Có hỗn hợp các kim loại: bột sắt, đồng và kẽm. Khi đưa nam châm vào, kim loại bị hút ra là?
Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì ?
A. Kim bằng đồng
B. Kim nam châm
C. Kim bằng sắt
D. Kim bằng nhôm
Kim trên trục quay là kim bằng sắt
→ Đáp án C
Quan sát thí nghiệm hình 23.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.
b. Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết, cực nào của kim nam châm bị hút, cực nào bị đẩy.
a. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.
b. Đưa một kim nam châm lại gần một cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.
Kết luận:
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2. Nam châm điện (có tính chất từ) vì nó có khả năng làm quay kim nam châm hoặc hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.
Hướng dẫn
Có nhiều phương pháp, thí dụ :
- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HCl, hoặc H 2 SO 4 loãng, dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu.
- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch muối CuSO 4 dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu
Chú ý . Hãy so sánh khối lượng bột Cu thu được trong mỗi phương pháp trên với khối lượng bột Cu có trong hỗn hợp ban đầu. Giải thích.
Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.
Trong thí nghiệm ở hình 35.2 SBT, có hiện tượng gì xảy ra với kim sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Kim sắt vẫn bị hút như trước.
B. Kim sắt quay một góc 90o.
C. Kim sắt quay ngược lại.
D. Kim sắt bị đẩy ra.
Chọn câu A. Kim sắt vẫn bị hút như trước.
Khi K đóng: nam châm điện có từ tính nên tác dụng lực từ hút đinh sắt.
Khi đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm → nam châm điện vẫn có từ tính nên vẫn hút đinh sắt.
Hình trên là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt, ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilôgam. Nam châm ở cần cẩu có phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Tại sao?
Nam châm ở cần cẩu không phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học. Vì nam châm vĩnh cửu luôn hút các kim loại là hợp kim của sắt chứ không thể hút rồi thả xuống tùy ý được.
Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu là
A. 35% và 65% ; B. 40% và 60% ;
C. 70% và 30% ; D. 50% và 50%.
Đáp án C.
Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu
n Fe = x mol
Khối lượng Fe phản ứng (cũng là khối lượng sắt trong hỗn hợp đầu) là 56x. Khối lượng Cu sinh ra 64x.
CuSO 4 dư nên chất rắn sau phản ứng là đồng :
10 - 56x + 64x = 11 → x = 1/8 mol
m Fe trong hỗn hợp đầu là: 56 x 1/8 = 7g
% m Fe = 7/10 x 100% = 70%
% m C u = 100% - 70% = 30%
Cho các phương pháp sau:
(a) Gắn kim loại kẽm vào kim loại sắt.
(b) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.
(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
(d) Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Số phương pháp điện hóa được sử dụng để bảo vệ kim loại sắt không bị ăn mòn là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Chọn C.
Phương pháp điện hoá sử dụng bảo vệ kim loại là (a), (b) nhưng trong đó chỉ có (a) là bảo vệ sắt không bị ăn mòn
Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm ?
A. Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A dẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loai rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.
Chọn C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn theo hướng Bắc Nam thì là nam châm.