Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
༺💖Nguyễn Đăng Đức Kiệt...
20 tháng 4 2019 lúc 19:03

Năm ấy khi tôi còn là đứa học sinh năm lớp một, vừa chọt choẹt bước vào giản đường tiểu học với tâm hồn còn ngây ngô của một đứa trẻ. Việc học các môn đầu tiên là bắt buộc trước khi chính thức bước vào thế giới học đường, nhiều người hay gọi vui là nơi" Những con người suy nghĩ không bình thường" có đất dụng võ. Thầy đã hỏi một câu mà tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều nắm rõ câu trả lời:" Tiên trách kỷ, rồi gì nữa mấy em". 
Tôi thầm nghĩ:" Trời ạ! Làm như lớp Mầm không bằng." Đầu nghĩ thế, nhưng miệng vẫn trả lời:" Dạ hậu trách nhân ạ".

Ông cười:" Sai rồi, Tiên trách kỷ - Hậu không trách nhân."

Ông cha ta hay gọi chung dân gian có dạy:" Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân". Câu nói quả thực không sai. Khi vấp ngã trên đường đời, chúng ta cần phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho mọi người xung quanh. .Chẳng hạn khi ta thất bại trong công việc, ta cần trách là chính bản thân mình chưa chuẩn bị kĩ càng, chưa siêng năng,.. Còn những ai đổ lỗi cho việc không đủ thời gian, không được làm việc trong môi trường tốt, do xui xẻo,... là những người không có trách nhiệm với bản thân, công việc. Tuy nhiên việc làm sau đó là gì nữa? Trách bản thân xong ta lại quay ra ăn vạ, trách làng trách xóm như anh Phèo của nhà văn Nam Cao hay sao. 

Bạn tôi ơi, tiên trách kỷ là rất tốt, sau đó phải không trách nhân nữa, thế mới là người trách nhiệm toàn vẹn.

Hậu trách nhân để làm gì khi kết quả không thể thay đổi được. Mọi thứ vẫn nằm y nguyên, trong khi tình cảm thì lại tan vỡ vì những câu "trách" vô ý. Quả thực, chữ trách ở đây chỉ dành riêng cho việc trách bản thân, còn trách người thì lại không phù hợp, Có người bảo tôi rằng," không trách nó lần sau nó lại làm hỏng rồi sao?" Thế bạn định trách làm sao. "Trách" thường đi kèm với chữ "móc", gộp chung lại thành "trách móc". Thế là lâu lâu cứ "móc" ra rồi lại "trách". Vì thế, tôi thành thực khuyên bạn nên trách bản thân trước đã, "tại sao mình lại không hướng dẫn, kiểm tra nó kĩ càng?". Bạn đã làm rồi ư? Tốt, tôi tin là sau khi làm việc này xong bạn không còn muốn trách ai nữa.Thay vào đó một bài hướng dẫn kĩ càng sẽ là sự lựa chọn tốt hơn trong tình huống này.

Một số khác lại than rằng:" Tôi trách bản thân nhiều rồi, giờ phải cho tôi trách người khác với chứ, trách mình hoài cảm thấy ăn năn khó chịu lắm." Tôi cười :" Có những lúc bạn cầu mong đó là lỗi của mình chứ không phải của người khác ấy chứ. Biết mình còn lỗi, nghĩa là còn tiến bộ, còn phát triển. Mình hoàn hảo nhưng công việc vẫn thất bại là xong rồi đấy..."

Nên nhớ rằng:

1. Đừng làm điều mà không mang lại kết quả tốt hơn.


2. Khi trách bản thân đủ, bạn sẽ tìm ra cách tốt hơn thay vì trách người khác.


3. Và cuối cùng, chẳng ai lại muốn bị trách "móc" cả.

Bình luận (0)
Phương Vi Vũ
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
21 tháng 6 2021 lúc 17:35

Tham khảo nhé bn, mk tự viết 1 Phần

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông. Tin tức sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên phương tiện truyền thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được đường đến những phương tiện truyền thông chính thống.

Tin giả được viết và xuất bản thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, thực thể hoặc người, vàđạt được về mặt tài chính hoặc chính trị, nó thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả. Tương tự, các câu chuyện và tiêu đề bẫy để nhấn chuột vào kiếm doanh thu quảng cáo từ hoạt động này.

Sự ảnh hưởng của tin giả đã tăng lên rất nhiều. Họ tạo ra một tin tức sai lệch để  thu hút người dùng mang lại lợi ích cho các nhà quảng cáo 

Nếu chúng ta tin vào các trang tin giả, người đăng các tin đó sẽ được hưởng lợi. hất là trong thời kì dịch Covid 19 nhiều ngày nay, có hàng triệu những trang tin giả. Chúng sẽ gây khó khăn cho các thông tin thật và gây cho cái nhìn sai lầm về cuộc sống cho chúng ta.

Để ngăn chặn các tin giả, ta cần phải có các biện pháp nghiêm. Nếu lần truyền thông tin sải lệch về dịch Covid 19, thì sẽ phạt thật nặng, vò đã khiến cho người dân hoang mang. Cũng đừng nên tin những trang tin giả bhes các bạn.

Tin giả vốn không có j là moqis vói chúng ta, nhưng làm thế nào để ngăn chặn mới là quan trọng nhất

Bình luận (0)
Trần Thanh Hà
Xem chi tiết
Lê Bảo Hân
18 tháng 12 2022 lúc 20:23

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bình luận (0)
Cíu iem
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
17 tháng 1 2022 lúc 11:09

Bạn tham khảo:

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài... dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm,Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao... Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều ... Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng... Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, ... lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,...Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn .Đây là hiện tượng phổ biến trong thời gian qua. Theo thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 – 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 – 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, không chỉ ở mười tỉnh thuộc nam Trung Bộ ,đồng bằng sông Cửu Long và hai tỉnh Tây Nguyên mà còn có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.Hậu quảGây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi.Biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai...Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nướcKinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dânNguyên nhânDo sự tác động của con người.Do sự biến đổi của tự nhiênGiải phápCần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.Kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế

III. Kết bài

Bàn bạc mở rộng vấn đềHãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển.Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.chúc bạn học tốt
Bình luận (0)
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 19:40

a) Nguyên nhân:

- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận => “cung” vượt quá “cầu”.

b) Phạm vi, quy mô:

- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó lan sang các ngành kinh tế khác.

- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.

c) Hậu quả:

- Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

- Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

 

d) Hướng giải quyết khủng hoảng:

* Mĩ - Anh - Pháp:

- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.

- Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.

* Đức - Italia - Nhật Bản:

- Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.

- Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

Bình luận (0)
Lê Viết Lưu Thanh
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
17 tháng 2 2016 lúc 16:07

a) Hiện trạng:

- Nhiệt độ trái đất trăng lên: 100 năm tăng 0,60C (dự báo bước vào năm 2100, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C)

- Mưa a xit ở nhiều nơi

b) Nguyên nhân:

Lượng CO2 và các khí thải trong bầu khí quyển ngày càng cao

c) Hậu quả:

- Băng tan ở 2 cực, gây ngập lụt

- Thiên tai bất thường

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người

d) Giải pháp:

Giảm lượng khí thải trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt và giao thông

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
4 tháng 2 2016 lúc 14:25

* Phân tích nguyên nhân :

- Trong một thời gian dài, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đem lại nhiều thành tựu to lớn; nhưng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu sót.

- Một là thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế  - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tình trạng đó kéo dài đã làm tăng lòng bất mãn trong quần chúng.

- Hai là không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỷ 20 phải nhập lương thực, thực phẩm của các nước Tây Âu.

-Ba là khi đã bị trì trệ, khủng hoảng, tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoàng ngày càng trầm trọng.

- Bốn là hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

* Nguyên nhân cơ bản nhất :

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân có tính chất quyết định làm cho chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, đó là trong cải tổ, Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đông Âu mặc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó là việc rời bỏ nguyên lí cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac- Lênin của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước cao nhất Liên Xô cũng như các nước Đông Âu lúc bấy giờ.

* Hậu quả :

Sự tan rã của chế độ XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại như trước. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 1 2019 lúc 6:46

- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Thúy Vy
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 9 2021 lúc 20:44

Tham khảo:

- Hậu quả: Chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở tất cả cả các nước Đông Âu, kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới.

- Nguyên nhân:

       + Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

      + Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

       + Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

     + Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 

- Cơ sở hình thành: chung 1 mục tiêu là xây dựng XHCN; chung hệ tư tưởng Marx - Lenin; do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Hoạt động:

    + Hội đồng tương trợ Kinh tế - SEV (8 - 1 - 1949).

    + Tổ chức Hiệp ước Vác - sa - va (5 - 1955).

 


 

Bình luận (0)