Những câu hỏi liên quan
33- lê Thuận quốc 7/2
Xem chi tiết
tiến đạt
29 tháng 12 2021 lúc 14:04

A

zianghồ 2009
29 tháng 12 2021 lúc 14:05

A

Bình Phạm
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
18 tháng 3 2022 lúc 21:14

D

C

D

D

B

D

D

B

B

C

Tạ Tuấn Anh
18 tháng 3 2022 lúc 21:14

Câu 31: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

   A. Con cái hiếu thảo với bố mẹ.

   B. Bố mẹ  con cái yêu thương nhau.

   C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

   D. Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra.

Câu 32: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình?

    A.  Anh em bất hòa.

    B.  Con cái nói trống không với cha mẹ.

    C.  luôn được sống trong bầu không khí thoải mái, đầm ấm

    D.  Sử dụng các loại văn hóa đồi trụy.

Câu 33: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?

   A. Gia đình đoàn kết.

   B. Gia đình hạnh phúc.

   C. Gia đình hòa thuận.

   D. Gia đình văn hóa.

Câu 34: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

   A. Xây dựng xã hội thịnh vượng.

   B. Xây dựng xã hội lành mạnh.

   C. Xây dựng xã hội phát triển.

   D. Xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Câu 35: Khi thấy gia đình bạn gặp khó khăn trong cuộc sống em sẽ  làm điều gì sau đây?

   A. Tìm mọi cách để  tránh tiếp xúc với gia đình bạn

   B. Chia sẻ với bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp đỡ gia đình bạn

   C. Từ chối lời đề nghị giúp đỡ

   D. Em làm ngơ, coi như không biết

Câu 36: Tình bạn có ở đâu?

   A. Giữa các em nhỏ với nhau.

   B. Trong độ tuổi thanh thiếu niên.

   C. Giữa những người già với nhau.

   D. Ở tất cả mọi người, tất cả lứa tuổi

Câu 37: Tình bạn giữa mọi người không  được hình thành trên những cơ sở nào sau đây?

   A. Tính tình hợp nhau.

   B. Cùng chung sở thích.

   C. Hình thức giống nhau.

   D. Có cùng lí tưởng sống .

Câu 38: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ 

   A. Phía người có địa vị thấp hơn.

   B. Cả hai phía.

   C. Phía người có địa vị cao hơn.

   D. Chỉ cần một phía.

Câu 39: M và N chơi thân với nhau, một lần N phát hiện M bị một nhóm bạn khác lôi kéo, rủ rê tham gia sử dụng ma túy đá. Trong trường hợp này nếu em là N em sẽ làm gì sau đây?

   A. Làm ngơ, coi như không biết.

   B. Khuyên M không tham gia, không dùng ma túy

   C. Đồng tình và ngỏ ý muốn tham gia cùng

   D. Khuyên M nên thử một lần cho biết cảm giác lạ.

Câu 40: Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

   A. Làm mọi cách cho bạn vui.

   B. Luôn chỉ có mặt bên cạnh bạn lúc bạn có tin vui.

   C. Vô tư, cao thượng, vì bạn quên mình, không cần báo đáp.

   D.  Đồng cảm sâu sắc, cùng bạn vượt qua khó khăn, buồn, vui cùng bạn.

Đinh Minh Đức
18 tháng 3 2022 lúc 21:15

Câu 31: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

   A. Con cái hiếu thảo với bố mẹ.

   B. Bố mẹ  con cái yêu thương nhau.

   C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

   D. Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra.

Câu 32: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình?

    A.  Anh em bất hòa.

    B.  Con cái nói trống không với cha mẹ.

    C.  luôn được sống trong bầu không khí thoải mái, đầm ấm

    D.  Sử dụng các loại văn hóa đồi trụy.

Câu 33: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?

   A. Gia đình đoàn kết.

   B. Gia đình hạnh phúc.

   C. Gia đình hòa thuận.

   D. Gia đình văn hóa.

Câu 34: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

   A. Xây dựng xã hội thịnh vượng.

   B. Xây dựng xã hội lành mạnh.

   C. Xây dựng xã hội phát triển.

   D. Xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Câu 35: Khi thấy gia đình bạn gặp khó khăn trong cuộc sống em sẽ  làm điều gì sau đây?

   A. Tìm mọi cách để  tránh tiếp xúc với gia đình bạn

   B. Chia sẻ với bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp đỡ gia đình bạn

   C. Từ chối lời đề nghị giúp đỡ

   D. Em làm ngơ, coi như không biết

Câu 36: Tình bạn có ở đâu?

   A. Giữa các em nhỏ với nhau.

   B. Trong độ tuổi thanh thiếu niên.

   C. Giữa những người già với nhau.

   D. Ở tất cả mọi người, tất cả lứa tuổi

Câu 37: Tình bạn giữa mọi người không  được hình thành trên những cơ sở nào sau đây?

   A. Tính tình hợp nhau.

   B. Cùng chung sở thích.

   C. Hình thức giống nhau.

   D. Có cùng lí tưởng sống .

Câu 38: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ 

   A. Phía người có địa vị thấp hơn.

   B. Cả hai phía.

   C. Phía người có địa vị cao hơn.

   D. Chỉ cần một phía.

Câu 39: M và N chơi thân với nhau, một lần N phát hiện M bị một nhóm bạn khác lôi kéo, rủ rê tham gia sử dụng ma túy đá. Trong trường hợp này nếu em là N em sẽ làm gì sau đây?

   A. Làm ngơ, coi như không biết.

   B. Khuyên M không tham gia, không dùng ma túy

   C. Đồng tình và ngỏ ý muốn tham gia cùng

   D. Khuyên M nên thử một lần cho biết cảm giác lạ.

Câu 40: Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

   A. Làm mọi cách cho bạn vui.

   B. Luôn chỉ có mặt bên cạnh bạn lúc bạn có tin vui.

   C. Vô tư, cao thượng, vì bạn quên mình, không cần báo đáp.

   D.  Đồng cảm sâu sắc, cùng bạn vượt qua khó khăn, buồn, vui cùng bạn.

Bảo Huỳnh Kim Gia
Xem chi tiết
phạm
26 tháng 1 2022 lúc 19:17

tk Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

Nguyễn Hà Giang
26 tháng 1 2022 lúc 19:17

Tham khảo

Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 1 2022 lúc 19:18

Tham khảo:

 

Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

  
Lê Phương Hảo
Xem chi tiết
Lưu Thanh Vy
12 tháng 7 2019 lúc 19:45

Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay đang rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự vô tâm của con người trước những con người bị chà đạp, áp bức. Vì vậy xã hội cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề những vấn đề nhức nhối này.Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật phòng chống bạo lực, luật hôn nhân và gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống Bạo lực gi đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Và một điều quan trong không kém đó là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình.( để tham khảo thui nha) cop trên mạng

Lê Phương Hảo
12 tháng 7 2019 lúc 20:19

thank you bạn nha!

Trường Nghĩa Tôn
Xem chi tiết
animepham
23 tháng 12 2023 lúc 11:11

 Tác hại của bạo lực gia đình: 

+ Đối với gia đình : tan vỡ gia đình, ảnh hưởng tâm lí của trẻ con, cha mẹ và con cái ngày càng xa cách,..

+ Đối với bản thân : ảnh hưởng về thể xác, tinh thần,danh dự, kinh tế,...

+ Đối với xã hội : làm rối loạn trật tự , an toàn xã hội , gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội,..

Hà Anh Thư
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 8 2017 lúc 14:02

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình trạng bạo lực gia đình – thực trạng, nguyên nhân, hệ quả và giải pháp phòng tránh.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Bạo lực gia đình là: hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình nhằm đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lí, đời sống của các thành viên khác.

      + Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

→ Các loại bạo lực gia đình:

      + Bạo lực về mặt thể xác: dùng vũ lực tác động làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.

      + Bạo lực về mặt tinh thần: dùng lời lẽ xỉ vả, mắng nhiếc... trong một thời gian dài.

      + Bạo lực xã hội: không cho tiếp xúc với bạn bè, người thân, cộng dồng.

      + Bạo lực tình dục: loạn luận, cưỡng ép tình dục trong quan hệ vợ chồng...

→ Thực trạng của bạo lực gia đình: (Ảnh chụp số liệu thống kê trên trang wikipedia)

→ Nguyên nhân của bạo lực gia đình: cả chủ quan lẫn khách quan:

      + Do tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút (Say rượu, cờ bạc thua, thiếu tiền hút chích...) về nhà trút giận lên người thân.

      + Do kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp (trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, .

      + Người trong cuộc bao che, ngần ngại, không tố cáo, để hành vi bạo lực đó vẫn tiếp tục tiếp diễn.

...

→ Hệ quả của bạo lực gia đình:

      + Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, nhất là đối tượng trẻ nhỏ bị bạo hành thể xác bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề.

      + Thiệt hại kinh tế.

      + Đi ngược lại truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc.

      + Vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người: quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm thân thể.

→ Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình:

      + Tuyên truyền, giáo dục nhận thức người dân về tác hại nghiêm trọng của bạo lực gia đình đến đời sống vật chất – tinh thần của mỗi con người.

      + Kịp thời nắm bắt những hoàn cảnh gia đình xảy ra bạo lực để có hướng hòa giải/ ngăn chặn.

+ Chế tài xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

   - Bình luận (2đ):

      + Bạo lực gia đình là hiện tượng xấu, cần loại bỏ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

      + Bài học cho bản thân em, nhận thức hành động: ngăn chặn bạo lực từ chính ngôi nhà của mình, tuyên truyền với mọi người về nguyên nhân, tác hại...

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vấn đề. Xã hội cần chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.

Katherine_Monster
Xem chi tiết
Tung Duong
29 tháng 1 2019 lúc 19:30

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

Kiệt Nguyễn
29 tháng 1 2019 lúc 19:40

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu

nguyễn ánh hằng
29 tháng 1 2019 lúc 19:50

Bên cạnh những bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần trong học đường cũng gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng và nhiều khi không lường hết được. Bạo lực tinh thần có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Nhiều học sinh bị trầm cảm, tự kỷ chính là có nguyên nhân từ tình trạng này. 

Một biểu hiện mới trong bạo lực học đường đó là sử dụng các mạng xã hội để làm nhục, dọa nạt, lăng mạ, nói xấu lẫn nhau. Điển hình như vụ việc đau lòng xảy ra tại trường THPT Hai Bà Trưng vào cuối năm học vừa qua. Hai học sinh lớp 12 đã đưa hình ảnh của bạn gái và dùng photoshop cắt ghép với một tấm hình khỏa thân rồi đưa mạng xã hội.

Trước khi đưa lên mạng, hai bạn học sinh này đã buông lời dọa nạt bạn gái kia là “sẽ đưa hình lên mạng”. Bạn gái kia đã nói là nếu mà các cậu đưa lên trên mạng như vậy thì “tớ sẽ chết”. Hai người bạn đưa ảnh lên cứ tưởng bạn mình nói đùa và cuối cùng thì nữ sinh bị đưa ảnh lên đã uống thuốc diệt cỏ tự sát! Một vụ việc khác xảy ra tại Hà Nội do thiếu sự quan tâm của gia đình. Một học sinh nữ học lớp 11 giữ quỹ của lớp nhưng lại để mất 500.000 đồng. Khi về nhà nói lại bố mẹ thì bị bố rầy la. Kết cục là em nữ sinh đã uống thuốc sâu tự vẫn! Đối với gia đình, nhiều trường học của Hà Nội đã có biện pháp phối hợp quản lý và giám sát học sinh. Nội dung thông qua các buổi họp với cha mẹ học sinh, thông qua sổ liên lạc điện tử. Giáo dục tập trung vào các việc cụ thể như hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích, cha mẹ không giao xe cho con tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện; thực hiện đội mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học…

ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
16 tháng 7 2016 lúc 7:11

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Trong gia đình, những đứa trẻ lớn lên, dần được hình thành và thấm sâu nhu cầu “thuộc về một cái gì đó lớn hơn và tốt hơn bản thân mình”. Cũng trong gia đình, lần đầu tiên, những đứa trẻ biết quý trọng tình nghĩa, biết kính trọng và yêu thương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ, êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, thuận hoà trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai một dần. Và, đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn ra một cách khá nghiêm trọng. Gần đây, sự gia tăng của hiện tượng này đang ngày càng làm cho người ta cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết, bởi nó ngày càng cản trở mạnh mẽ sự phát triển của gia đình, của văn hoá và đạo đức gia đình ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực gia đình là sự ngược đãi về thân thể và lời nói, ngược đãi về tình cảm, lạm dụng về kinh tế, ngược đãi về mặt xã hội và những ngược đãi liên quan đến tình dục. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị; không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao. Bạo lực gia đình không loại trừ thành phần xã hội nào. Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Những kẻ gây ra bạo lực gia đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư, cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính, thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực. Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra. Chính họ đã làm cho gia đình không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình là rất lớn, ảnh hưởng của nó cũng rất lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của con người khiến nạn nhân luôn phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần và do vậy, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đó, khả năng tan vỡ của gia đình là rất lớn. Đối với những người con, bạo lực gia đình từng bước biến đứa trẻ hiền lành trở nên lì lợm, đồng thời có thể làm xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tâm lý tiêu cực, như trầm cảm, nhu nhược, thiếu tự tin,… hậu quả là đứa trẻ sẽ xa rời gia đình, dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Sự gia tăng của bạo lực gia đình trong điều kiện hiện nay còn có một nguyên nhân rất trực tiếp và quan trọng nữa. Đó là sự trừng phạt chưa đủ mạnh của pháp luật, sự thiếu quan tâm của các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội, sự phê phán chưa đủ sâu và rộng từ dư luận xã hội đối với các hiện tượng bạo lực gia đình. Việc thực hiện triệt để và có hiệu quả Luật phòng chống bạo hành gia đình là đảm bảo trực tiếp nhất nhằm ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn bạo lực gia đình. Điều đó không chỉ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao từ phía các cơ quan công quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội, mà còn đòi hỏi mọi người dân, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực gia đình phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ngoài giải pháp về pháp luật, những giải pháp về giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là, cần giáo dục cho mỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình, nhận thức được rằng, xâm phạm đến các thành viên khác trong gia đình là vi phạm quyền con người; rằng, nhân cách con người đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình phải biết chia sẻ, cảm thông, hy sinh cho nhau để cùng xây dựng một cuộc sống gia đình hòa thuận, có văn hóa; rằng, cuộc sống gia đình có những đặc trưng văn hóa, đạo đức, tâm lý đặc thù đòi hỏi mỗi thành viên phải có những hiểu biết và ứng xử một cách có văn hóa. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe, thấy không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình vẫn chưa được ngăn chặn, không nói là có dấu hiệu gia tăng. Một mặt của vấn đề này là do phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng, chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực gia đình nguy hiểm. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia đình cần được giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội, đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát triển con người trong xã hội hiện đại. Riêng đối với cá nhân là nạn nhân bạo lực gia đình cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.
Nguyễn Như Ý
16 tháng 7 2016 lúc 12:27

sai rồi :Chuyện người con gái Nam Xương chớ

 

Nguyễn Yến Nhi
19 tháng 4 2017 lúc 5:35

"Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!" tiếng của người Phụ nữ vẫn văng vẳng bên tai tôi. Mới hôm qua đây thôi,trên đường đi học về tôi đã thấy cảnh tượng người chồng đấm tới tấp vào mặt vợ,người vợ thì lết ở sân và xin tha nhưng cơn khát bạo lực của hắn ta vẫn không thèm buông tay và đếm xỉa tới người phụ nữ,người vợ đang quỳ gối cầu xin. Ấy vậy mà người ta đã nói “gia đình là nơi để trở về,là mái ấm yêu thương”

Nạn bạo hành gia đình và xã hội hiện nay không ít nhưng vấn đề là nó dừng lại ở đâu và nỗi đau ấy để lại cho con cho cháu như thế nào ít ai mà biết được những hệ lụy nghiêm trọng của nó khi con cháu của mình chứng kiến được

Trong xã hội hiện nay ở đâu đó vẫn còn rất nhiều nạn bạo hành. Vậy thế nào là nạn bạo hành? Đó là hành động và lời nói có tính chất vũ phu ,dùng bạo lực hay thậm chí là đánh đạp tra tấn một ách dã man,bất chấp hết cả đạo lí và pháp luật để làm tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn người khác

Đó là hình ảnh người chồng đánh đập người vợ một cách dã man không thương tiếc,đó là những lời xỉ nhục và mắng nhiếc của anh ta

-Rượu ông đâu?

-Bố à! Hôm nay mẹ không đi chợ, không có rượu đâu bố ạ!

Thế là một trận đòn bắt đầu diễn ra,người vợ thì nằm dưới nền nhà và mọi thứ trong nhà đều bị hất tung. Hắn ta như một kẻ máu lạnh đổ phủ lên đầu người đàn bà bất hạnh đó.

Cuộc sống bạo hành gia đình luôn diễn ra xung quanh và có khi là ngay cả trước mắt của chúng ta, đó là cảnh chồng đánh vợ ở ngay cạnh nhà hàng xóm,đó là cảnh chồng chém vợ ngay trên đường đi học về. Tôi thật sự sốc và hoảng loạn nghĩ rằng đó có còn là con người,họ có còn nhân tính khi làm những chuyện ấy. Tôi thật sự lên án những hành động và việc làm không có lương tâm đó. Xã hội hiện đại thay đổi thì những toan tính của lòng người cũng đổi theo làm mất đi những nét đẹp vốn có ,thay vào đó là hạnh phúc thì ít mà đắng cay thì nhiều,có nhiều những số phận,những mảnh đời bất hạnh của người phụ nữ phải hứng chịu,thế mới nói “ lấy chồng như đánh một canh bạc” lật lên mới biết được đỏ hay đen. Xót xa thay, đau đớn thay, tôi đang nghĩ ở đâu đó có hay không cho tôi xin hai chữ công bằng

Gần đây vấn đề nổi cộm nhất trên các báo chí truyền thông mà tôi đã đọc được đó là nạn bạo hành trẻ em. Một đứa trẻ chỉ mới 13 tuổi ở Vũng Tàu bị chính cha và mẹ kế của mình đánh đập dã man gãy xương sườn và bỏ nhịn đói ba ngày liền,đến đây bản thân tôi đã không hề kiềm được nước mắt. Tạo sao em lại phải chịu cảnh đày đọa như vậy,tại sao người cha lại có thể tàn nhẫn với con mình hay là do em phải sống kiếp con riêng trên cõi đời này. Thật sự chua xót với tôi,lúc này cơn phẫn nộ đã đẩy lên đỉnh điểm.Tôi tự hỏi, những người làm cha làm mẹ ấy liệu có đau không? Liệu họ có cảm thấy day dứt về những việc mình làm không hay thay vào đó là sự hả hê không đáng có

Chuyện chị H Nghệ An bị chồng cắt cổ trong lúc ngủ.Những hành động vô nhân tính này đến người điên cũng phải sợ huống gì là những người bình thường. Họ có còn là còn người nữa không khi cầm con dao nửa đêm cắt cổ người đã từng đầu ấp tay gối với mình,người đã sinh ra cho mình những đứa con. Thật đáng khinh và một lần nữa tôi lại lên án về tội ác này

ở Đà Nẵng mỗi năm có 600 vụ bạo hành gia đình và nạn nhân đều là phụ nữ,những con số biết nói này là thực trạng của một xã hội . Qua đây có thể minh chứng nạn bạo hành xảy ra rất nhiều.

Bạo hành gia đình gây hoang mang lo lắng cho con người,nó ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của con người chúng ta gây nên sự sợ hãi dẫn đến thương tích nặng hoặc hơn nữa là cái chết

Bên cạnh đó thì còn tổn hại về mặt kinh tế. Một gia đình mà bạo hành luôn xảy ra thì không thể nào chuyên tâm làm ăn tốt được bởi vì ông cha ta thường có câu “ thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” mà vấn đề bạo hành luôn xảy ra thì làm sao cùng gánh vác được trách nhiệm của gia đình. Chính vì vậy mà xin những ai đã và đang mắc trong vũng lầy của tội lỗi thì hãy bước ra ,sống vị tha hơn,biết yêu thương hơn để tìm thấy những bến bờ,những mái ấm hạnh phúc. KHông những tạo ra niềm vui cho bản thân mà còn cho con cái của mình học tập và noi theo.