Những câu hỏi liên quan
Capricorn girl
Xem chi tiết
VuiLaChinh
20 tháng 2 2017 lúc 21:49

1800 lít = 1,8 m3

Mực nước trong bể cao :

1,8 : (4 x 3) = 0,15 m

uyên vi
2 tháng 3 2018 lúc 20:04

đáp số là 1,5 m nha

cô bé dễ thương
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
30 tháng 1 2018 lúc 9:51

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ,    mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức c

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

​Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!hân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Võ Bảo Trân 10
30 tháng 1 2018 lúc 10:00

Thời gian không có nhiều nên tớ cho bạn dàn ý làm bài nhé!

Mở bài:

    Có ai sinh ra mà không được nhìn thấy nụ cười của mẹ, nụ cười ấy như là nguồn động viên, khích lệ chúng ta mỗi khi khó khăn, mệt mỏi. Các bạn yêu mẹ ở điểm gì, với riêng tôi nụ cười của mẹ là tôi thích nhất.

Thân bài

+ Nụ cười ấy thế nào ( ấm áp, tràn đầy tình yêu thương,.......)

+ Mỗi khi mệt mỏi nụ cười ấy động viên cũng như khích lệ bạn?

+ Nhớ lại kỉ niệm( lúc vào lớp 1 biết con rụt rè mẹ mỉm cười khích lệ con, lúc con tập đi xe đạp ........, trong học tập,........)

+ Từ 3 ý trên lưu ý khoảng 3-4 câu phải có một câu biểu cảm ( chao ôi, nhớ.......)

+ Khi mẹ vắng nhà thiếu vắng nụ cười ấy ( bản thân em cảm thấy ngôi nhà im ắng, thiếu một thứ rất quan trọng với bản thân,.....)

+ Có phải lúc nào mẹ cũng cười không? ( khi ốm thấy em buồn mẹ chỉ mỉm cười như một lời an ủi, khi bị điểm kém hoặc mắc phải lỗi nào đó thì trên khuôn mặt mẹ thế nào?,........)

+ Bản thân em có yêu nụ cười ấy không? Nó đem lại cảm giác gì cho bản thân em.

+ Cảm xúc của bản thân

Kết bài:

+ Lời hứa sẽ không làm mẹ buồn

+ Hi vọng nụ cười ấy sẽ mãi hiện trên khuôn mặt

+ Suy nghĩa riêng của bản thân.

Chúc bạn học tốt!

Võ Bảo Trân 10
15 tháng 2 2018 lúc 20:28

Xin lỗi nha ! Mình lạc đề

Lưu Bảo Uyên
Xem chi tiết
Unirverse Sky
13 tháng 11 2021 lúc 9:30

Tháp Nhạn là một di tích duy nhất còn tương đối nguyên vẹn của người Chăm trên đất Phú Yên và hiện vẫn bảo tồn những giá trị của nó. Mặc dù, đã qua nhiều đợt trùng tu, tu sửa.

Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn. Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có truyền thuyết kể rằng, thuở ấy quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chăm (Chiêm Thành). Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu, quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt không phân thắng bại. Để tránh thiệt hại về người và của cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên. Hai địa điểm được hai bên lựa chọn là: quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.

Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Già đã xây xong, đứng sừng sững một góc trời. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Sau đó, quân ông Phù Già thách Chiêm Thành đốt tháp, tháp bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh. Tháp của ông Phù Già chỉ sau một đêm đã cháy sạch trong khi ngọn tháp bên núi Nhạn vẫn đứng vững. Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải rút quân qua khỏi bên kia đèo Cả.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960, dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm. Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.

Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Đặc biệt, dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông Chùa có một tảng đá cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen, trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chăm. Chữ khắc ở 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại đến nay.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên - Bài tham khảo 2

Thuyết minh về núi Nhạn

Mở bài:

Phú Yên không có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như những miền đất khác. Trong quá khứ, đây là vùng đất tranh chấp của các tập đoàn phong kiến, chiến tranh sảy ra liên miên, thật khó định hình một nền văn hóa địa phương đậm nét. Nổi bậc trong các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Núi Nhạn sừng sững bên sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của Phú Yên. Nét cổ kính, uy nghiêm của dáng núi như ngọn bút dựng giữa sông dài biển rộng, tạo nên sự quyến rũ, điệu đà của mảnh đất nhiều nắng gió này.

Thân bài:

Vị trí:

Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường 1, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là núi Bảo Tháp, Nhạn Tháp, Tháp Dinh, núi Khỉ. Người Pháp gọi núi Nhạn là núi Khỉ (Montagne des Singes) vì không chỉ trên núi có nhiều khỉ mà chúng còn rất khôn, sống thành bầy đàn đông đảo.

Nguồn gốc lịch sử:

Về tên gọi chính thức (núi Nhạn), có ba giả thuyết. Một là, do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, với phần đầu là chỗ giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Chùa, cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà. Hai là, vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở. Cũng có người cho rằng, ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hòa, là nơi để loài chim nhạn làm tổ, trú ẩn. Sau này, vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền.

Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa vùng đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của các loài thủy quái hung dữ. Chúng thường quấy nhiễu dân lành. Để bảo vệ con người, một ngày kia, Trời sai một thiên thần khổng lồ xuống trần, gánh đất lấp đầy vùng trũng. Thần còn đuổi các loài thủy quái ra tận biển khơi, tạo thành một cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng và trù phú.

Tuy nhiên, đến khi gánh đá lấp biển, do vội muốn trở về trời, người khổng lồ đã gánh nhiều gấp 3,4 lần. Trong một lần gánh, chiếc đòn oằn nặng gãy đôi, làm rơi hai gánh đá xuống đất. Một gánh hình thành núi Chóp Chài, một gánh tọa nên núi Nhạn. Quá mệt mỏi, vị thần bỏ về trời. Từ đó, miền đất bằng phẳng này có hai ngọn núi cao sừng sững như bây giờ.

Đặc điểm cảnh quan và kiến trúc:

Núi Nhạn có chiều cao 60m so với mực nước biển. Đường chu vi quanh núi khoảng trên 1km. Trên đỉnh núi có Tháp Nhạn vươn cao sừng sững. Ở mạn Đông Nam, chân núi có một ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ. Lưng chùa tựa vào vách núi dựng đứng cao ngất, mặt hướng ra sông xanh. Chùa Hàm Long sau đổi tên thành Kim Long Tự và được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm thứ 5.

Dưới chân vách đá cạnh chùa Hàm Long có một cái hang ăn xuyên vào núi thông ra phía bờ sông. Người xưa cho rằng đó là hàm của con rồng lửa nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Trải qua thời gian, đất đá bồi lấp dần cửa hang.

Năm 2007, một đài tưởng niệm ác anh hùng liệt sĩ được xây dựng phía Đông Nam ngọn núi. Nổi bậc nhất trên đỉnh núi là ngôi tháp Chăm cổ kính có tên là Tháp Nhạn. Đó là một công trình tôn giáo của người Champa. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12, theo kiểu kiến trúc chùa Champa. Đây là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm, đến bây giờ người Việt vẫn còn tiếp tục duy trì.

Vươn lên những tầng cây, ngôi tháp hiện ra đồ sộ, cổ kính trong khuôn viên khoảng 1000 mét vuông, xung quanh có tường bao, sân được lát gạch rất sạch sẽ. Tháp Nhạn cao khoảng 25 mét, bao gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.

Đế tháp hình vuông, được xây dựng phân tầng vững chắc, chịu sức nặng của toàn bộ thân tháp và đỉnh tháp. Thân tháp cũng có hình khối vuông, to ở phần chân và nhỏ dần ở phần đỉnh. Thân tháp Nhạn uy nguy, tráng lệ. Tuy đã bị phai mòn bởi thời gian và sự tàn phá của mưa gió nhưng vân còn giữ được vẻ đẹp bề thế của nó.

Nóc tháp, hay còn gọi là mái tháp là một tảng đá hình búp sen nhọn được đẽo khắc tỉ mỉ, cấn đối. Đó là biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Đỉnh tháp chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất của ngọn tháp này, biểu dương của niềm tin và tính thẩm mỹ của con người. Nhưng đáng tiếc, trong thời kì chiến tranh, tảng đá đã bị rơi xuống, khiến cho đỉnh tháp có hình dáng bằng phẳng.

Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ, tách biệt giữa phần trên và phần dưới. Cửa chính ở hướng đông đón ánh nắng bình minh. Phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng lùi vào cho đến khi khép kín.

Bên trong tháp tường gạch xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân tháp. Phần chóp mái thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón, tạo nên một khoảng không kì bí, linh thiêng. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, duy chỉ có những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến thể cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài ở 4 góc tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều làm bằng gạch nung đặc trưng của kiểu tháp Chăm với nhiều kích cỡ khác nhau. Từng viên gạch được xếp chồng khép kín, vững chắc tuyệt đối không tìm thấy một vết mạch hồ nào. Bốn mặt thân tháp có những cọt xây áp vào thân có vai trò gia cố cho thân tháp được vững chắc. Nhìn đâu cũng thấy sự tỉ mỉ, công phu của con người trong từng vết chạm khắc, không một khe hở, đường mòn nào, đến nỗi rêu móc cũng rất khó bám vào. Những họa tiết đơn sơ nhưng hết sức điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy kiến trúc của thời bấy giờ và mãi mãi về sau.

Trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là mai rừng nở vàng vào mùa xuân và mùa hạ, ở phía Đông-Nam gần sông Chùa có một trảng sim nhỏ, đến mùa hoa sim nở tím cả một vùng. Trước đây, trên núi có nhiều loài chim như nhạn, cò và đặc biệt là rất nhiều khỉ. Trải qua thời gian chiến tranh ác liệt, đàn khỉ và các loài chim cư trú đã rời bỏ chỗ ở này.

Giá trị văn hóa, lịch sử:

Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà” đã trở thành biểu tượng của Phú Yên và Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí… Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa. Sông Đà – Núi nhạn từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút biết bao du khách gần xa ghé về chiêm ngưỡng.

Trải nghiệm không chỉ là thú vui làm tăng cường hiểu biết mà còn kiểm chứng bản lĩnh của con người. Phải một lần đến với miền đất phú trời yên, phải đắm mình trong biển xanh thơ mộng, dịu dàng và leo lên những đại sơn kì vĩ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp hùng tráng và thiêng liêng của mảnh đất lạ lẫm này.

Kết bài:

Trải qua nghìn năm, Núi Nhạn Phú Yên vẫn sừng sững với thời gian. Tuy có nhiều hư tổn nhưng dáng tháp vẫn uy nghi, cổ kính giữa đất trời. Đến Phú Yên mà không ghé thăm Núi Nhạn-sông Đà quả thực đã đánh mất cơ hội hiểu hơn và yêu mến vùng đất này.

“Trông lên hòn núi Nhạn
Đến bên hữu ngạn sông Đà,
Chuông chiều đổi tiếng ngân nga,
Chợt thấy ông Hạng Vũ vịn nhánh đa mà chuyền.
Cô gái đò nhìn xuống nước cười duyên,
Tưởng nàng Ngu Cơ đứng đợi ở miền Ô Giang”.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Gia Bảo A ( team_...
13 tháng 11 2021 lúc 9:43

ói ói ói có chó tả bài văn về chó 10 câu chở lên undefined

Khách vãng lai đã xóa

Tháp Nhạn là một di tích duy nhất còn tương đối nguyên vẹn của người Chăm trên đất Phú Yên và hiện vẫn bảo tồn những giá trị của nó. Mặc dù, đã qua nhiều đợt trùng tu, tu sửa.

Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn. Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có truyền thuyết kể rằng, thuở ấy quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chăm (Chiêm Thành). Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu, quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt không phân thắng bại. Để tránh thiệt hại về người và của cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên. Hai địa điểm được hai bên lựa chọn là: quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.

Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Già đã xây xong, đứng sừng sững một góc trời. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Sau đó, quân ông Phù Già thách Chiêm Thành đốt tháp, tháp bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh. Tháp của ông Phù Già chỉ sau một đêm đã cháy sạch trong khi ngọn tháp bên núi Nhạn vẫn đứng vững. Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải rút quân qua khỏi bên kia đèo Cả.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960, dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm. Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.

Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Đặc biệt, dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông Chùa có một tảng đá cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen, trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chăm. Chữ khắc ở 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại đến nay.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.

Khách vãng lai đã xóa
Mèo Mun
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Diện
24 tháng 4 2016 lúc 15:17

nó nổi tiếng về giới phim trắng đen đó bn

Mèo Mun
24 tháng 4 2016 lúc 15:19

ý mình là làm bài văn tả về con gấu trúc có mở bài thân bài kết bài

Vu Ngoc Hanh
24 tháng 4 2016 lúc 15:21

bạn lên hh

Ngọc Bích Sesshomaru
Xem chi tiết
hoaihastu
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 1 2022 lúc 15:25

\(S=\dfrac{18+27}{2}\cdot14=45\cdot7=315\left(cm^2\right)\)

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
18 tháng 9 2023 lúc 22:19

loading...

Mình nhớ câu này mình đã giải rồi, không biết vì lý do gì mà bạn lại xóa đi vậy nhỉ? Và nếu CH đã đăng, yêu cầu bạn không đăng lại lần thứ 2!

Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
22 tháng 4 2020 lúc 10:07

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
22 tháng 4 2020 lúc 14:03

cảm ơn bn nhiều nha!

Khách vãng lai đã xóa
Mermaid Moon
Xem chi tiết
I love soccer
8 tháng 4 2018 lúc 21:34

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Arima Kousei
8 tháng 4 2018 lúc 21:34

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

huyền trang
8 tháng 4 2018 lúc 21:35

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất

K CHO MK NHA MN!!!

CHÚC BN HC TỐT!!!