xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng :
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy,thuyền chờ trăng theo
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
Bốn bề phong cảnh vắng teo Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan Lòng riêng, riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng
Thuyền về, trời đã rạng đông
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.
Câu 1 (1.0 đ). Em hãy chỉ ra phép tu từ so sánh, nhân hóa có trong bài thơ?
Câu 2 (1.0 đ). Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa đó?
Câu 3 (0.5 đ). Bài thơ được viết năm 1949, trong thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng khoảng thời gian viết bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác một số bài thơ khác cũng có hình ảnh ánh trăng. Em hãy kể tên hai bài thơ của Bác có hình ảnh ánh trăng được sáng tác trong khoảng thời gian đó?
xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng :
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy,thuyền chờ trăng theo
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Dòng sông lặng ngắt như tờ Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo Bốn bề phong cảnh vắng teo Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan Lòng riêng, riêng những bàn hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng Thuyền về, trời đã rạng đông Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi. (Đi thuyền trên sông Đáy, Hồ Chí Minh, “Thơ Hồ Chí Minh”, NXB Nghệ An 2005) Câu 1 (1.0 đ). Em hãy chỉ ra phép tu từ so sánh, nhân hóa có trong bài thơ? Câu 2 (1.0 đ). Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa đó? Câu 3 (0.5 đ). Bài thơ được viết năm 1949, trong thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng khoảng thời gian viết bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác một số bài thơ khác cũng có hình ảnh ánh trăng. Em hãy kể tên hai bài thơ của Bác có hình ảnh ánh trăng được sáng tác trong khoảng thời gian đó? Câu 4 (0.5 đ). Em hãy tìm các chi tiết miêu tả cảnh vật, âm thanh trong bài thơ? Câu 5 (1.0 đ). Các chi tiết miêu tả cảnh vật, âm thanh trong bài thơ gợi cho em cảm nhận gì? Câu 6 (1.0 đ). Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua câu thơ nào? Qua tâm trạng đó, em có suy nghĩ gì về nhà thơ?
(mọi người ơi em cần gấp ạ)
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
Lòng riêng riêng những bàng hoàng,
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.
Thuyền về, trời đã rạng đông,
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.
câu 1 : các chi tiết miêu tả cảnh vật , âm thanh trong bài thơ gợi cho em cảm nhận j ?
Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng:
1. Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một da khăng khăng đợi thuyền.
2. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
3. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
1. Biện pháp ẩn dụ: "thuyền" - người con trai; bến - người con gái
- Tác dụng:
+ Tăng giá trị biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Bày tỏ kín đáo tình cảm của người con gái dành cho người con trai
+ Cho thấy sự thủy chung son sắc của người con gái với tình yêu của mình
2. Biện pháp nhân hóa: "Quyên đã gọi hè" và biện pháp ẩn dụ "Lửa lựu" - Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
+ Cho thấy vẻ đẹp của cảnh vật khi mùa hè về
+ Cho thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người.
3. Biện pháp ẩn dụ "từng giọt long lanh rơi"
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
+ Giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện làm say đắm lòng người
+ Cho thấy sự giao hòa, gắn kết giữa tác giả với thiên nhiên
-Xác định các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”.
Biện pháp tu từ : so sánh : ( mặt trời với hòn lửa ) ; nhân hoá ( sóng-cài then ; đêm- sập cửa )
Biện pháp tu từ được sử dụng ở trong hai câu thơ đầu.
Tác dụng :
Gợi vẻ đẹp kì vĩ , tráng lệ , ấm áp , của cảnh hoàng hôn trên biển.
Gợi cảm giác vũ trụ , biển cả ấm áp , gần gũi , thân thương như ngôi nhà. Con người đi trong biển điêm như đi trong chính ngôi nhà của mình .
Bài 1: Xác định biện pháp tu từ, từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
( Tế Hanh - Quê hương )
Bài 2: Em hãy đặt câu với các biện pháp tu từ đã học (Mỗi biện pháp 1 câu)
Bài 3: Viết đoạn văn phân tích giá trị của phép tu từ có trong đoạn trích sau:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
(Viễn Phương)
Bài 1:
Biện pháp tu từ:
+ So sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên sinh động, đặc sắc, cách gợi tả nghệ thuật và dễ dàng cho người đọc hình dung về hoạt động miền biển. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị diễn đạt, sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
+ Nhân hóa: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Tác dụng: Làm cho cách tả hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả hơn qua từ nhân hóa "mạnh mẽ", "rướn", "thâu góp" từ đó đồng thời thể hiện đến chiều hoạt động của người dân miền biển gắn liền với hai hình ảnh thân thuộc trên. Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự gợi hình gợi cảm.
Bài 2:
Với biện pháp so sánh: Hoàng hôn biển là lúc bầu trời ngả vàng như lòng đỏ trứng pha cùng sắc xanh biển thẳm.
Với biện pháp nhân hóa: Chú chó đen này bằng tuổi em.
Bài 3:
Dàn ý phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích:
- Giới thiệu đoạn thơ trên.
+ Tình cảm của Viễn Phương với Bác...
- Phép tu từ:
+ Hoán dụ: "mặt trời" ở dòng đầu tiên là sự vật bình thường còn "mặt trời" ở dòng thứ hai là chỉ đến vẻ đẹp sáng ngời cùng cuộc đời rực rỡ của Bác Hồ.
-> Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ: giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ vẻ đẹp của Bác Hồ còn đỏ và chói lóa hơn mặt trời bình thường đồng thời bộc lộ tình cảm thương yêu nghưỡng mộ của Viễn Phương với Bác. Từ đó câu thơ với lời thơ giản dị, tự nhiên bộc cảm xúc chân thành thương yêu của tác giả với Bác.
- Tổng kết lại vẻ đẹp của nội dung và ý nghĩa của đoạn trích:
+ Bằng hết thảy nghệ thuật bút lực của mình, nhà thơ Viễn Phương vừa làm cho câu thơ đẹp đẽ vừa gợi tả Bác theo chiều sâu từ con người Bác đến lối sống.
+ ...
Gọi tên và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn sau:
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trong hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
câu văn dùng biện pháp so sánh ở trong tthanhf phần câu số hai,"rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."
Tác dụng : miêu tả rừng đước cao lớn ở vùng cà mau như các dẫy trường thành vô tận ko thể sụp đổ,giúp cho câu văn thêm sinh động
Đây là ý kiến riêng ko biết mik có đúng ko nữa
nếu đúng thì k mik nha
Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.(Tế Hanh – Quê hương )
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.