Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phúc
13 tháng 3 2020 lúc 20:08

* Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.

+ Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.

Khách vãng lai đã xóa
Đồng Thanh Tùng
13 tháng 3 2020 lúc 20:11
* Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.

+ Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
13 tháng 3 2020 lúc 20:39

. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
. Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 9 2018 lúc 17:14

Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiều tỉnh ủng hộ về mọi mặt:

- Tháng 2/1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân.

- Mỗi châu, huyện được giải phóng có hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình hai cha con hoặc mấy anh em cũng xin nhập ngũ.

- Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên-Nam Định) bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy, hoặc cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùn trai làng bí mật khiêng chúng quẳng xuống sông.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 5 2017 lúc 12:17

- Đặc điểm:

     + Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

     + Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

     + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- So sánh

     + Kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.

Nguyễn Hoàng Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 10:00

• Giống: đều chống lại kẻ thù hung hãn có tiềm lực về kinh tế, quân sự; thu hút nhiều nhân dân tham gia; gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của nhiều anh hùng và đều giành được thắng lợi vẻ vang 
• Khác: 
- Lý, Trần: diễn ra trong hoàn cảnh độc lập, hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sang cho cuộc kháng chiến 
- Lam Sơn: diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị quân Minh giằng xé. Vừa đánh giặc vừa xây dựng hậu phương

Bùi Quỳnh Hương
20 tháng 5 2016 lúc 10:41

- Khởi nghĩa Lam Sơn trong hoàn cảnh nước ta bị nhà Minh đô hộ

- Lực lượng nghĩa quân Lam Sơn phát triển nhanh

- Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa trường kì hơn 10 năm

Trần
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
15 tháng 4 2021 lúc 20:07

- Nguyên nhân:

 + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc tự do cho đất nước.

 + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc KN, ủng hộ, tiếp tế lương thực, gia nhập nghĩa quân.

- Ý nghĩa:

+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc-thời Lê Sơ.

__________

Nguyên nhân quan trọng nhất: tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc và sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Vì nhân dân chính là lực lượng của nghĩa quân, nếu không được sự ủng hộ của nhân dân thì nghĩa quân sẽ ko thể đánh đuổi đc giặc ngoại xâm. Ngoài ra còn sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi,... chiến lược chiến thuật đúng đắn đã góp phần tạo lên thắng lợi này.

minh nguyet
15 tháng 4 2021 lúc 20:07

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.


 

Nam Phạm
Xem chi tiết
Minh Châu
29 tháng 4 2022 lúc 20:36

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

Minh Châu
29 tháng 4 2022 lúc 20:36

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

Nam Phạm
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
25 tháng 2 2021 lúc 22:30

Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:

- Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

+ Khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân.

+ Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ,... 

- Cuối năm 1426, khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:

+ Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.

+ Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 11 2018 lúc 7:31

Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt:

    - Tháng 2- 1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ thi nhau đem trâu, rượu đến đón tiếp và khao quân.