Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Fa Hamila
Xem chi tiết
Thảo Nguyên Tăng
Xem chi tiết
calijack
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 22:19

Tiến trình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (ĐNB):

Vùng Đông Nam Bộ nằm ở phía Nam của Việt Nam và bao gồm các tỉnh và thành phố như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu, và nhiều tỉnh khác. Vùng này đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế chính sau đây:

- Công nghiệp: ĐNB là trung tâm của ngành công nghiệp và sản xuất trong nước. Các khu công nghiệp và khu chế xuất như Khu Công nghiệp Sài Gòn (SIP), Khu Công nghiệp Amata, và Khu Công nghiệp Long Đức là những điểm đáng chú ý. Các lĩnh vực như sản xuất điện tử, dệt may, và sản xuất công nghiệp khác đã phát triển mạnh tại vùng này.

- Nông nghiệp: Mặc dù phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nông nghiệp vẫn đóng góp lớn vào nền kinh tế ĐNB. Đất đai phù hợp cho việc trồng cây lúa, cây điều, và cây cao su. ĐNB cũng sản xuất nhiều loại cây ăn quả và thủy sản.

- Dịch vụ: Ngành dịch vụ cũng đang phát triển mạnh tại ĐNB, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, và du lịch. TP.HCM là trung tâm tài chính của Việt Nam, và vùng ĐNB có nhiều khu du lịch biển hấp dẫn như Vũng Tàu và Phan Thiết.

Lý do vùng Đông Nam Bộ có sức hút lớn và vốn đầu tư từ nước ngoài lớn nhất cả nước:

- Vị trí địa lý chiến lược : ĐNB nằm gần cảng biển và có mạng lưới giao thông phát triển, bao gồm sân bay quốc tế. Điều này làm cho vùng trở thành cửa ngõ quan trọng cho nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.

- Hạ tầng phát triển: Vùng này đã đầu tư đáng kể vào hạ tầng giao thông, năng lượng, và cơ sở sản xuất. Các cảng biển, đường cao tốc, và khu công nghiệp hiện đại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thị trường lao động lớn: ĐNB có dân số đông đúc và nguồn lao động dồi dào. Điều này làm cho vùng trở thành điểm đến lý tưởng cho các công ty muốn tìm kiếm nguồn nhân lực.

- Chính sách thuận lợi cho đầu tư nước ngoài: Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy chính sách thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, bao gồm miễn thuế và các ưu đãi khác, để hỗ trợ sự phát triển kinh tế vùng ĐNB và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

♊Ngọc Hân♊
Xem chi tiết
Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:35

Câu 1:

* Thuận lợi :

+có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn.

+Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng.

+Các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào.

*Khó khăn :

+Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

+Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:53

Câu 2:- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.

- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

 
llk
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:23

Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á

 

- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Lan Anh
24 tháng 12 2016 lúc 10:11

1.

a) Dân cư

- Dân số đông, tăng khá nhanh

- Năm 2012:

+ Số dân : 4 300 000 000 (châu lục đông dân nhất thế giới)

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,1%

+ Mật độ dân cư cao 135 người/km2, phân bố không đều

b) Xã hội

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Ơrôpêôit, Môngôlôit.

- Ơrôpêôit phân bố ở Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á

- Môngôlôit phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Ôxtralôit phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.

2.

a)Nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn

+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu

- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:

+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới

b) Công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước

c) Dịch vụ: Phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Chất lượng cuộc sống cao.

 

Minh Hoàng Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 3 2017 lúc 16:09

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng. * Trồng lúa nước - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. (0,5 điểm) - Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) → 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn). (0,5 điểm) - Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. (0,5 điểm) - Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển). (0,5 điểm) * Trồng cây công nghiệp (1 điểm) - Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Inđônêixia, Malaixia và Việt Nam - Cà phê và hồ tiêu trồng ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan. - Cây lấy dầu, lấy sợi. - Sản phẩm cây công nghiệp: xuất khẩu thu ngoại tệ. - Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực. * Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản (1 điểm) - Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn. - Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam. - Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia. - Gia cầm: chăn nuôi nhiều. - Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 2 2019 lúc 13:21

- Nền nông nghiệp nhiệt đới.

Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng. Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

- Trồng cây công nghiệp: chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi. Cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.

- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a. Gia cầm được nuôi nhiều.. Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.