Những câu hỏi liên quan
vankhanh ha
Xem chi tiết
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 19:02

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Buddy
3 tháng 3 2021 lúc 19:03

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường  bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghê, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

 

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

 

Huy Nguyen
3 tháng 3 2021 lúc 19:04

“Tiếng nói của văn nghệ" được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chật chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh ba luận điểm:

-  Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.

-  Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tầm hồn.

-  Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

1. Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống.

Nghệ sĩ không chỉ miêu tả hiện thực mà muốn nói một điều gì mới mẻ. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm", mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu hình ảnh đẹp để từ một ánh trăng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta “ ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

2. Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu.

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường"', làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước. Đúng, tiếng nói của văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".

Nguyền Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống". Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...". Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, đẹp xấu" trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng  nói của tình cảm".

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động”, rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống dược", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, lại mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tàm hồn cho xã hồn”. Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mở  một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh “một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài "Tiếng nói của văn nghệ" không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn cùa bài tiểu luận này.

Ziro Official
Xem chi tiết
Reton VN
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
4 tháng 1 2022 lúc 16:38

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

Mario DaiVy
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:39

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:40

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:42

3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.

BÀI LÀM :

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Phùng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Hải
Xem chi tiết
Đinh Đại Thắng
20 tháng 4 2020 lúc 11:31

                                                                                                     Bài làm
      

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Khách vãng lai đã xóa
huỳnh gia huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Liên Nguyễn Thị Bích
12 tháng 12 2021 lúc 13:15

hình ảnh bác hồ lả vị lãnh tụ vĩ đại yêu dân ,yêu nước lo cho dân nên ko nhủ được

Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
qwerty
16 tháng 4 2016 lúc 20:05

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

Đinh Hà
16 tháng 4 2016 lúc 20:07

Tuấn Anh Phan Nguyễn lạc đề rồi bạn ơi tả tình cảm a/e chứ k phải tải nv Kiều Phương

Đinh Hà
16 tháng 4 2016 lúc 20:08

Mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình được nhân dân ta rất coi trọng từ xưa đến nay. Mối quan hệ ấy được nhân dân ta gửi gắm trong rất nhiều câu ca dao tục ngữ như “Anh em như thể tay chân”hay lá lành đùm lá rách”. Qua những câu ca ấy cha ông muốn khuyên như con cháu là những người có cùng một quan hệ huyết thống thì phải biết yêu thương đùm bọc lấy nhau. đừng gây xung đột lẫn nhau.

 

Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

 

Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể. Anh em đau như chân tay chúng ta đau nên chúng ta không thể đứng nhìn nó đau như thế được. Hãy thử nghĩ xem trên đời này nếu không có một thứ tình cảm thiêng liêng như tình anh em thì cuộc sống này sẽ thật tẻ nhạt biết bao. Những khi có chuyện buồn còn gì tốt hơn khi chúng ta tâm sự với một người chị gái hay một người anh trai, những điều mà chúng ta không thể tâm sự với cha mẹ do vấn đề về tuổi tác, khi đó một lời động viên hay một cánh tay của anh chị để chúng ta có thể dựa vào thì tôi nghĩ khi đó tôi sẽ chẳng còn phải lo lắng về bất cứ chuyện gì trên đời. Tình cảm anh em cao đẹp như thế đấy , nó vượt lên trên tất cả những tình cảm thường ngày nó lấn áp cả những vật chất thường ngày để nhường nhịn cho nhau sẻ chia nhau từng miếng cơm manh áo khiến chúng ta trân trọng nó nhường nào . Đó là tình cảm giữa hai anh em trong truyện sự tích trầu cau là tình cảm anh em thắm thiết họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất khiến cho cô gái thầy đồ đem lòng yêu người anh. Thế rồi một sự hiểu lầm đã khiến cho người em xấu hổ mà bỏ đi còn người anh thương em quá cũng đi tìm anh.

Tình anh em sâu đậm khiến đất trời cảm động hóa họ thành hòn vôi và cây trầu mãi bên nhau trọn đời. Đó còn là một người anh tham lam độc ác trong truyện cây khế. Đó là những câu chuyện mà cha ông muốn nhắn nhủ vào đó tình cảm anh em gia đình. Vậy mà ta cũng thấy thật đau lòng khi hiện nay xã hội ngày càng phát triển xã hội ngày càng không coi trọng tình cảm máu mủ tình thân. Thật xót xa khi ta được nghe tin anh trai giết em để tranh mảnh đất mà cha ông để lại hay là những cảnh anh em đưa nhau ra tòa, họ mải mê kiếm tiền mà không mảy may để ý đến anh chị em của mình cũng đang cần giúp đỡ khiến ta không khỏi chạnh lòng.

  Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương. . . ! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống, tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…

Tình cảm anh em là một tình cảm cao quý và cần được tôn trọng. Chúng ta cần rèn giũa tình cảm ấy, phải luôn chăm sóc yêu thương tình cảm ấy bởi bạn có đi bao xa cũng không thể nào tìm được một thứ tình cảm thiêng liêng và đáng tự hào như nó.

TICK NHA