em cảm nhận như thế nào về bức tranh của xứ huế
1.Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế .
2.Cảm nhận của em về bức tranh mua xuân đất nước.
3.Cảm nhận của em về ước nguyện cống hiến cao đẹp của nhà thơ.
(tất cả dựa vào vào thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để cảm nhận )
1) Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa .Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.
2)
I.Mở bài:
- Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam đã từng không có ít những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Đó là “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Chiều xuân” của Anh Thơ,… và Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế cũng góp vào đó một "Mùa xuân nho nhỏ”. Ra đời vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến của tác giả.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước.
II.Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
- Ở vị trí phần đầu của thi phẩm, đoạn thơ là những dòng cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, đắm say của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân –mùa xuân thiên nhiên xứ Huế và mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Nếu mùa xuân của đất trời mang vẻ đẹp tươi trẻ, tràn trề sức sống thì mùa xuân đất nước lại đẹp một cách sôi nổi, hào hùng.
2. Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế:
- Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng hình ảnh tự nhiên, bình dị và gợi cảm:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”.
Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím”. Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế mộng mơ. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng, với sắc tím biếc như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc nở trên dòng sông xanh – cái hài hòa của tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát làm say đắm lòng người.
- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn,sống động sắc màu mà còn rực rỡ âm thanh:
Ơi con chim chiền chiện,
Hót chi mà vang trời”.
Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Với cảm thán từ“Ơi” và lời hỏi “hót chi?”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân đậm chất quê hương và giàu chất thơ.
- Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi hồi, xúc động:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm?Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác. Cử chỉ“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước.
3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng:
- Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”.
Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương. Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí khẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng. Cách ngắt nhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp vào đó một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc thiết tha ngân vang, ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng, các phép tu từ được vận dụng sắc sảo và tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước được nhà thơ diễn tả sâu sắc và cảm động trong đoạn thơ, bài thơ. Mỗi cuộc đời hãy là một mùa xuân, đất nước ta sẽ mãi mãi là những mùa xuân tươi đẹp.
III. Kết bài:
- “Mùa xuân nho nhỏ” là khúc ca say mê về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống làm rung động trái tim người đọc bao thế hệ.Đến với bài thơ, đặc biệt là đoạn thơ trên, ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mùa xuân mà còn xúc động trước thế giới tâm hồn của thi nhân. Nhẹ nhàng mà sâu lắng, những vần thơ của Thanh Hải đã khơi gợi trong ta tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc đời.
2)1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên mìh tự viết)
hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân xứ Huế trong khổ thơ một của bài thơ mùa xuân nho nhỏ đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và phép thế dùng để liên kết
Cảm nhận của em về câu ca dao:
"Đường vô xứ huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
DÀN BÀI
I. Mở Bài
-Trong ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không nhỏ.
-Tình yêu quê hương, đất nước, con người và niềm tự hào là cảm xúc chủ đạo của câu ca dao.
II. Thân bài
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
-Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô xứ Nghệ đẹp như tranh họa đồ bởi có núi, có sông đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.
-Câu ca là lời nhắn nhủ, mời mọc du khách hãy đến thăm Nghệ, xứ sở của thơ ca, nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng là một cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân Nghệ.
- Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Nghệ đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
- Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc... và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Nghệ.
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.
- Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
III. Kết bài
-Đằng sau những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ là tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của người dân đất Việt.
Bài ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh" đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – đồ ", gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.
bn vào link này nha https://h.vn/hoi-dap/question/235349.html
https://vanmau.mobi/phan-h-bai-ca-dao-duong-vo-xu-hue-quanh-quanh.html tham khảo
viết 1 đoạn văn 3-5 câu trinh bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuan xứ Huế trong khổ đầu bài thơ MÙA xUAN nHO nhỎ. sử dụng thành phần biệt lap tinh thai
Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh có không gian thoáng đãng, sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Cách lựa chọn hình ảnh "dòng sông xanh", "bông hoa tím", cách sử dụng các từ ngữ "ơi", "chi" đi liền sau động từ "hót" khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả
Nguồn: Google
Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương, đất nước qua bài ca dao sau:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...
viết 1 đoạn văn 3-5 câu trinh bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuan xứ Huế trong khổ đầu bài thơ MÙA xUAN nHO nhỎ. sử dụng thành phần biệt lap tinh thai
Qua hai câu thơ đầu bài cảnh khuya em có cảm nhận gì về bức tranh vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào
Tham khảo!
Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận một cách tinh tế. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về xứ huế
Tham khảo:
Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.
Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ. Những nét độc đáo ấy được hình thành từ đâu mà đa dạng, phong phú thế ? Theo tác giả "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế.
bởi nguyen tan dung 26/02/2019 Like (0) Báo cáo sai phạm Cách tích điểm HPNếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Gửi câu trả lời HủyVideo HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi mớiHãy viết đoạn văn triển khai luận điểm: Tục ngữ là kho tàng quý báu của nhân dân ta
viết đoạn văn triển khai luận điểm : "tục ngữ là kho tàng quý báu của nhân dân ta "
02/03/2021| 0 Trả lời
Viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ tính đúng đắn của câu Có công mài sắt có ngày nên kimViết bài văn nghị luận làm sáng tỏ câu tục ngữ lá lành đùm lá rách02/03/2021| 1 Trả lời
Viết đoạn văn làm rõ luận điểm: Nói dối có hại cho bản thân, trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữViết đoạn văn làm rõ luận điểm:''Nói dối có hại cho bản thân'', trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ
02/03/2021| 0 Trả lời
Nêu ý kiến của em về câu sau: Mỗi người dân là 1 chiến sĩ mỗi thôn bản xóm làng tổ dân phố là 1 pháo đài trên mặt trận chống dịch covid 19Nêu ý kiến của em về câu sau : " mỗi người dân là 1 chiến sĩ mỗi thôn bản xóm làng tổ dân phố là 1 pháo đài trên mặt trận chống dịch covid 19"
02/03/2021| 0 Trả lời
Hãy lập dàn ý bài văn nghị luận về chủ đề Thất bại là mẹ thành côngHãy lập dàn ý cho bài văn ghị luận về chủ đề thất bại là mẹ thành công03/03/2021| 2 Trả lời
Nhận biết được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữNhận biết được nhận biết được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ công dụng của trạng ngữ nhận diện được các loại trạng ngữ trong câu chỉ ra được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng từ đó biết sử dụng trạng ngữ trong câu một cách hợp lý nhận biết được đặc điểm cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt biết sử dụng câu đặc biệt một cách phù hợp trong những trường hợp giao tiếp cụ thể03/03/2021| 0 Trả lời
Viết bài văn nghị luận về cách thức phòng chống Covid 19 của nhân dân taTrả bài kiểm tra 15phut03/03/2021| 3 Trả lời
Hãy làm sáng tỏ quan niệm: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻGiúp em viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh, hay và hơi dài 1 ít thôi ạ.03/03/2021| 0 Trả lời
Hãy giải thích và chứng minh 2 công dụng của văn nghị luậngiải thích và chứng minh 2 công dụng của văn nghị luận
04/03/2021| 0 Trả lời
Nhà văn pháp Ana -tôn-phrăng-xơ từng nói:"đọc 1 câu thơ nghĩa là ta bắt gặp gỡ tâm hồn con người". Qua bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Nhà văn pháp Ana -tôn-phrăng-xơ từng nói:"đọc 1 câu thơ nghĩa là ta bắt gặp gỡ tâm hồn con người". Qua bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.04/03/2021| 1 Trả lời
Chứng minh rằng Bác Hồ là 1 con người giản dịGiuls mình với04/03/2021| 2 Trả lời
Tìm câu rút gọn và câu đặc biệtTìm câu rút gọn và câu đặc biệt
1/Bà ấy mệt quá.Không lê đc 1 bước.Không kêu đc một tiếng.Cơ chừng tiếc của.Cơ chừng hết sức.Cơ chùng hết hơi
2/Cách đó 3 năm,một đồng chí từ Đồng Tháo Mười về,mang về 1 con gà to,vàng.Ôi chao!Một con gà
3/Vì lợi ích mười năm trông cây,Vì lợi ích trăm năm trồng người
04/03/2021| 2 Trả lời
Tìm các dẫn chứng trong bài Ý nghĩa văn chươngBài 23 ý nghĩa văn chương05/03/2021| 0 Trả lời
Chứng minh việc chặt phá rừng có tác hại tới thiên nhiên và con ngườiChứng minh việc chặt phá rừng có tác hại đối với thiên nhiên và con người06/03/2021| 0 Trả lời
Giải thích câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo bằng 1 đoạn văn ngắn. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọnGiải thích câu tục ngữ "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" bằng 1 đoạn văn ngắn. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn06/03/2021| 0 Trả lời
Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ hay ta bắt gặp tâm hồn một con người. Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, hãy làm sáng tỏ ý kiến trênCó ý kiến cho rằng:"Đọc một câu thơ hay ta bắt gặp tâm hồn một con người". Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Giúp mình với. mai mình phải nộp rồi :((
06/03/2021| 0 Trả lời
Em hãy viết bài văn nêu tác hại của việc nói chuyện riêng trong giờ họcđoạn văn nêu tác hại của việc nói chuyện riêng trong giờ học
07/03/2021| 0 Trả lời
Vẽ sơ đồ tư duy bài Ý nghĩa văn chươngVẽ sơ đồ tư duy bài ý nghĩa văn chương08/03/2021| 0 Trả lời
Thưởng thức thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản. Hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trênTrong phần “Ghi nhớ” của bài “Ôn tập tác phẩm trữ tình” (SGK Ngữ văn 7 tập 1) có viết: Thưởng thức thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản. Hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.
08/03/2021| 0 Trả lời
Chỉ ra trạng ngữ trong ngữ liệu đã cho08/03/2021| 1 Trả lời
Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con ngườiGiúp mình với đề kiểm tra Ngữ Văn Đề8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ( đề tự suy nghĩ không viết mạng )09/03/2021| 2 Trả lời
Nghị luận về câu Văn chương cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn cóhững tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có09/03/2021| 1 Trả lời
Tìm cụm danh từ có trong câu sau: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn cóGiải baitap09/03/2021| 2 Trả lời
Trạng ngữ chỉ cách thức là gì?Trạng ngữ chỉ cách thức09/03/2021| 1 Trả lời
Hoài Thanh viết: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đóHoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.09/03/2021| 0 Trả lời
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7Toán 7
Lý thuyết Toán 7
Giải bài tập SGK Toán 7
Trắc nghiệm Toán 7
Đại số 7 Chương 4
Ôn tập Toán 7 Chương 4
Đề thi HK2 môn Toán 7
Ngữ văn 7bạn xem có đúng không nha
mình phải đi cop bài mình ở bên kia về nên sợ sai
qua những làn điệu ca Huế đã giúp em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của con người xứ Huế ?
bạn tham khảo nha.
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế - nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã dạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.
Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lí giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yêu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.
Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.
Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.
Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.
Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế - ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.
chúc bạn học tốt.