Việc đẩy mạnh phát triển và phân bố công nghiệp chế biến đã tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh
B. Nâng cao trình độ lao động nông thôn
C. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước
D. Đa dạng hoá các loại nông sản
Việc đẩy mạnh phát triển và phân bố công nghiệp chế biến đã tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
B. Nâng cao trình độ lao động nông thôn.
C. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
D. Đa dạng hoá các loại nông sản
Câu 1 :Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nông nghiệp ?
Câu 2: Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì?
Câu 3 : Dựa vào bản đồ trong Atlat Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa nước ta
1.
+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.
+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.
Câu 1: Trả lời:
tỉ lệ phần trăm của công nghiệp tăng thì một số sản phẩm nông nghiệp sẽ bi giảm sút.
ví dụ :cây sắn ngày xưa la cây nông nghiệp nhưng bây giờ trở thành cây công nghiệp vì qua máy chế biến ma bạn
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?
1) Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
2) Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn.
3) Nâng cao năng suất và sản lượng của các loại cây trồng.
4) Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long
b) Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Việc phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Gợi ý làm bài
- Tiêu thụ nông sản, giúp nông nghiệp phát triển ổn định.
- Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh. Đẩy nhanh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cố truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa.
Một trong những chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta là: “Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn”. nhằm mục đích:
A. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước
B. Tạo điều kiện cho người dân vùng núi có việc làm, tăng thu nhập
C. Tạo sự phân bố phù hợp, cân bằng sự phát triển kinh tế
D. Đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn
Hướng dẫn: SGK/72, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: A
Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn nhằm
A. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước
B. Giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội
C. Phân bố lại dân cư
D. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị
Hướng dẫn: Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
Chọn: A.
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ?
- Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn?
Trong nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, mặc dù kinh tế hộ đã mang lại nhiều thành tựu, nhưng do nguồn lực hạn chế nên kinh tế hộ gia đình khó có thể đưa nền nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn.
Sự phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp vói công nghiệp chế biến có khả năng huy động các nguồn lực lớn hơn, làm gia tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp với quy mô lớn và trình độ cao hơn, thúc đẩy nông nghiệp tiến nhanh lên sản xuất hàng hoá, làm động lực cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.