Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hoàng phong Lương
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
17 tháng 12 2021 lúc 14:52

đoạn trích nào nhỉ ?

phung tuan anh phung tua...
17 tháng 12 2021 lúc 14:59

bạn nói là đoạn trích trên nhưng mình ko thấy đoạn trích nào ở trên cả

Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
anonymous
21 tháng 4 2021 lúc 9:46

- Qua câu thơ: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi, gợi lên thời gian Tiết Thanh minh trong mùa xuân.

- Tác giả cảm thấy nuối tiếc, ngỡ ngàng trước sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 6 2017 lúc 2:05

- Qua câu thơ: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi, gợi lên thời gian Tiết Thanh minh trong mùa xuân.

- Tác giả cảm thấy nuối tiếc, ngỡ ngàng trước sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.

Trần Nga
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
23 tháng 12 2016 lúc 21:05

“Mùa xuân của tôi” trích từ đầu thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” – một bài tùy bút hay trong tập tùy bút – bút ký nổi tiếng "Thương nhớ mười hai" của Võ Bằng. Nó là niềm thương nỗi nhớ mà nhà văn gửi về Bắc Việt, gửi về quê hương, gia đình yêu dấu của mình.

Thiên tùy bút được viết trong hoàn cảnh đất nước bị cắt chia, tác giả lại đang sống xa quê hương Bắc Việt. Vì thế mà dường như tháng giêng, mùa xuân Hà Nội và mùa xuân Bắc Việt luôn cồn lên trong niềm thương nhớ của Vũ bằng.

“Mùa xuân của tôi" mở đầu bằng những dòng, văn so sánh đầy trìu mến. Ai cũng chuộng mùa xuân. Vũ Bằng cắt nghĩa đó là một tình cảm rất nhân tình "không có gì lạ hết" và không ai có thể ngăn cản được. Đoạn văn ngắn mà có tới bốn chữ thương gắn với chữ yêu và chữ nhớ đủ mới lên sự ngọt ngào và cuốn hút của mùa xuân.

Người ta yêu xuân theo nhiều cách, riêng Vũ Bằng yêu mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội theo những cảm nhận rất riêng. Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ, nơi ấy có vợ con, có gia đình ông, nơi ông có nhiều năm xa cách là mùa xuân có mưa rêu rêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.,.”. Tình thương và nỗi nhớ của Vũ Bằng quả là tinh tế nồng nàn và cháy bỏng. Nó trải ra khắp cảnh sắc, con người, từ thôn xóm đến bầu trời, từ tiếng trống trèo đến những câu hát mê đắm lòng người của những cô thôn nữ.

Mùa xuân không chỉ được nhìn, được nghe mà mùa xuân còn hiện vẻ rõ rệt trong tâm hồn của Vũ Bằng thông qua cảm nhận. Nó là nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai". Trong "cái rét ngọt ngào" của mùa xuân, "tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn. Và hình như nó khiến người ta "thèm khát yêu thương thực sự". Trong không khí ấy, người ta mơ về ngoài đoàn tụ êm đềm cùng gia đình giữa ngày xuân. Chỉ cần nghĩ đến như thế, nghĩ đến lúc đứng trước bàn thờ của ông bà thắp nén nhang trầm và cây đèn nến mà "lòng anh ấm lạ ấm lùng”. Nó mở ra bao nhiêu vui sướng, hạnh phúc và say mê. Ôi! Cái tình đối với mùa xuân, đối với gia đình sao mà da diết.

Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả yêu nhất mùa xuân "là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong…". Mùa xuân quả thực rất đê mê và đầy sức sống. Lúc ấy nếu ngồi giữa trời xuân mà thưởng một món ngon rẻ tiền mà dân dã thì tuyệt diệu biết nhường nào. Lúc ấy mùa xuân còn về với hồn ta trong hương, trong vị.

Mùa xuân của tôi là một áng văn rất tài hoa. Câu chữ văn phong rất mượt mà, uyển chuyển, ngọt ngào mơn man như chính cái đẹp mùa xuân. Bài tuỳ bút là tình yêu quê hương da diết, nồng hậu và đắm say. Nó là những kỷ niệm và cũng là ước mơ non sông được thống nhất, người người được sum họp êm ấm cùng với gia đình, làng xóm, quê hương.

Chúc học tốt Trần Nga

Nguyễn Khánh Vân
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
3 tháng 1 2022 lúc 16:47

THAM KHẢO 

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.

Cảm xúc đầu tiên ta cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ nỗi trông chờ và mong đợi Bác vào thăm.

Xúc động nghẹn ngào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam

Tình cảm nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. chính vì thế tình yêu thương của tác giả đối với Bác rất chân thành. Câu thơ rất ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật “con”. Bởi tất cả mọi người đều là những người con trung hiếu của Bác. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, tạo nên hình ảnh thân thuộc của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên cường,đầy ý chí mạnh mẽ.

Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để gợi ra Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ, kết những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những người xếp hàng dài vào lăng trông như những tràng hoa vô tận. nó còn có ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến những gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân. Ánh sáng nơi Bác được nhà thơ miêu tả như một vầng trăng hiền dịu:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thật thú vị “ánh trăng”. Tác giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Bác của chúng ta là vậy. “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện cho sự vĩ đại, rực rỡ của con người với sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy đau nhói trong lòng khi đứng trước thi thể Người. “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

Đứng trong lăng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến giây phút này. Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa, để cho tình cảm theo dòng nước mắt tuôn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Chỉ nghĩ đến việc về miền Nam, tác giả cũng “tuôn trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay bịn rịn không muốn xa nơi Bác an nghỉ. Ở câu thơ này tác giả không sử dụng nghệ thuật nào, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động. Tác giả thay mặt cho nhân dân miền nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng cảm với cảm xúc Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong phút giây nhưng không bao giờ tác giả muốn xa bác vì Người ấm áp, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong ước nguyện chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ một cách khéo léo. Mộ mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hàng ngàn ca hót cho Bác yên ngủ, làm hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muốn đóa hoa khác làm đẹp cho nơi bác yên nghỉ. Và vui sướng nhất khi làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh chừng cho giấc ngủ Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim ấy, cây tre ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ yên bình. Viễn Phương nói lên mong ước cũng như ước nguyện tất cả chúng ta muốn gần Bác để lớn lên một chút

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút

Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người vô cùng giản dị. Đất nước ta mất bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ bến.

Bài thơ thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.

Lê Phương Mai
3 tháng 1 2022 lúc 16:48

Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác trong bài thơ:

- Kính trọng, yêu quý: Cả dân tộc coi Bác là vị Cha già đáng kính. (Cách xưng hô con - Bác).

- Biết ơn: Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ" để chỉ Bác. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang đến ánh sáng, sự sống cho nhân loại thì Bác cũng mang đến ánh sáng của độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hình ảnh thơ tô đậm sự kì vĩ, lớn lao của Bác cũng là để thể hiện sự biết ơn, kính trọng của dân tộc dành cho Bác.

- Tiếc thương: Bác đã ra đi song cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Bác: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".

- Tin tưởng Bác vẫn còn sống mãi như trời xanh: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim"

- Mong muốn đi theo con đường của Bác, một lòng một dạ với nhân dân: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". 

Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Trần Nga
Xem chi tiết
Adorable Angel
8 tháng 1 2018 lúc 12:40
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm) Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. Ai cũng chuộng mùa xuânmê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:58

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thơ 3.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:17

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

Bánh Cuốn
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 6:54

 Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hóa truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm tha thiết của con người xứ Huế.

   Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Huế nỏi tiếng với làn điệu hò. Sau đó, giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kí của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhí.

   Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga, cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các tiều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo àm ca Huế là một thể loại tiêu biểu.

   Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:

   Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò đi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú.

   Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng : Chèo cạn, bài thai, hò dưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chói, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi lòng chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các làn điệu lí như : lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.

 Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giwuax nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thức, những nét chấm phá giàu kahwr năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhí, nhạc công và trang phục…

   Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền áo và thơ mọng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sóng. Cảnh vật lung linh, hư ảo:

   Đêm thành phố lên đèn như sao ca, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua chúa hóng mát ngắm trăng, giữa một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lấy, xung quanh tuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này , chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm ,thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Phải chăng khả năng gợi cảm, gợi trí tưởng tượng chính là thành công của bút kí này ?!

   Dàn nhạc cụ, cách thức và trang phục khi biểu diễn dân ca Huế được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ : Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Ta có thể thấy nét đặc trưng của ca Huế là trang nhã, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

   Cách thưởng thức ca Huế cũng mang tính những tính chất tương tự. Nơi tổ chức nghe ca Huế là trên chiếc thuyền rồng, khoan thai lướt nhẹ giữa dòng sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát. Người hát thì hát rất hay, người thưởng thức thì say mê. Khung cảnh biểu diễn ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã, giữa một thiên nhiên thuần khiết và lòng người trong sạch:

   Trăng lên, Gió mơn man dìu dịu, Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

   Không gian yên tĩnh bỗng dưng lên những ấm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm trồ, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt nhưu ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, bùng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

   Xen vào giữa những câu miêu tả là những câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghiêm.

   Cuối bài văn, tác giả muốn bạn đọc cảm nhận được sự huyền diệu của ca huế trên sông Hương. Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, đắm mình vào trạng thái lâng lâng, xao xuyến khó tả. Ca Huế hướng tâm hướng tâm hồn ta đến những vẻ đẹp của đời sống tinh thần con người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp bí ẩn, huyền hoặc của nó.

   Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vận. Cùng có bản mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trang hiền, gái lịch.

   Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp những lời ca tiếng nhạc.

   Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngưng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

   Ca Huế thanh cao, lich sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng, bảo tồn và phát triển.