Nêu cảm nghĩ của em sau khi xem lễ hội đền Hùng
thật ngắn nha giúp mình gấp với han là 10h tối nay
giúp mình với, mình đang vội!!!!!
bài 1. em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một lễ hội (hội) mà em biết
gợi ý:
1.giới thiệu được tên lễ hội,thời gian và địa phương diễn ra lễ hội.
2.tả vài nét về quang cảnh lễ hội (cảnh vật, người dự hội)
3.trong phần lễ gồm những hoạt động nào ? phần hội gồm những hoạt động nào ?
4.kể về một hoạt động đặc sắc của lễ hội mà em thích (hoạt động chọn kể thuộc phần nào) (lễ hay hội) thì viết ngay sau câu nêu các hoạt động của phần đó.
5. cảm nghĩ của em về lễ hội này.
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bà?
-Gấp với tối nay mình nộp rồi
Tham khảo
Cảm nghĩ về người bà kính yêu của em - Văn mẫu lớp 7 (18 mẫu)
tham khảo:
Tham khảo: Cảm nghĩ về tình bạn
Cảm nghĩ về người thân: bà nộiNếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .
Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !
Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!
MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ?
Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.
Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng. Bà luôn có dành cho em một tình cảm ấm áp, khiến em luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già. Nhưng nó càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em. Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan… Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em.
Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
Sau khi ghi bài hát "Cha Già rồi đúng không?" kết hợp với văn bản Những cánh buồn nêu suy nghĩ của em về tình cảm cha. Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu?
làm giúp mình trước tối nha!
Em sẽ rót nước cho cha sau những ngày nóng nực. Đấm lưng cho cha khi cha mỏi. Kể những việc tốt mà em làm để cha vui.
giúp mình với,mình đang cần gấp 9h tối nay mình phải nộp bài rồi
3. Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ sau
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng , nhìn ra sông dài
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào xem.
mình sẽ tk cho tất cả các bạn trả lời câu hỏi của mình
Qua đoạn văn trên, em cảm thấy cửa sổ là thứ mà không thể thiếu trong 1 ngôi nhà, cửa số giúp thoáng mát, giúp ta có thể hóng gió, trông xa xa còn có thể ngắm khung cảnh làng quê. (viết ngắn ngắn thôi nhé, viết dài ra loằng ngoằng đấy bạn) tk cho mình đy
tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")
Đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh và nhân hóa. Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")
Qua văn bản Mây và sóng, em cảm nhận như thế nào về tình mẫu tử? Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em.
làm giúp mình trước tối nha mình đang cần gấp!
tham khảo :
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.
viết 1 đoạn văn ngắn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong truyện ngắn tôi đi học
các bạn giúp mình với mình đang cần gấp
Em tham khảo:
Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.
viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương , đất nước trong xã hội ngày nay ?
giúp em với
Trong xã hội hiện nay , giáo dục trẻ với mục đích có thể kế thừa và trách nhiệm của trẻ em với đất nước và xã hội này. Trách nhiệm của mỗi người công dân là phải trung tay bảo vệ đất nước là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc gì nên làm và việc gì không nên làm cần phải giáo dục ngay từ khi còn rất bé. Việt Nam là một đất nước đẹp, nhưng một đất nước đẹp chưa đủ mà đẹp ở chỗ người dân cần cù lao động, trẻ em chăm chỉ học hành. Chỉ như vậy , trẻ em sẽ là những người đứng ra và có trách nhiệm với đất nước, quê hương của mình.
Chúc bạn học tốt!
Là một người Việt Nam, Em rất tự hào và cảm giác thật hạnh phúc khi được sinh ra tại một quốc gia có nền chính trị ổn định hàng đầu thế giới. Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Dân giàu ở đây không đơn thuần chỉ riêng sự phát triển về kinh tế, mà ở đây là sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế và tinh thần. Mà để đạt được điều đó, đầu tiên phải xuất phát từ nền tảng chính trị ổn định, nhân dân có được sống trong môi trường an toàn về an ninh trật tự, ổn định về chính trị mới nhanh chóng phát triển được. tui càng tự hào hơn khi biết được rằng để có được sự ổn định như ngày hôm nay đều là do công sức đấu tranh không mệt mỏi của thế hệ đi trước để chúng ta được sống trong môi trường ổn định. Lịch sử cũng đã chỉ ra rằng dù là một nước nhỏ, luôn bị nước ngoài nhòm ngó, xâm lược nhưng chưa bao giờ chúng ta chịu khuất phục. Ý chí của con người Việt Nam thật kiên cường, nhân dân đoàn kết, người lãnh đạo quyết đoán, thống nhất đã làm cho Việt Nam trở thành một đất nước kiên cường như vậy.
Em xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội .
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
*mọi ng giúp mình nhanh nha. mình cần gấp.
đánh mấy thì hơi lâu anh cắt một số đoạn hay để cho em tham khảo nhé:
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế. Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thân phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngắn, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiểu thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đêm. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé:
"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"
Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ sưng tấy.
Tạm quên đi những chia xẻ trong lòng. Kiều nhớ về những người thân:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ".
Đối với những quy định phong kiến. Kiều nhớ về người yêu rồi nhớ đến cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau đớn tình người yêu nữa còn xa xiết. Kỷ niệm còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh mua chuộc, ssớm đó bị đưa vào lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:
"Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ nàng đã hy sinh bán mình nên phần nào đã đền đáp được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, tối hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều Nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiểu đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xã, ân hận, tủi hổ. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một con người.
Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với lí do buồn khác nhau, trong lòng Kiều đã buồn tác động lại khiến càng buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn.
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy là bể lúc chiều hôm:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"
Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh đã gợi trong lòng người tha thương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:
"Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu!"
Cách làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển một cách hoa giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ.
"Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".
Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biêé bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của Thúy Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió:
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng chỉ là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp
Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và cặp câu được liên kết nhớ điệp ngữ "buồn trông".
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Buồn trông ngọn nước mới xa
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh".
"Buồn trông" là nhìn xưa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang nửa. Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. "Buồn trông" trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tớ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động.Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này" thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đúng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vô cùng tinh luyện. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh : Cảnh và tình hòa hợp sống động, hình tượng biểu cảm. Đọc đoạn trích, em cảm thấy xót thương cho số phận Thúy Kiều. Chính vì vậy, đoạn thơ có giá trị nhân văn sâu sắc. Nó rấy lên trong lòng mỗi học sinh chúng em niềm cảm thương cho người con gái tài hoa bạc mệnh, từ đó thấy được số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Hơi bị dài nên e chịu khó đọc rồi lược bớt nhé!
Chúc em học tốt!!!!!!
Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.
Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.
Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.
Cảm nhận về Thúy Kiều
Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm
Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.
Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.
Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:
Buồn trông của bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.
Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Một bức tranh chỉ có màu “buồn”, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu “xanh xanh”, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.
Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đến thê lương cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
nêu quy trình công nghệ nhân giống và nuối cấy mô tế bào
giúp mình mình cần gấp tối nay lúc 10h
Quy trình công nghệ nhân giống và nuối cấy mô tế bào :
1. Chọn vật liệu nuôi cấy
2. Khử trùng
3. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
4. Tạo rễ
5. Cấy cây vào môi trường thích ứng
6. Trồng cây trong vườn ươm.