Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyencuong
 Câu 11 Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn địnhB. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn địnhC. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổnD. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu Câu 12 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là  A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnhB. Sự can thiệp trở lại của các nước lớnC. Di hại của chủ n...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 10 2019 lúc 16:16

Đáp án cần chọn là: B

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 9 2018 lúc 4:54

Đáp án B

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.

Long Đỗ
Xem chi tiết
28. thiên thanh9A5
26 tháng 10 2021 lúc 18:56

1. Châu Á là một bộ phận của lục địa Á- Âu
Tiếp giáp: với hai châu: châu Âu, châu Phi
                 với 3 đại dương:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Địa hình: đa dạng, chia cắt phức tạp, có nhiều hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ, nhiều đồng bằng sông lớn nhất thế giới
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm
Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và một số kim loại màu như: đồng, thiếc, ...
Khí hậu: đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau như đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt xích đạo.
Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đồng đều, chế độ nước phức tạp.
Cảnh quan: phân hóa đa dạng như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, thảo nguyên.
2. Kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa song trình độ kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều.

 

Gia Yên
Xem chi tiết
Bảo Trân
Xem chi tiết
lạc lạc
6 tháng 1 2022 lúc 22:30

Ngày nay tình hình phát triển kinh tế - xã hội Châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Về nông nghiệp, cây lương thực ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,... đạt nhiều thành tựu.

Về công nghiệp và dịch vụ tất cả các nước Châu Á đều chú trọng phát triển, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo,... đạt đến trình độ phát triển vượt bậc, đời sống người dân được nâng cao.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 20:50

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG BRA-XIN

1. Tình hình phát triển kinh tế

Bra-xin là một nền kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh. Với đặc tính là nông nghiệp chủ chốt và được chăm lo phát triển tốt, công nghiệp mỏ, sản xuất và dịch vụ, nền kinh tế Bra-xin vượt trội hơn các nền kinh tế khác của Nam Mỹ, và đang mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế.

Viện Địa lý và Thống kê Bra-xin (IBGE) ngày 7/3 cho biết, GDP của Bra-xin trong năm 2021 đạt mức 1.610 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm 2010 tại Bra-xin. Tăng trưởng GDP trong năm 2021 đã giúp Bra-xin bù đắp những thiệt hại trong năm 2020, khi nền kinh tế nước này suy giảm 3,9%, mức thấp nhất trong vòng 24 năm, do những tác động gây ra bởi đại dịch Covid-19. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Bra-xin là - 3,9%. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 6815 USD/người.

Bra-xin giàu tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về sản xuất đường mía, cà phê, và là một trong quốc gia có nền chăn nuôi phát triển nhất. Khoa học kỹ thuật đạt trình độ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng.

Nông nghiệp chiếm 5,9% GDP (2020), sản phẩm chủ yếu là cà phê, đậu tương, đường mía, ca cao, lúa gạo, thịt gia súc, ngô, cam chanh, bông.

Công nghiệp chiếm 17,7% GDP (2020), sản phẩm hàng đầu là thép (đứng thứ 2 thế giới), nhôm; ô tô, điện - điện tử gia dụng.

Dịch vụ chiếm khoảng 62,9% GDP (2020). Bra-xin xuất khẩu chủ yếu là cà phê, đỗ tương, đường mía, nước cam, thịt bò, gà, vật tư vận tải, sắt thép, kim loại và nhập khẩu chủ yếu là dầu lửa, máy móc, than, phân bón, ngũ cốc. Các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Argentina. Các thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, Argentina, Nhật, Trung Quốc. Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn nhất tại Bra-xin.

2. Một số vấn đề về xã hội

Mức độ đô thị hóa ở Bra-xin đã tăng từ 36% vào năm 1950; đạt đến sự cân bằng đồng đều giữa dân số nông thôn và thành thị vào những năm 1970; và lên tới 87% năm 2020. Tuy nhiên, khoảng 25% dân số sống ở vùng đô thị - hơn 160 triệu người - thực chất là đang sống trong các khu ổ chuột. Nó cũng gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nhiều bệnh mới...

Sự đô thị hóa vô tổ chức đã gây ra ảnh hưởng đến môi trường. Việc đô thị hóa tự phát, không gắn liền với công nghiệp hóa, hoàn toàn không có sự quy hoạch hợp lý nào, nó không phù hợp với sự phát triển của công nghiệp hóa dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng. Và chính điều này đã làm cho đời sống sinh hoạt của người dân khó cải thiện, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn đặc biệt là môi trường không khí, nước, rác thải sinh hoạt có khối lượng rất lớn mỗi ngày, vứt không đúng nơi quy định. Ngoài ra, giao thông tắc nghẽn, dịch vụ công cộng rơi vào tình trạng quá tải, tạo sức ép lớn về giải quyết chỗ ở cũng như việc làm cho những người nhập cư (tỉ lệ thất nghiệp là 13,7% năm 2020), tệ nạn xã hội dễ phát sinh ảnh hưởng đến trật tự xã hội như: trộm cắp, mại dâm, đặc biệt là tình trạng nghèo đói lạc hậu.

Bra-xin còn là một cường quốc kinh tế ở Nam Mỹ và thế giới. Nhưng đằng sau những thành phố hiện đại, nhà cao tầng chọc trời, sầm uất với những khách sạn sang trọng, lộng lẫy vàng son, cung thể thao hiện đại ở Thủ đô Brasilia, các thành phố Sao Paulo, Rio de Janeiro…là bức tranh tương phản với những khu nhà ổ chuột tạm bợ, rất nghèo nàn mà người dân lao động phải lo kiếm miếng ăn từng ngày. Những thành quả kinh tế tăng trưởng nhiều năm trong quá khứ đã không được chia đều cho các tầng lớp dân cư, người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng bần cùng hoá. Bra-xin có khoảng 200 triệu dân, tỷ lệ dân nghèo chiếm trên 20%, hiện nay có khoảng 53 triệu người thuộc diện khó khăn, trong đó có 20 triệu người thiếu đói, nghèo khổ. Có khoảng 9% trong tổng số 100 triệu người ở độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Chỉ số Gini - chỉ số đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quốc gia của Bra-xin thuộc vào loại cao nhất khu vực Nam Mỹ, cao ngang bằng với các nước có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới (người nghèo chỉ có thu nhập bình quân khoảng 40 USD/người/tháng). Năm 2020 10% người giàu nhất đã chiếm tới 40% GDP của nước này, 10% người nghèo nhất chỉ chiếm gần 1% GDP cả nước. Nước này có khoảng 18,7% là người nghèo (khoảng 39,8 triệu người).

Bra-xin là một trong những đất nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất nhì trên thế giới cùng nền văn hoá ẩm thực đa dạng và phong phú. Bra-xin là một quốc gia có nhiều chủng tộc với những màu sắc văn hóa khác nhau. Văn hoá quốc gia này chịu ảnh hưởng từ những phong tục, phong cách sống thực tế và lối sông riêng biệt của người dân Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Bra-xin còn sở hữu nhiều dấu ấn đặc sắc của các dòng nhập cư đến từ các nước Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Đông.

Là một quốc gia sôi động, năng động, đầy màu sắc với lễ hội nổi tiếng, phong cảnh thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp và những món ăn độc đáo, hấp dẫn. Bra-xin đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng cho nhiều khách du lịch trên toàn thế giới. Ngoài ra, văn hóa Bra-xin rất đa dạng với những phong tục tập quán trong các nước nhập cư đã tạo nên một nền văn hoá lịch sử nhân loại độc đáo và đa màu sắc.

hoang thi Cha
Xem chi tiết
Thuy Bui
10 tháng 11 2021 lúc 21:57

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

trịnh thị hải yến
Xem chi tiết
Long Sơn
23 tháng 12 2021 lúc 20:23

B

Vi Thị Tố Uyên
Xem chi tiết