Em hiểu thế nào là kháng chiến toàn dân , toàn diện ,lâu dài
Giúp em vs ạ
. Trình bày những hiểu biết của em về các cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Theo em, nguyên nhân nào giúp các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa từ thế kỉ X đến XV này giành được thắng lợi? Giải giúp mk vs ạ mk đg càn gấp ạ
tui tiết lộ thật mấy đứa mà trả lời tham khảo là tra gg á
Tham khảo:
Hiểu biết:
a) Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII
- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
+ Lần 3: Trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhân dân ta.
Nguyên nhân giúp ....:
https://nguoikesu.com/giai-bai-tap/lich-su-lop-10/chuong-2-viet-nam-tu-the-ki-x-den-the-ki-xv/bai-19-nhung-cuoc-khang-chien-chong-ngoai-xam-o-cac-the-ki-x-xv
Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
*Về chính trị:
- Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh.
- Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn ở nhiều nơi.
- Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất từ cơ sở đến trung ương.
*Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
*Về văn hoá, giáo dục: Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7-1950).
*Về ngoại giao:
- Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Trung Quốc, Liên Xô và lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
*Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
*Về chính trị:
- Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh.
- Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn ở nhiều nơi.
- Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất từ cơ sở đến trung ương.
*Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
*Về văn hoá, giáo dục: Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7-1950).
*Về ngoại giao:
- Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Trung Quốc, Liên Xô và lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947?
- Chủ trương: củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường lực lượng vũ trang, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện:
- Về chính trị:
+ Đầu năm 1949: tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp.
+ Tháng 6 -1 949: thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
- Về quân sự: Tiếp tục gây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển lực lượng, phát triển chiến tranh du kích.
- Về kinh tế: Thực hiện hàng loạt các chính sách có lợi như: giảm tô, xóa nợ, chia lại ruộng đất, cấp ruộng đất cho nông dân.
- Văn hóa, giáo dục: Tháng 7 - 1950, đưa ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, xây dựng lại hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Toàn dân, toàn diện, lâu dài, đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Toàn quân, toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Toàn dân, toàn quân, lâu dài, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Toàn quân, toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Toàn quân, toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
1.cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp(1946-`1954)bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
2.Nội dung cuẢ ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-`1954)?
3.Bằng sự hiểu biết của em hãy chứng minh chiến dịch lịch sử điện biên phủ 1954 đã phá sản hoàn toàn kế hoạch na va?
4.Ý nghĩa của lịch sử điện biên phủ 1954?
1.Hoàn cảnh
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2.Nội dung:
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
4.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở chính để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là
A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp
B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
C. Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng
D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến
Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Nêu các bước giải quyết khó khăn của chính phủ về nạn đói dốt và khó khăn về tài chính
Cho bt thế nào là cuộc kháng chiến toàn dân,toàn diện và tự lực gánh sinh Mn lưu ý ghi ko dài dòng, ko copy trên gg, dựa theo ý của mik để trl. Thanks mn nhiều
Cách giải quyết nạn đói: Lập hũ gạo cứu đói, cứ 10 ngày lại nhịn ăn 1 bữa,...
Cách giải quyết nạn dốt:
Lập các lớp học Bình dân học vụ, kêu gọi người dân đến trường.
Cách giaỉ quyết khó khăn tài chính:
- Kêu gọi ủng hộ Quỹ độc lập và phong trào Tuần lễ vàng.
- Phát hành và lưu hành tiền Việt.
Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiên của ta là một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Khi nhân dân Việt Nam chưa có chính quyền cách mạng
B. Khi nhân dân Việt Nam đã có chính quyền cách mạng
C. Khi nước Việt Nam mới đang dần hình thành
D. Khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị vào Việt Nam
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Thời điểm năm 1944, nước ta vẫn chưa có chính quyền cách mạng. Đến sau cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Đảng ta mới tiến hành xây dựng chính quyền cách mạng.
Chọn đáp án: A
Chú ý:
Thời điểm này quân Đồng minh chưa vào Việt Nam, bởi đến năm 1945, khi chiến tranh thế giơi thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, các nước mới hợp và thông qua kế hoạch phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các nước và làm nhiệm vụ giải giáp quan phát xít, cụ thể ở Đông Dương là Hội nghị Postdam (17/7 đến 2/8/1945)
Câu văn nào được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thể hiện cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân?
A. “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa…”
B. “…Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”
C. “…Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”
D. “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập…”
Đáp án B
Câu văn: “…Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…” thể hiện cuộc kháng chiến toàn dân vì nếu đã là người dân Việt Nam thì không cần phân biệt tôn giáo, đảng phái đều phải tham gia chống Pháp để cứu lấy tổ quốc mình. Đó là tinh thần đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.