Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đức Phong
PHẦN I. (6,5 điểm): Đọc kĩ câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cả. (Quê hương – Tế Hanh) Câu 1 (1 điểm): Chép tiếp 4 câu thơ để hoàn thành khổ thơ có chứa 2 câu thơ trên. Câu 2 (1 điểm): Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Quê hương có gì đặc biệt? Trong các văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, bài thơ nào cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự, cùng khắc họa nỗi nhớ da diết với quê hương của tác giả? (...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn An Thanh Thảo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 3 2022 lúc 22:19

C1:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

C2:hoàn cảnh sáng tác của tác giả là khi tác giả đang học ở Huế ,rất nhớ nhà và quê hương của mình

+ Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại thể hiện tình yêu , niềm tự hào , lòng thủy chung , gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả rõ ràng hơn bao giờ hết.

- Anh đi anh nhớ quê nhà ( Trần Tuấn Khải)

C4:câu trần thuật

mục đích : gợi tả , kể lại hình ảnh lao động của người dân miền bản 

C4 : có thể tham khảo nha:

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về. Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình. Ôi tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là tình yêu quê hương mộc mạc tha thiết làm sao!

vuongnhatbac
Xem chi tiết
Phong Thần
7 tháng 2 2021 lúc 11:32

Nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình lại chính là đoạn thơ đoàn thuyền chài lại ra khơi. Lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá là một hình ảnh thơ lãng mạn. Nhờ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Hình ảnh đó chưa phải là tất cả, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" với biện pháp so sánh, ẩn dụ - cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tình yêu Tế Hanh dành cho quê hương sâu đậm đến nhường nào mà có thể gợi lên được vẻ đẹp một làng chài ven biên tha thiết, sinh động đến thế? Và Tế Hanh thật tài tình khi làm cho đoạn thơ toát lên khí thế hăng say, mạnh nẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.

Trần Thị Thúy Quỳnh
Xem chi tiết
Minh Anh
14 tháng 3 2022 lúc 17:43

lỗi

Nguyễn Quang Minh
14 tháng 3 2022 lúc 17:44

loi

Nguyễn Khánh Linh
14 tháng 3 2022 lúc 17:44

lỗi r

Hà Việt
Xem chi tiết
van
Xem chi tiết
Clair Ng
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
16 tháng 3 2022 lúc 11:12

Câu 1 : Thuộc từ loại : tính từ

Tác dụng : miêu tả được cảnh trời đẹp đẽ, một ngày mới bắt đầu cho chuyến hành trình đánh cá của dân chài.

Câu 2 : Những hình ảnh miêu tả con người và con thuyền :

 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

`-` Em thích nhất hình ảnh "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" vì hình ảnh con thuyền được miêu tả, so sánh với vẻ đẹp hùng dũng của con tuấn mã. Nó đã góp phần tạo nên một khung cảnh thiên nhiên, một bức tranh lao động đầy sức sống.

votuananh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 8:43

nếu chỉ là đề ôn sao e phải chép điểm vào thế?

anh hoang
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết