Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn An Bảo Minh
Xem chi tiết
Vietnam
Xem chi tiết
Trần Vũ Hoàng Nam
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 21:59

Tham khảo:

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió mang lại những (trợ từ) tiếng cười nhẹ nhàng cho người đọc. Trong truyện, Đôn-ki-hô-tê là một nhân vật có lý tưởng cao đẹp, hành động dũng cảm nhưng đầu óc mê muội làm cho hành động sai lệch, vừa đáng thương vừa đáng trách, khi đáng kính trang nghiêm lúc lại nực cười, gàn dở. Nhân vật được giới thiệu là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn, lão say mê các câu chuyện kiếm hiệp phiêu lưu, mạo hiểm và chìm đắm trong thế giới hoang tưởng đó. Và vì thế, lão đã quyết tâm bỏ nhà ra đi, chàng hiệp sĩ trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm, sống cuộc đời nay đây mai đó. Trên mọi nẻo đường đi qua, lão đều cho rằng có những tên khổng lồ, những con yêu tinh gây tội ác. Và những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió và lão cho rằng đây là cơ hội tốt để lập công. Dù được người cận vệ Xan-trô Pan-xa can ngăn nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn quyết tâm thực hiện cuộc giao tranh “gay go và chênh lệch”. Và theo truyền thông hiệp sĩ, khi vào trận chiến các hiệp sĩ đều hướng lời cầu nguyện của mình về tình nương mà mình tôn thờ. Không trái với phong tục, Đôn Ki-hô-tê cũng cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a, xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này. Khi cầu nguyện như vật, chàng hiệp sĩ thấy mình có sức mạnh nhân lên gấp bội và  "Đôn Ki-hô-tê vừa lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rôxinantê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất".  Hình ảnh người hiệp sĩ oai phong, lẫm liệt làm sao, bộc lộ phẩm chất anh hùng ở một đấng nam nhi. Nhưng đó là với những con yêu tinh đó là có thực, còn ở đây chỉ là những cối xay gió rất bình thường. Sự phi lí đó đã tạo ra tiếng cười cho khán giả. Và cuộc chiến không cân sức đó đã mang lại hậu cho chàng hiệp sĩ “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”. Chao ôi! (thán từ) Truyện về chàng hiệp sĩ tuy hào hoa nghĩa hiệp nhưng đầu óc mê muội đã khiến chúng ta thêm trân trọng về những ước mơ, lí tưởng sống hướng tới thiện nghĩa của mỗi người trong cuộc sống nhưng cần tỉnh táo, không nên chìm đắm trong những thế giới ảo, viển vông và hão huyền.

Đặng tiến đạt
Xem chi tiết
Đặng tiến đạt
28 tháng 12 2020 lúc 18:18

giúp mình với

Trần Quang Khải
Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 3 2021 lúc 20:42

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

minh nguyet
17 tháng 3 2021 lúc 20:46

ý kiến nào em?

Linh Lương Gia
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
2 tháng 5 2022 lúc 22:52

Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Thật vậy, nó đã được thể hiện qua  5 phương diện. Trong đoạn trích nó đã khẳng định rõ vấn đề trên thông qua nhiều dẫn chứng về chủ quyền, lãnh thổ, chân lí về nền độc lập dân tộc. Nước ta có một nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được vì đó là quốc hồn của dân tộc.Ôi! Đây chính là một nét đẹp văn hóa tồn tại tại từ bao đời nay. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng, độc lập dân tộc. Không những vậy, lãnh thổ nước ta cũng được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước. Được phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền có những phong tục khác nhau, mỗi phong tục mang nét đẹp riêng của nó. Đây là minh chứng rõ nhất để  thấy nước ta là đất nước độc lập, có chủ quyền. Và hơn hết, trong văn bản nước Đại Việt ta, tác giả đã liệt kê một số các triều đại nước ta và dùng từ "để" để so sánh các  triều đại nước ta cũng ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.Và nước ta cũng vậy, mỗi thời gian lịch sử đều xuất hiện các anh hùng hào kiệt khắp nơi. Bằng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử thì tác giả khẳng định về sự độc lập dân tộc, nếu ai mà xâm lược nước Đại Việt ta thì sẽ nhận một cái kết thảm hại nhờ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân. Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh chân lí, chính nghĩa, là lẽ phải không thể chối cãi. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này đã có rất nhiều sự tiến bộ hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam Quốc Sơn Hà. Trong văn bản Nam Quốc Sơn Hà mới chỉ khẳng định ranh giới và nền độc lập của dân tộc còn trong văn bản "Nước Đại Việt ta" đã tiếp tục phát huy về ranh giới, nền độc lập và phát triển thêm nền văn hiến, hào kiệt, phong tục tập quán và lịch sử nghìn năm. Qua đó, chúng ta thấy được rằng "Nước Đại Việt ta'' là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước ta và chủ quyền riêng không ai xâm phạm.

tám nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 8 2021 lúc 20:47

Em tham khảo:

Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

Câu hỏi tu từ: In đậm nghiêng

Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết