cho tam giác pqr cân tại p. gọi m là trung điểm qr. chứng minh: a.góc mpq = góc mpr b. pm vuông góc qr
a)Tam giác PQR cân tại P, có PE vuông góc với QR (E thuộc QR). Chứng minh EQ = ER
b)Tên tia đối của tia QR lấy điểm M, trên tia đối của tia RQ lấy điểm N sao cho QM = RN. Chứng minh tam giác PMN cân.
c)Kẻ QH vuông góc với PM (HPM), kẻ RK vuông góc với PN (K thuộc PN). Cm: PH = RK.
d)HQ cắt KR tại I, tam giác IQP là tam giác gì? ( 6 đ )
Câu 2: Cho tam giác PQR vuông tại P có PQ = 8cm; PR = 6cm, M là trung điểm của QR. a) Tính QR, PM. b) Từ M vẽ MK, MN lần lượt vuông góc với PR và PQ (K thuộc PQ, N thuộc PR). Tứ giác PNMK là hình gì? Vì sao? c) Gọi O là trung điểm của KM, H là điểm đối xứng của M qua K. Chứng minh: OQ = ON và tứ giác PMQH là hình thoi.
Sửa đề: MK\(\perp\)PQ; MN\(\perp\)PR
a: ta có: ΔPQR vuông tại P
=>\(QR^2=PQ^2+PR^2\)
=>\(QR^2=8^2+6^2=100\)
=>\(QR=\sqrt{100}=10\left(cm\right)\)
Ta có: ΔRPQ vuông tại P
mà PM là đường trung tuyến
nên \(PM=\dfrac{RQ}{2}=5\left(cm\right)\)
b: Xét tứ giác PNMK có
\(\widehat{PNM}=\widehat{PKM}=\widehat{NPK}=90^0\)
=>PNMK là hình chữ nhật
c: Xét ΔRPQ có
M là trung điểm của RQ
MK//RP
Do đó: K là trung điểm của PQ
=>PK=KQ(1)
Ta có: PKMN là hình chữ nhật
=>PK=MN(2)
Từ (1) và (2) suy ra KQ=MN
Ta có: PK//MN
K\(\in\)PQ
Do đó: NM//KQ
Xét tứ giác KQMN có
KQ//MN
KQ=MN
Do đó: KQMN là hình bình hành
=>QN cắt MK tại trung điểm của mỗi đường
mà O là trung điểm của MK
nên O là trung điểm của QN
=>OQ=ON
Xét tứ giác PMQH có
K là trung điểm chung của PQ và MN
=>PMQH là hình bình hành
Hình bình hành PMQH có PQ\(\perp\)MH
nên PMQH là hình thoi
Cho tam giác MPN cân tại P, vẽ PQ vuông với MN ( Q thuộc MMN )
a) Chứng minh tam giác MPQ = tam giác NPQ
b) Chứng minh Q là trung điểm của MN
c) Tia phân giác của góc M cắt PQ tại K vẽ KI vuông với PM ( I thuộc PM ) Chứng minh tam giác IKQ cân tại K
Anh/chị tự kẻ hình nha :
tam giác MNP cân tại P (gt) => MP = NP (đn) và góc PNM = góc PMN (tc)
góc PQM = góc PQN = 90o do PQ | MN (gt)
=> tam giác MPQ = tam giác NPQ (ch - gn)
b, tam giác MPQ = tam giác NPQ (câu a)
=> MQ = QN (đn) mà Q nằm giữa M và N
=> Q là trung điểm của MN
c, xét tam giác MIK và tam giác MQK có : MK chung
góc QMK = góc KMI do MK là pg của góc M (gt)
góc KQM = góc KIM = 90 do ...
=> tam giác MIK = tam giác MQK (cgv - gnk)
=> KI = KQ (đn)
=> tam giác KIQ cân tại K (đn)
Tam giác MPQ vuông tại M,PK là phân giác của góc P( K thuộc MQ).Vẽ KH vuông góc PQ,H thuộc PQ
a) Chứng minh tam giác PKM=tam giác PKH
b)Chứng minh tam giác PMH là tam giác cân
c) Tia HK cắt tại PM tại điểm I chứng minh KI=KQ
d) Gọi A là giao điểm của PK và IQ.Chứng minh PA vuông góc IQ
Cho tam giác PQR cân tại P. Trên cạnh PQ lấy điểm D, trên cạnh PR lấy điểm E sao cho PD = PE. Gọi M là giao điểm của QE và RD
a,Δ PQE = Δ PRD
b,MQR là tam giác cân
c, Gọi I là trung điểm của cạnh QR. Chứng minh ba điểm P, M, I thẳng hàng
Cần gấp ạ. Cảm ơn
a: Xét ΔPQE và ΔPRD có
PQ=PR
\(\widehat{QPE}\) chung
PE=PD
Do đó: ΔPQE=ΔPRD
b: Xét ΔMQR có \(\widehat{MQR}=\widehat{MRQ}\)
nên ΔMQR cân tại M
cho tam giác pqr có pq=pr.gọi h là trung điểm cạnh qr
a)chứng minh tam giác pq=tam giác prh
b)chứng minh ph vuông góc vs qr
c)trên tia đối của tia hp lấy điểm k sao cho hk=hp. chứng minh pr=rk
d)gọi e và f lần lượt là trung điểm của pq và rk.chứng minh 3 điểm e,h,f thẳng hàng
(mk chỉ cần câu d)
Tks các bn nhiều!
Câu 2: cho hình vuông ABCD. Qua A kẻ hai đường thẳng vuông góc với nhau lần lượt cắt BC tại P và R, cắt CD tại Q và S.
a, chứng minh tam giác AQR và tam giác APS là tam giác cân.
b, QR cắt PS tại H; M,N là trung điểm của QR và PS. chứng minh tứ giác AMHN là hình chữ nhật.
c, chứng minh P là trực tâm của tam giác SQR
d, MN là đường trung trực của AC.
e, chứng minh bốn điểm M,B,N,D thẳng hàng.
a) Xét tam giác vuông ABR và ADQ có:
AB = AD (gt)
Góc BAR + góc BAP = 90 độ
Góc DAQ + góc BAP = 90 độ
=> Góc BAR = Góc DAQ
=> Tam giác vuông ABR = tam giác vuông ADQ (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)
=> AR = AQ (2 cạnh tương ứng)
=> Tam giác AQR cân tại A.
CMTT ta có tam giác ADS = tam giác ABP
=> AS = AP => Tam giác APS cân tại A.
b) Tam giác AQR cân tại A => Trung tuyến AM đồng thời là đường cao.
=> AM vuông góc với QR => Góc AMH = 90 độ
Tương tự: Tam giác APS cân tại A => Trung tuyến AN đồng thời là đường cao.
=> AN vuông góc với SP => góc ANP = 90 độ hay góc ANH= 90 độ.
Tam giác AQR vuông cân tại A => Góc AQR = góc ARQ = 45 độ => Góc PQH = 45 độ.
Tam giác APS vuông cân tại A => góc ASP = góc APS = 45 độ => góc QPH = 45 độ (đối đỉnh).
Xét tam giác PHQ có: Góc PQH + góc QPH = 45 độ + 45 độ = 90 độ
=> Tam giác PHQ vuông cân tại H => PH vuông góc với PQ
=> góc NHM = 90 độ
Xét tứ giác AMHN có: Góc AMH = góc ANH = góc NHM = 90 độ
=> AMHN là hình chữ nhật (dhnb)
c) Xét tam giác SQR có:
BC vuông góc CD => RC vuông góc SQ => RC là đường cao.
AP vuông góc AR => QA vuông góc RS => QA là đường cao.
Mà RC cắt QA tại P
Vậy P là trực tâm tam giác SQR.
d) Tam giác ANP vuông tại A có trung tuyến AN => AN = SP/2
Tam giác CSP vuông tại C có trung tuyến CN => CN = SP/2
=> AN = CN => N thuộc trung trực của AC.
CMTT ta có MA = MC => M thuộc trung trực của AC.
Vậy MN là trung trực của AC.
e) Ta có BA = BC (gt) => B thuộc trung trực của AC.
Mà MN là trung trực của AC (cmt) => B thuộc MN
Tương tự DA = DC (gt) => D thuộc trung trực của AC.
Mà MN là trung trực của AC (cmt) => D thuộc MN
Vậy M, B, N, D thẳng hàng.
Cho hình vuông ABCD. Qua A kẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau lần lượt cắt BC tại P và R, cắt CD tại Q và S.
a) chứng minh tam giác AQR và tam giác APS là hai tam giác cân.
b) QR cắt PS tại H; M, N là trung điểm của QR và PS. Chứng Minh tứ giác AMHN là hình chữ nhật.
c)Chứng minh P là trực tâm của AC.
d) Chứng minh bốn điểm M,B,N,D thẳng hàng
Cho tam giác PQR vuông tại P. Vẽ tia phân giác PS của góc QPR ( S thuộc QR ), vẽ tia PT vuông góc với QR ( T thuộc QR ). Chứng minh rằng góc TPS = 1/2(Q - R).
ko cần vễ hình đâu mọi người.
Mọi người làm hộ mik với nha, mik đag cần gấp.