em hãy viết đoạn văn khoảng 4-6 câu giới thiệu 1 nhân vật.trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy
Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu giới thiệu về bản thân em trong đó có sử dụng dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm than
cái này là mỗi người có 1 cách giới thiệu khác nhau nha ! Còn về dấu chấm than bn có thể dùng trong câu đầu luôn , ví dụ : Xin chào mọi người ! , Chào mọi người ! , ....
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) giới thiệu một cảnh thiên nhiên mà em thích, trong đó sử dụng dấu chấm phẩy.
Bài làm tham khảo
Trong tất cả các cảnh sắc và khung cảnh thiên nhiên, em thích nhất là cảnh biển. Mỗi lần được đi biển, em sẽ được ngắm vô vàn những cảnh sắc và khung cảnh tươi đẹp: bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; nước biển trong xanh quanh năm mát rượi; những dãy núi phía xa xa tít tắp; những rặng dừa, hàng phi lao rì rào thầm thì cùng sóng biển; những đoàn thuyền đi đánh cá trở về và khung cảnh rộn rã đông vui. Cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống. Nơi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuống mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh, cao vời vợi và không gian thì dài rộng vô tận không có điểm dừng. Hoàng hôn, biển nhuộm màu vàng huy hoàng và rực rỡ. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Thi thoảng ở phía xa, có những chấm đèn của những con tàu ra khơi, ngày một nhỏ dần và biến mất. Mẹ Biển đã ưu đãi cho con người biết bao nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, cảnh biển là cảnh mà em yêu thích nhất vì nó thực sự đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc.
viết đoạn văn giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
chú ý: trong đoạn văn sử dụng dấu chấm phẩy
Tham khảo
Quê em là một vùng quê nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Khung cảnh cánh đồng lúa quê em khi hoàng hôn thật đẹp biết bao. Phía phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Từng đám mây lững thững trôi trên bầu trời. Trên cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo gió; màu lúa chín vàng bao trùm khắp cả cánh đồng; hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời. Chiều xuống, các bác nông dân đang hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Phía xa, đám trẻ con đang chơi thả diều. Quê hương lúc này thật yên bình mà thơ mộng.
TK:
Quê em là một vùng quê nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Khung cảnh cánh đồng lúa quê em khi hoàng hôn thật đẹp biết bao. Phía phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Từng đám mây lững thững trôi trên bầu trời. Trên cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo gió; màu lúa chín vàng bao trùm khắp cả cánh đồng; hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời. Chiều xuống, các bác nông dân đang hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Phía xa, đám trẻ con đang chơi thả diều. Quê hương lúc này thật yên bình mà thơ mộng.
viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 cây giới thiệu về ca Huế trên sông Hương trong đó có sữ dụng một dấu chấm lửng và một dấu chấm phẩy
ghi rõ câu có dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.
Trăng đã lên. Ánh trăng bàng bạc toả xuống làm mặt sông Hương thêm rộng hơn, thơ mộng hơn. Thuyền từ từ lướt đi nhờ sức đẩy êm nhẹ của mái chèo. Tiếng nhạc dìu dặt nổi lên và lan xa trên mặt nước. Đó là tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, nhị, sáo... hoà vào nhau réo rắt, du dương. Rồi tiếng hát của các ca sĩ trẻ cất lên : điệu lí hoài nam nghe vời vợi nhớ thương; điệu lý ngựa ô nghe rộn ràng tiếng vó câu; điệu hò Huế nghe xa vời sâu lắng một nỗi niềm non nước...
Viết đoạn văn ( 5-7 câu ) nêu cảm nhận về nhân vật Sơn tinh. Trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy. Gạch dưới câu có dấu chấm phảy
Viết đoạn văn ( khoảng 5 - 7 câu ) tả cảnh sum họp của gia đình em có sử dụng dấu chấm phẩy
Giúp em với ạaa
Tham khảo nha
Ngày nào cũng vậy, buổi tối là thời điểm mà cả gia đình em cùng tụ họp để cùng ăn bữa cơm tối và chia sẻ với nhau những tình cảm ấm áp.
Gia đình em gồm 4 thành viên, vì trường học xa nhà nên em và em trai em sẽ ăn cơm trưa tại trường học, bố mẹ sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng cùng đồng nghiệp. Bởi vậy buổi tối chính là thời gian mà cả gia đình em sum họp bên mâm cơm gia đình.
Bữa cơm tối của gia đình em được diễn ra trong tiếng cười nói vui vẻ của các thành viên trong gia đình. Những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng như: Thịt bò xào hành tây, rau cải luộc, trứng rán được mẹ em chuẩn bị rất công phu, tâm huyết. Mâm cơm nhiều màu sắc cùng hương vị thơm ngon lan tỏa trong không gian làm chúng em háo hức mỗi khi đến giờ cơm. Trong bữa cơm, bố mẹ hỏi thăm tình hình học tập của chị em em, dặn dò chúng em phải giữ ấm cơ thể khi ở lớp vì gió mùa đông vừa về. Bữa cơm cũng trở nên sôi nổi hơn khi chị em em ríu rít khoe bố mẹ những điểm số tốt và chia sẻ những câu chuyện ở trường, lớp.
Thời gian sum họp gia đình luôn rất ấm áp, hạnh phúc. Em luôn mong đến buổi tối để được ăn những món ăn của mẹ, được nghe những lời dặn dò trầm ấm của bố.
em tham khảo
Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.
Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gỗ cẩm lai được đánh véc-ni láng bóng như mặt gương soi, nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kỳ ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.
Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng nhỏ xíu trông thật dễ thương. Bàn tay vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ đáng yêu của bé.
Đúng tám giờ, tôi bật vô tuyến để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỗ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt. Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cảm ơn ba rất nhiều. Chính những lời động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh.
Mẹ bưng ra một đĩa bánh kẹo, quà của ba mang về hồi chiều. Bé Thảo Ngọc thích quá vỗ tay reo: “A, kẹo ngon quá! Mẹ cho con nhiều nghe mẹ!”. Ba tôi cười tủm tỉm rồi nhắc hai đứa chúng tôi: “Ăn kẹo xong, chị em nhớ đánh răng súc miệng kẻo sâu răng đấy!”. Rồi ba quay sang mẹ hỏi han về tình hình công việc nhà trong tuần qua. Mẹ tôi cười nhìn ba tôi đáp: “Hai đứa nó ngoan cả. Tuần này, cơ quan em hơi nhiều việc nên cũng lu bu nhưng anh cứ yên tâm, đâu rồi vào đấy cả!”. Biết mẹ ở nhà vất vả, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan vừa phải lo việc nhà nên mỗi tuần được nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật, ba tôi thường tranh thủ về sớm để giúp đỡ mẹ. Ba quay sang tôi nói nhỏ: “Con ráng đỡ đần thêm công việc giúp mẹ. Mẹ mà ốm ra thì ba con mình vất vả đấy con ạ! Ba trông cậy vào con gái lớn của ba đấy!”. Tôi chạy đến bên mẹ rồi nói như để ba tôi cùng nghe: “Mẹ khỏe lắm. Chẳng có bệnh tật nào làm mẹ ốm đau phải không mẹ? Nhưng ba phải thường xuyên về thăm nhà đấy. Mẹ có trông ba về không mẹ?” Mẹ tôi cười, mắng yêu tôi: “Mẹ chả chông, chỉ có các con thôi!”
Tối thứ bảy tuần nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ và đầm ấm. Hai chị em tôi thật sự hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ấm áp của ba mẹ tôi.
1 đoạn văn ngắn giới thiệu về nhà văn ngô tất tố, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu 2 chấm. hãy nêu công dụng của từng loại dấu câu trong đoạn vắn đó
viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu giới thiệu về một tác giả văn học. Trong đoạn văn em có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
giúp tớ vs. tớ rất cần
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông – mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:
Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)
O chuột (1942)
Nhà nghèo (1944)
Truyện Tây Bắc (1953)
Miền Tây (1967)
Cát bụi chân ai (1992)
Ba người khác (2006)
nam cao (1915-1951 )tên khai sinh là Trần hữu tri ,quê ở hà nam . ông có nhìu tác phẩm như :một đám cưới (1944) , lão hạc (1943), sống mòn (1944)...trong tác phẩm lão hạc " cậu vàng " là nhân vật đc gây ấn tượng và học ở chương trình văn 8 .ông là nhà văn xuất sắc và tài ba.k nhé...