viết đoạn văn diễn dịch sáng tỏ vẻ đẹp cua nhân vật tôi trong văn bản lã hạc
có 1 câu ghép trong bài
Viết đoạn văn theo kết cấu Diễn dịch khoảng 15 câu làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của Nam Cao. Trong đoạn văn có dùng một trợ từ, một từ tượng hình
1/Viết câu mở đoạn, kết đoạn
2/Thực hiện yêu cầu tiếng việt
3/Hệ thống ý chính
AI GIÚP EM VỚI Ạ
nhân vật lão hạc trong truyện ngắn cùng tên của nam cao có nhiều phẩm chất tốt đẹp hãy lựa chọn 1 phẩm chất mà em thấy ấn tượng nhất và viết thành đoạn văn khoảng 10-12 câu trình bày diễn dịch làm sáng tỏ phẩm chất ấy trong đoạn văn có sử dụng trợ từ. Giúp e gấp ạ e cần trong tối nay , cảm ơn ạ
Viết đoạn văn diễn dịch về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Lão Hạc trong đó có trợ từ, thán từ
Em tham khả
Lão Hạc là(Trợ từ) 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Chao ôi!(Thán từ) Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
Hãy viết đoạn văn diễn dịch ( 12- 15 câu), cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Lão Hạc. Trong đoạn có dùng tình thái từ( gạch chân tình thái từ)
Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu vừa giầu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép. Gạch chân câu ghép.
Tham khảo:
"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch. Chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng, chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu , nêu cảm nhận của em về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu ghép(Gạch chân và chú thích).
Tham khảo:
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.Viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật chị dậu vừa giàu tình yêu thương vừa cs sức sống tiềm tàng mạnh mẽ trong đoạn văn cs sử dụng 1 câu ghép gạch chân dưới câu ghép đó
Tham khảo:
Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với vẻ đẹp của tình yêu thương và sức phản kháng tiềm tàng mãnh liệt. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Chao ôi! Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi! Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Hơn nữa, với tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị, chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng (câu ghép). Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được những vẻ đẹp, phẩm chất đại diện cho người nông dân bị áp bức trong xã hội phong kiến.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích vẻ đẹp nhân vật chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động, thán từ(gạch chân, chú thích rõ)
Viết đoạn văn diễn dịch (12 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu cảm thán. gạch chân và chỉ rõ