Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?
A. Văn học dân gian.
B. Văn học viết
C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ông bắt đầu viết văn từ năm 1954. Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 5: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ sau khi học tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, em đã có rát nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.
Trước hết, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.cHơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.
Chưa dừng lại ở đó, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến. Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.
Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà.
Thật vậy, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo.
Yêu biết mấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao động. Tôi nhớ mãi mãi Thao, Nho, Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long; và những người lính lái xe dũng cảm trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớ
câu chuyện sự tích Hồ Gươm diễn ra vào ttời kì nào trong lịch sử dân tộc ?
A. Thời Văn Lang – Âu Lạc B. Thời kì Bắc thuộc
C. Thời Hậu Lê D. Thời kháng chiến chống Pháp
Sau khi học xong văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, em có suy nghĩ về thế hệ của cha anh trong thời kì kháng chiến? Trách nhiệm của bản thân trong thời kì đất nước như ngày nay? Hãy viết một đoạn văn.
Tham khảo :
Đã trôi qua hơn 60 năm, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1953-1954) là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới.
C1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
C2: Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
C3: Trình bày những thành tựu về văn học, giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần
Em hãy cho biết tên tác phẩm tác giả trong trương trình Ngữ Văn THCS viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp từ 1946 - 1954
Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ )trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh ng lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta .mk cần gấp
Những người lính trên đường Trường Sơn thời chống Mỹ Pháp và để lại trong ta bao ấn tượng khôn nguôi. Các anh hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường gian khổ hiểm nguy. Trước những thử thách, khó khăn trên tuyến đường Trường Sơn, người lính vẫn vững tay lái. Họ coi khó khăn như một thử thách của sự thích nghi nên họ cùng kể chuyện, cùng đùa vui. Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bài học kinh nghiệm “chớp thời cơ” từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng trong chiến dịch nào thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
C. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3-1975)
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975)
Đáp án C
- Trong cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh (15-8-1945) để phát động nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa.
=> Đảng ta đã lợi dụng tình thế và thời cơ khách quan thì có thể giành thắng lợi cơ bản, thắng lợi quyết định hoàn toàn trong thời gian ngắn mà tiết kiệm được xương máu.
- Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, nhân cơ hội so sánh lực lượng lực lượng có lợi cho cách mạng, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long => Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975 và 1976 và nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ”, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975) là chiến dịch đầu tiên thể hiện đảng ta đã áp dụng được bài học kinh nghiệm từ cách mạng tháng Tám vào hoàn cảnh thực tế của cách mạng lúc đó, nhanh chóng chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công