Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Hà Duy
2 tháng 2 2016 lúc 9:58

* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác  nó ngăn cản sự đối  thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

    + Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

    + Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

Trịnh Long
13 tháng 3 2020 lúc 9:23

Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:

a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…

– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh

– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.

Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 6 2019 lúc 12:28

Phương pháp: sgk 12 trang 63.

Cách giải: Tháng 12-1989, hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp xung đột diễn ra ở nhiều khu vực thế giới như Apganistan, Campuchia, Namibia, ...

Chọn: C

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 7 2018 lúc 15:29

Phương pháp: sgk 12 trang 63.

Cách giải: Tháng 12-1989, hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp xung đột diễn ra ở nhiều khu vực thế giới như Apganistan, Campuchia, Namibia, ...

Chọn: C

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 3 2019 lúc 16:34

Đáp án: A

Thy Quỳnh
Xem chi tiết
Giúp mik với mấy bạn ơi
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
25 tháng 12 2023 lúc 14:06

C nha bạn

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 4 2017 lúc 15:52

Đáp án A

Việc phát triển tổ chức ASEAN bị nhiều khó khăn do các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là biểu hiện của chiến tranh lạnh, làm căng thẳng mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Việc chấm dứt chiến tranh lạnh đã làm cho mối quan hệ trong Đông Nam Á hòa dịu và tốt đẹp hơn => Từ đó, tạo điều kiện cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên từ những năm 90 của thế kỉ XX

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 12 2018 lúc 5:15

Đáp án B

Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sựchi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thếkỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trởnên rất căng thẳng và thậmchí nhiều lần xung đột với nhau. Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệgiữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực. Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 - 1991 mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệhai nước, tác động không tốt đến sựphát triển của hai nước nói riêng cũng nhưsự ổn định và phát triển của cảkhu vực Đông Nam Á nói chung.

Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra xu thế mới trong quan hệ quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi Thái Lan là một trong năm quốc gia sáng lập ASEAN, xu thế này đã làm cho mối quan hệ Đông Dương trong đó có Việt Nam và ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 5 2017 lúc 7:29

Đáp án: B