính vì thế mà chúng ta cần rèn luyện cho trái tim mình có khả năng chịu đựng cô đơn, có sự trầm lắng của trái tim nhiệt huyết nhưng biết đâu là nguy hiểm để nhận định và đối diện. Như thế lòng mình sẽ không còn nông nổi.
bài tập: giúp lẹ nhá.
viết 1 đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ mây và sóng hoặc chuyện cổ tích về loài người.
tham khảo
Cuộc trò chuyện với người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện lên thật lung linh dưới cái nhìn của một đứa trẻ. Những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Hay cả những chuyến hành trình phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.
Tất cả đã khơi gợi sự hiếu kì trong lòng em bé “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng câu hỏi cho thấy khao khát khám phá đến tận cùng.
Khi nghe câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu trả lời giúp người đọc nhận ra mong muốn được gắn bó với mẹ. Đọc những câu thơ vừa hỏi đấy mà cũng như trả lời thì chúng ta đã cảm nhận được rằng những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.
Để rồi, em bé đã thật sáng tạo khi nghĩ ra một trò chơi chỉ dành cho mẹ và con:
“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”
Ta-go đã sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự gắn bó của người con với mẹ.
33. Thế giới mà Mây và Sóng vẽ nên trong bài thơ “Mây và Sóng” (R. Ta-go) ẩn dụ cho điều gì?
34. Chủ đề của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” (Xuân Quỳnh) là gì?
35. Trong văn bản: “Chuyện cổ tích về loài người” khi trẻ con ra đời, những đối tượng nào trong gia đình lần lượt xuất hiện?
36. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:
“Gió về từ những bàn tay
Lời ru của mẹ đong đầy giấc con”
Câu 8 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
mn ơi giúp mình với , đề bài là :
- viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu ghi lại cảm xúc về bài thơ mây và sóng.
tham khảo
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tham khảo !
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tham khảo :
Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go là một bài thơ chứa đựng các yếu tố tự sự và miêu tả đặc sắc, ấn tượng. Qua một cách kể tràn đầy sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của em bé về những người trên mây, trong sóng mà mình gặp, em đã cảm nhận thấy tình yêu thương mẹ sâu đậm một cách dễ dàng. Cái cuộc sống mà người trên mây, trong sóng rủ em bé đến chơi thật là hấp dẫn. Đó là những ngày chẳng cần học tập hay làm gì cả, chỉ cần rong chơi suốt ngày suốt đêm mà không ngừng nghỉ. Bất kì đứa trẻ nào cũng xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó cả. Em bé trong bài thơ cũng thế, vô cùng thích thú và mong muốn được tới nơi đó. Nhưng khi biết được để đến đó, emdda nhớ đến mẹ, thì em đã từ chối ngay một cách thẳng thừng, dứt khoát. Em sẽ trở về nhà cùng mẹ và chơi những trò chơi giản đơn nhưng chan chưa bao nhiêu là tình thương với người mẹ yêu quý của mình. Hình ảnh em bé lăn, ôm chầm lấy mẹ, lăn tròn vào lòng mẹ rồi cười vang khiến người đọc cũng cảm nhận được sự vui sướng khi được ở cạnh mẹ của em. Đó chính là những cung bậc tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng, điều mà chẳng trò chơi hay cuộc rong ruổi nào ngoài xa kia có thể đánh đổi được.