Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vịt Biết Gáyyy
Xem chi tiết
Hà Lê
Xem chi tiết
Trần Thục Nguyên
6 tháng 3 2022 lúc 17:31

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.

Phạm Văn Tiến Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Vân
28 tháng 4 2020 lúc 9:27

càng ít càng tốt bạn ạ

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Minh Phú
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Thảo
17 tháng 12 2017 lúc 14:49

bạn ơi, bạn mua cái sách những bài văn mẫu lop 7 nà, trong đó có nhiều cái hay lắm(mình chỉ góp ý vậy thôi)vui

gogetatrs             th...
30 tháng 10 2018 lúc 17:45

chịu bạn tự suy ngĩ đi chứ ở mạng ko có đâu mà chép

chúc may mắn

Lê Thu An
Xem chi tiết

Trong số các ca sĩ trẻ hiện nay, em yêu thích nhất là nữ ca sĩ Mỹ Tâm. Cô ấy có giọng ca thật tuyệt vời.

Mỹ Tâm là ca sĩ sớm nổi tiếng. Cô đi biểu diễn rất nhiều nơi, trong nước và cả nước ngoài. Đặc biệt, cô còn hát cho học sinh, sinh viên nữa. Mỗi lần Mỹ Tâm về thị xã em biểu diễn, mọi người nô nức đi đông như trẩy hội. Tối thứ bảy vừa rồi, em cũng được bố mẹ cho đi xem Mỹ Tâm hát.

Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Âm thanh rộn ràng vang lên. Khán giả phía dưới đã ngồi chật ních. Nhiều người đến muộn phải đứng nhưng vẫn rất vui vẻ. Dường như để được xem ca sĩ biểu diễn, mọi người không còn quan tâm đến điều gì nữa. Một lúc sau, chương trình bắt đầu. Cả không gian rộng lớn yên lặng. Một điệu nhạc nhẹ nhàng, trữ tình được bật lên. Hai cánh gà hé mở và từ bên trong, ca sĩ Mỹ Tâm xinh đẹp bước ra. Cô tươi cười rạng rỡ vẫy chào tất cả khán giả. Bài mở màn chính là ca khúc nhiều người yêu mến “Cây đàn sinh viên”. Vì thế, Mỹ Tâm thật xinh và cũng thật ấn tượng trong tà áo dài trắng thướt tha. Mái tóc ngang vai được cô thắt hai bên trông rất trong sáng. Cô trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn rất xinh. Đứng ở trên, Mỹ Tâm phiêu du cùng bài hát. Bên cạnh, người gảy đàn ghi ta càng làm cho bài hát thêm xúc động. Khuôn mặt cô biểu lộ rõ cảm xúc theo ca từ. Có lúc tươi vui nhưng có giây phút ưu tư, buồn bã. Đôi mắt hướng nhìn về phía khán giả thật thân thương, có khi nhắm lại thật sâu lắng. Bàn tay cô đưa đi đưa lại rất nhẹ nhàng. Một tay cầm mic, một tay thể hiện theo dòng cảm xúc. Ca sĩ di chuyển trên sân khấu rất tự nhiên, uyển chuyển. Cô đi về các góc của sân khấu, có khi còn bước xuống khán đài, nơi gần với khán giả. Đến đâu, mọi người cũng hô vang tên cô một cách cuồng nhiệt, tặng những nụ hoa tươi thắm. Tà áo dài thướt tha tung bay trong gió, nhìn Mỹ Tâm trẻ trung, xinh đẹp như cô sinh viên vậy.

Buổi tối hôm ấy cô hát hết mình để phục vụ người hâm mộ. Hết bài này sang bài khác, cô không biết mệt mỏi. Khuôn mặt vẫn rạng rỡ, tươi tắn. Khán giả cũng cổ vũ hết mình, em thấy hạnh phúc khi được thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời. Nhìn những giọt mồ hôi trên khuôn mặt cồ, em mới thấy làm ca sĩ, nghệ sĩ đằng sau thành công trên sân khấu thì lao động nghệ thuật cũng rất vất vả.

Đêm nhạc kết thúc, màn từ từ khép lại nhưng hình ảnh cô ca sĩ xinh đẹp, hát hay vẫn đọng mãi trong trí nhớ của em.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thu An
19 tháng 1 2020 lúc 20:12

bạn ơi tả ca sĩ Mx Tâm chứ k phải là đang biểu diễn bạn ạ .

Khách vãng lai đã xóa

Thế này được ko bn

Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981) là nữ ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Việt Nam. Sinh ra tại Đà Nẵng, cô sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Cô khởi nghiệp ca hát bằng album đầu tay Mãi yêu (2001) và album kế tiếp Đâu chỉ riêng em (2002) không lâu sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Album phòng thu thứ ba, Yesterday & Now (2003) giúp cô lập kỷ lục về doanh số bán ra tại thị trường trong nước.

Trong những năm còn lại của thập niên 2000, Mỹ Tâm phát hành một chuỗi các sản phẩm âm nhạc thành công về mặt chuyên môn và thương mại, bao gồm các album đề cử cho giải Cống hiến Hoàng hôn thức giấc (2005), Vút bay (2006), Trở lại (2008). Năm 2004, Mỹ Tâm tổ chức chương trình biểu diễn "Liveshow Ngày ấy & bây giờ", có mức kinh phí đầu tư lớn nhất tại Việt Nam lúc đó. Trong thập niên 2010, cô thực hiện chuyến lưu diễn "Heartbeat" và phát hành Tâm (2013) và Tâm 9 (2017), liên tiếp gặt hái thành công thương mại. Bên cạnh việc tự sáng tác, cô còn hát các ca khúc của tác giả khác như "Tóc nâu môi trầm", "Họa mi tóc nâu", "Ước gì", "Hát với dòng sông", "Xích lô" hay "Cây đàn sinh viên".

Mỹ Tâm giành được 5 giải Cống hiến, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV, 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Tại sự kiện Top Asia Corporate Ball 2014 ở Kuala Lumpur, cô thắng giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" và là "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) công nhận trong năm 2014. Cô xuất hiện trong danh sách "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam" (2017) do tạp chí Forbes công bố. Cô còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 Billboard World Album vào tháng 1 năm 2018. Mỹ Tâm còn làm giám khảo cho các cuộc thi như Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (2012–13), Sao Mai điểm hẹn (2010), Giọng hát Việt (2015), góp mặt trong phim truyền hình Cho một tình yêu (2010). Năm 2019, cô lần đầu đạo diễn phim điện ảnh Chị trợ lý của anh.

Khách vãng lai đã xóa
Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 1 2023 lúc 10:49

Bạn tham khảo nha: 

Ra đời vào thời điểm đầy gian khó của cách mạng Việt Nam, trong cuộc đấu tranh sống còn của dân tộc chống ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân - phong kiến, Quân đội ta đã được Đảng và Bác Hồ thành lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện; từ 34 cán bộ, chiến sĩ, trang bị vũ khí thô sơ của ngày đầu thành lập, Quân đội ta đã không ngừng phát triển, trưởng thành, lập nên những chiến công chói lọi. Cán bộ, chiến sĩ đã hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, sẵn sàng “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh” trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai… Với truyền thống vẻ vang và những chiến công vang dội đó, Quân đội ta thật sự là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Đặng Trangg
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 20:52

Tham khảo:

Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới". 

 

Tham Le
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
3 tháng 4 2022 lúc 19:54

refer

Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Phạm Thanh Hà
3 tháng 4 2022 lúc 20:00

Bài Hịch tướng sĩ đã cho thấy tấm lòng yêu nước thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Đêm về thức trắng, nước mắt đầm đìa, xót xa vì thương con dân, vì căm phẫn quân thù, sẵn sàng phơi thân ngoài nội cỏ để giết chết lũ giặc ngạo mạn, đất nước được sạch bóng quân thù. Nước nhà đang lầm than, thấy cảnh binh sĩ bỏ bê theo những thú vui, ham mê thông thường ông không khỏi đau lòng. Trần Quốc Tuấn đã dùng lời lẽ nghiêm khắc của mình để phê bình, cảnh tỉnh binh sĩ, đồng thời bày tỏ sự chân thành thúc giục bình sĩ ra sức luyện tài, học tập Binh thư yếu lược để chuẩn bị tốt nhất cho việc chống giặc, cứu nước. Hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tấm lòng cao cả mãi là niềm tự hào của bao thế hệ Việt Nam về một người anh hùng của dân tộc.

Yetsuno Kame
Xem chi tiết
Terry Jessica
22 tháng 2 2016 lúc 10:51

 Vào năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc, tôi đã có cơ được làm việc cùng Bác Hồ. Vào một buổi tối nọ, lúc đó trời đã rất khuya mà lại còn mưa vậy mà tôi vẫn thấy Bác ngồi đó. Bác ngồi im bên bếp lửa nhóm lửa cho chúng tôi. Tôi thương Bác lắm, Bác như 1 người cha của tôi vậy. Bác đứng dậy, đi dém chăn cho từng người một. Bác sợ mọi người giật mình nên đi rất nhẹ nhàng. Cuối cùng tôi hỏi Bác:" Bác ơi, Bác chưa ngủ, bác có lạnh lắm không?" Bác trả lời :" Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc!" Tôi dậy đã đến lần thứ 3, Bác vẫn ngồi đó. Tôi khuyên Bác đi ngủ vì trời sắp sáng. Nhưng Bác không chịu. Bác nói : Bác thương đoàn dân công phải sống khổ cực. Tôi cũng thức luôn cùng bác

Hợp Trần
21 tháng 2 2017 lúc 17:04

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Bạn tham khảo nha!

Hạc Hoàng
8 tháng 3 2017 lúc 21:12

Ok!!

MB: Tôi là một chiến sĩ được tham gia vào chiến dịch Biên giới Thu-Đông vào năm 1950. Lần này, tôi rất vinh hạnh khi được ở cạnh Bác trong một đêm. Kỉ niệm ấy tôi không bao giờ quên.

TB: Đêm nọ, ngoài trời mưa lâm thâm, tối như mực, khí trời se se lạnh, tôi giật mình thức giấc và đã rất ngạc nhiên, xúc động khi chứng kiến cảnh Bác không ngủ và những cử chỉ ân cần, săn sóc chu đáo của Bác dành cho các anh chiến sĩ lúc mọi người ngủ sâu. Bác ngồi im lặng nhìn bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc. Tôi càng thương và kính trọng bác nhiều khi tận mắt chứng kiến những việc làm của "người cha" đốt lửa cho anh nằm, dém chăn cho từng người một...Lần thứ ba thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi đó, tôi mời Bác đi ngủ nhưng Bác từ chối.

KB: Thấu hiểu được tình thương của Bác dành cho chiến sĩ, tôi thức luôn cùng Bác. Được ở cạnh Bác, tôi thấy tâm hồn mình đã lớn hơn và học được ở Bác rất nhiều điều quý giá.

Chúc bạn học tốt nha ^^