Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Quỳnh
4 tháng 11 2021 lúc 7:39
Tìm các hình ảnh bề thầy cô
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trung Hiếu
Xem chi tiết
_Cô gái mưa_
Xem chi tiết
Y-S Love SSBĐ
5 tháng 11 2018 lúc 10:37

Tham khảo nha!

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.
Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.
Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.
Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…
Bụi phấn cứ rơi rơi
Cho em thêm kiến thức
Giúp em dần lớn khôn
Bụi phấn kia không mệt.
Không quản ngày quản đêm
Cô chăm lo, dìu dắt
Thương trò như thương con
Không quản cả đêm ngày.
Yêu cô em gắng học
Bởi sợ cô em buồn
Bởi sợ sầu trên mắt
Yêu cô lắm cô ơi!
Mái trường Trần Cao Vân thân yêu ,với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,……….tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng , hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi , mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.

Hk tốt

Rose
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
23 tháng 1 2022 lúc 17:48

Tham khảo:

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.

Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.

 

Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.

Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…

Bụi phấn cứ rơi rơi

Cho em thêm kiến thức

Giúp em dần lớn khôn

Bụi phấn kia không mệt.

Không quản ngày quản đêm

Cô chăm lo, dìu dắt

Thương trò như thương con

Không quản cả đêm ngày.

Yêu cô em gắng học

Bởi sợ cô em buồn

Bởi sợ sầu trên mắt

Yêu cô lắm cô ơi!

Mái trường Trần Cao Vân thân yêu, với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,…. tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng, hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi, mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.

︵✰Ah
23 tháng 1 2022 lúc 17:49

Tham Khảo 

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, học trò lại nhớ về thầy cô của mình, những kí ức về khoảng thời gian đẹp đẽ dưới mái trường Trần Cao Vân lại ùa về trong tôi - nơi có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những buồn vui cùng ta.

Thầy cô, chỉ với 2 tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành thầy giáo, cô giáo, sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những ngọn đèn dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, thắp lên trong trái tim chúng em những niềm tin, hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Thầy cô mang bao tri thức, tình thương đến cho mỗi chúng em. Thầy cô không những cho chúng em tri thức từng ngày, mà còn là người dạy cho chúng em biết về đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là những người dạy cho chúng em biết học, biết viết và biết làm những việc nên làm, nói những gì nên nói. Thầy cô như là người ba, người mẹ thứ hai của chúng em. Tình yêu thương của thầy cô dành cho chúng em không thể nào đong đếm được. Thầy cô luôn an ủi, động viên mỗi khi chúng em thất bại, vấp ngã và là người thắp lửa cho chúng em để đi đến thành công.

Quả thực, chúng em đã được học rất nhiều điều bổ ích từ thầy cô. Đây cũng chính là một hành trang giúp chúng em trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20-11 đang gần đến, chúng em gửi đến thầy cô lời tri ân từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Dù trên chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chúng em vẫn luôn có niềm tin và hi vong vào một ngày mai tươi sáng, vì chúng em biết rằng thầy cô vẫn luôn cổ vũ chúng em từng ngày trên con đường sự nghiệp.

Đặng Phương Linh
Xem chi tiết
41 Võ Minh Quân
12 tháng 1 2022 lúc 12:48

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, em đã cảm nhận được sự yêu thương, tình cảm vô giá mà bố mẹ dành cho em. Không những thế, khi đến tuổi đi học, em lại được đón nhận một tình cảm đáng quý từ thầy cô. Thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của em.
Bây giờ em đã là học sinh lớp 5- lớp cuối cấp, cũng là lớp lớn nhất trường. Trong suốt hơn bốn năm học, em đã gặp gỡ biết bao thầy cô giáo nhưng không hiểu sao lúc nào trong tâm trí em cũng hiển hiện hình ảnh của cô hiệu phó. Cô tên là Trần Thị Ngọc Ngân. Cô có dáng người cao, thân hình thon thả cùng với mái tóc ngắn bồng bềnh, óng mượt. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng em cùng với nụ cười tỏa nắng. Làn da của cô trắng, mịn màng rất đẹp.
Ở câu lạc bộ năng khiếu, cô là người dạy chúng em phân môn Luyện từ và câu và Cảm thụ văn học. Mỗi khi cô giảng bài, em rất thích thú vì được nghe giọng nói truyền cảm, trầm ấm của cô. Những buổi sáng thứ hai đầu tuần, cô đến trường với bộ áo dài thướt tha. Đứng trên bục lễ đài, cô nhận xét kĩ lưỡng tình hình trường lớp trong tuần rồi ân cần dặn dò, chỉ bảo chúng em từng li từng tí với ánh mắt, cử chỉ đầy tình cảm thân thương. Cô như là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ đất Việt.
Em rất yêu cô. Em và các bạn cố gắng làm cho cô vui lòng, mong muốn để lại cho cô những ấn tượng đặc biệt trước khi lên cấp hai.
Đối với em, niềm hạnh phúc lớn là được cắp sách đến trường, được sống trong vòng tay ấm áp của các thầy cô và nhất là được nghe những lời khuyên bảo, giảng dạy ngọt ngào của cô. Em sẽ luôn trân trọng tình cảm đáng quý đó và sẽ không làm điều gì để cô phải phiền lòng.
Không chỉ riêng cô, tất cả các thầy cô trong mái trường mến yêu này đều là những người cha, người mẹ thứ hai của em. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay xa, bay cao đến một tương lai tươi sáng. Thầy cô như những người lái đò, đưa từng thế hệ học sinh cập bến bờ tri thức vô tận. Chúng em sẽ luôn nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức, không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt của các thầy cô.

Võ Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 10 2021 lúc 20:42

Em tham khảo:

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, học trò lại nhớ về thầy cô của mình, những kí ức về khoảng thời gian đẹp đẽ dưới mái trường Trần Cao Vân lại ùa về trong tôi - nơi có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những buồn vui cùng ta.

Thầy cô, chỉ với 2 tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành thầy giáo, cô giáo, sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những ngọn đèn dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, thắp lên trong trái tim chúng em những niềm tin, hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Thầy cô mang bao tri thức, tình thương đến cho mỗi chúng em. Thầy cô không những cho chúng em tri thức từng ngày, mà còn là người dạy cho chúng em biết về đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là những người dạy cho chúng em biết học, biết viết và biết làm những việc nên làm, nói những gì nên nói. Thầy cô như là người ba, người mẹ thứ hai của chúng em. Tình yêu thương của thầy cô dành cho chúng em không thể nào đong đếm được. Thầy cô luôn an ủi, động viên mỗi khi chúng em thất bại, vấp ngã và là người thắp lửa cho chúng em để đi đến thành công. 

Quả thực, chúng em đã được học rất nhiều điều bổ ích từ thầy cô. Đây cũng chính là một hành trang giúp chúng em trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20-11 đang gần đến, chúng em gửi đến thầy cô lời tri ân từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Dù trên chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chúng em vẫn luôn có niềm tin và hi vong vào một ngày mai tươi sáng, vì chúng em biết rằng thầy cô vẫn luôn cổ vũ chúng em từng ngày trên con đường sự nghiệp.

trần ngọc anh
Xem chi tiết
sakuraharuno1234
29 tháng 10 2021 lúc 21:36

Ghi rõ đề đi bạn

MinMin
29 tháng 10 2021 lúc 21:43

tham khảo:

Hoạt động trải nghiệm: đóng kịch về "Viết về người thắp lên ngọn lửa tâm hồn"

Lên ý tưởng kịch bản:

+ Bối cảnh lớp học miền núi ở một bản nghèo dân tộc Mường.

+ Các vai diễn: giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong đó, giáo viên là một người đồng bằng, mới tốt nghiệp; học sinh và phụ huynh là người dân tộc thiểu số.

+ Tình huống kịch: các em học sinh không được đến trường mà phải lên nương phụ giúp bố mẹ, giáo viên khuyên can nhưng gặp phải sự phản đối của chính gia đình. Hành trình kiên trì của cô giáo để thuyết phuc các phụ huynh học sinh nhằm mang con chữ đến cho những em nhỏ miền núi cao.

Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn ở đây sẽ là người giáo viên đồng bằng. Đó không chỉ là người giáo viên mà còn là người truyền lửa, người mang lại ánh sáng tri thức cho bà con nơi đây. NHững áp lực mà người giáo viên trẻ cần vượt qua chính là định kiến, là suy nghĩ cổ hủ, bảo thủ trong những người dân về việc học. Và điều khiến cho ngọn lửa tâm hồn thắp sáng ấy chính lá trái tim chân thành, nhiệt huyết của người giáo viên- người trẻ muốn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của quê hương mình. 

Tôi muốn gặp bạn
Xem chi tiết
pham thai hung
3 tháng 11 2018 lúc 21:29

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đòi này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.
Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.
Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuât phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.
Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.
Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

minh phượng
3 tháng 11 2018 lúc 21:56

“Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy… vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi – mười một tuổi – đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Cô  tôi…

Người đàn bà đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Cô vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy…

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Cô ơi, cô không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và cô.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng cô cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết cô không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy cô vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Cô của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui,cô đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm cô khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người cô vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Cô bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, cô chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có cô, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, cô chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, cô đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Cô chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Cô trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của cô giấu trong từng con chữ. 

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, cô có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng cô một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Cô nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ cô còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng cô vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có cô ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra cô ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà cô. Từ đó, tôi chính thức học thêm với cô. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà cô đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Cô bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ cô sống sao mà giản đơn quá. Cô chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao cô có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe cô kể về biết bao ngày khó khăn cô đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Cô là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách.

Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, cô sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ cô, nghe cô  nói về những điều cô đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải cô đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, cô chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người cô, cô còn là người mẹ, người chị, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Cô không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy cô  đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ cô , phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe cô  nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều cô  mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính”.

học tốt nhé

 
Kuruishagi zero
3 tháng 11 2018 lúc 22:39

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.
Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.
Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.
Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…
Bụi phấn cứ rơi rơi
Cho em thêm kiến thức
Giúp em dần lớn khôn
Bụi phấn kia không mệt.
Không quản ngày quản đêm
Cô chăm lo, dìu dắt
Thương trò như thương con
Không quản cả đêm ngày.
Yêu cô em gắng học
Bởi sợ cô em buồn
Bởi sợ sầu trên mắt
Yêu cô lắm cô ơi!
Mái trường Trần Cao Vân thân yêu ,với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,……….tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng , hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi , mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.

Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
14 tháng 12 2017 lúc 21:08

 GV: Lời dẫn: Xin được chào mừng quí vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu. Có thể nói tìm về với văn học dân gian là hướng về cội nguồn của dân tộc, về với lịch sử CON RỒNG CHÁU TIÊN: Lịch sử của 4000 năm dựng nước và giữ nước,

                  “ Lạc Long Quân và Âu Cơ

                   Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

                   Những ai đã khuất

                   Những ai bây giờ

                   Yêu nhau và sinh con đẻ cái

                   Gánh vác phần người đi trước để lại

                   Dặn dò con cháu chuyện mai sau

                   Hằng năm ăn đâu làm đâu

                   Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Là về với những phong tục tập quán tự ngàn đời “tóc mẹ thì bới sau đầu,cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,cái kèo cái cột thành tên,hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sang,đất nước có từ ngày đó”

Về với những điệu ví câu hò thắm tình nghĩa duyên quê nơi gốc đa, giếng nước sân đình “ hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, em được thì cho anh xin, hay là em để làm tin trong nhà,áo anh sứt chỉ đường tà,vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu,áo anh sứt chỉ đã lâu, mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”

       Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường phổ thông, hôm nay, được sự cho phép của BGH nhà trường, tổ Văn Anh tổ chức hoạt động TNST cho học sinh khối 10 với chủ đề: Em yêu văn học dân gian

      Qua hoạt động TNST thầy cô hi vọng  các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học dân tộc,bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước,làng xóm, thôn bản, yêu cha mẹ, anh em, bạn bè, yêu tình yêu nhân loại.

       Đến với chương trình hoạt động ngoại khóa chủ đề “Em yêu vhdg” hôm nay tôi xin được trân trọng giới thiệu thành phần đại biểu:

     1.Thầy giáo: Đoàn Trung Nga- hiệu trưởng nhà trường

Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc- hiệu phó chuyên môn nhà trườngThầy giáo Hoàng Mạnh Hùng- hiệu phó nhà trường cùng tất cả các thầy cô giáo trong tập thể sư phạm nhà trường đã có mặt để tham dự chương trình cùng với chúng ta

       Thành phần rất quan trọng của chương trình hôm nay đó chính là các đội chơi. Đội chơi thứ nhất là đội trữ tình dg…. Là sự kết hợp tài năng của các thành viên chi đoàn 10a1 và 10a6. Đội sân khấu dg…..là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a2 và 10a4. Đội tự sự dg….. là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a3 và 10a5. Xin một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của tất cả các đội chơi.

       Xin được trân trọng giới thiệu thành phần BGK. Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, đại diện cho BGH nhà trường, thầy giáo Trần Nam Phong- tổ trưởng cm tổ văn anh. Cô giáo Lê Thị Tuyết Nhung – giáo viên bộ môn Ngữ Văn.

      Xin một tràng pháo tay thật dòn dã chào đón sự có mặt quí vị đại biểu, các thầy cô giáo và tất cả các em

      Chương trình của chúng ta sẽ có ba phần chơi,phần thi chào hỏi, thi kiến thức và tài năng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất phần thi chào hỏi của các đội qua các tiết mục văn nghệ. Mỗi đội sẽ thực hiên một tiết mục văn nghệ và điểm cho phần thi này là 20. Đầu tiên xin mời tiết mục của đội trữ tình dg với bài hát  BÈO DẠT MÂY TRÔI…

               HS: Thực hiện.

      Các em vừa thưởng thức một giọng ca rất ngọt ngào đến từ đội thi trữ tình dân gian, giọng ca đưa chúng ta về với xứ Kinh Bắc- một vùng quê giàu truyền thống văn hóa dân gian qua những làn điệu dân ca quan họ, với những đình đền miếu mạo, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc,những bức họa đồng quê nhiều màu sắc ấn tượng.

       Tiếp theo xin mời phần thi của đội chơi SKDG với bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG….

       HS: Thực hiện

    Có thể nói rằng lời gọi của cô Tấm đối với Bống- người bạn gần gũi trong những ngày Tấm chịu đựng cuộc sống đầy cay nghiệt của mẹ con Cám:

                            “ Bống Bống bang bang,

                              Lên ăn cơm vàng,

                              Cơm bạc nhà ta,

                            Chớ ăn cơm hẩm,

                            Cháo hoa nhà người”.

   Đã đi vào bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG một cách thật vui nhộn, đã tạo nên được không khí sôi động một lần nữa cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta dù qua bao nhiêu thời đại khác nhau.

   Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao qua những tiết học đầy hào hứng của các em khi tìm hiểu về thân phân người phụ nữ, một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Hình ảnh ấy đã đi vào bài hát CON CÒ do sự thể hiện của đội chơi tự sự dân gian. 

                        HS: Thực hiện.

     Và tiết  mục CON CÒ của đội chơi tự sự dg sẽ là tiết mục kết thúc phần thi thứ nhất của chương trình ngày hôm nay

      GV: Và ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với phần chơi thứ 2 có tên gọi phần thi kiến thức. Thể lệ của phần chơi như sau, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên bốc thăm gói câu hỏi của đội mình,mỗi gói câu hỏi gồm có 5 câu, trả lời đúng câu hỏi của đội các bạn sẽ được cộng 8 điểm, trả lời sai hoặc hết giờ mà các bạn chưa có câu trả lời các bạn sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất, các đội còn lại trả lời đúng câu hỏi sẽ được cộng 4 điểm vào phần điểm của đội mình. Tương tự như vậy ở các đội chơi còn lại. Các bạn nắm rõ luật chơi chưa ạ, chúng ta sẽ bắt đầu nhé. Mời đại diện của các đội chơi lên bốc thăm gói câu hỏi của đội.

Đầu tiên xin mời đội chơi trữ tình dg…

GÓI CÂU HỎI SỐ 1

Câu 1: Văn học dân gian  được gọi là “Sách giáo khoa về cuộc sống” bởi vì:

Cung cấp nhiều tri thức về tự nhiên, xã hội.Phát huy truyền thống yêu nước, nhân đạo.Kho tàng tiếng Việt phong phúCả a, b, c đều đúng.

Câu 2. Dòng nào sau đây thể hiện chính xác nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết

Là những nhân vật anh hùng kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp cộng đồng dân tộcLà những nhân vật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sửLà những con người thấp cổ bé họng có số phận bất hạnh trong xã hộiLà những vị thần

Câu 3: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề nào?

Dựng nước và giữ nướcNguồn gốc dân tộcTình yêu lứa đôi thời dựng nướcGiải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc

Câu 4: Chi tiết nào trong Truyện An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy có tính chất kỳ ảo?

Áo lông ngỗngXây Loa ThànhNỏ thầnĐà cầu hôn

Câu 5: Trình bày ý nghĩa của hình ảnh  ngọc trai- giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu – Trọng Thủy

             Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước:

         - Hóa giải nỗi oan cho Mị Châu

         - Thể hiện truyền thống ứng xử bao dung nhân hậu của nhân dân ta đối với hai nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy

        - Tạo nên màu sắc thẩm mĩ cho truyện

Tiếp theo xin mời đội chơi đến từ đội SKDG…

GÓI CÂU HỎI SỐ 2

Câu 1: Văn học dân gian là

Những sáng tác cổ xưa, lưu truyền qua nhiều thế hệNhững sáng tác tập thể, truyền miệngNhững sáng tác hội hè, đình đámNhững sáng tác có tính tôn giáo, ma thuật

Câu 2:  Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thường được hóa thân?

Thần thoạiTruyền thuyếtSử thiCổ tích

Câu 3: Truyện Tấm Cám phản ánh xung đột gì trong xã hội?

Mẹ ghẻ, con chồngGiàu- nghèoThiện- ácLợi ích cá nhân- quan hệ tập thể

Câu 4: Nét chung nhất giữa văn học dân gian và văn học viết là:

Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốtThể hiện rõ phong cách của người viếtCó nhiều dị bản khác nhauSử dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày.

Câu 5: Sự hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa gì?

Sự hóa thân của Tấm thể hiện ý nghĩa:

- Thể hiện sự chủ động tích cực của Tấm trong quá trình đấu tranh

- Thể hiện sức sống mãnh liệt bền bỉ đấu tranh giành hạnh phúc

- Thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của người lao động xưa với quan niệm ở hiền gặp lành

Cuối cùng là phần chơi của đội tự sự dg…

GÓI CÂU HỎI SỐ 3

Câu 1: Thể loại văn học dân gian nào chủ yếu bộc lộ tình cảm?

Tục ngữNgụ ngônTruyền thuyếtCa dao

Câu 2: Tại sao ca dao thường ngắn gọn, hàm súc?

Vì ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát của dân tộcVì ca dao thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa tượng trưngVì ca dao là tiếng nói tình cảm của nhân dânVì ca dao thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” được bộc lộ trật tự các chi tiết nào sau đây?

Chiếc khăn-> Đôi mắt-> Ngọn đènĐôi mắt-> Ngọn đèn-> Chiếc khănChiếc khăn-> Ngọn đèn-> Đôi mắtNgọn đèn-> Đôi mắt-> Chiếc khăn

Câu 4: Từ “đàng” trong câu ca dao “Thân em như giếng giữa đàng” và từ “đường” trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh” có quan hệ gì?

Đồng âm, khác nghĩaĐồng nghĩa, khác âmĐồng âm, đồng ghĩaKhác âm, khác nghĩa

Câu 5: Điểm giống và khác nhau trong những bài ca dao sau:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Chiều chiều vịt lội bờ bàng

Thương người áo trắng vá quàng nửa vai

-  Giống: Cùng motip thời gian “chiều chiều”. Nhân vật trữ tình có cùng tâm trạng: buồn thương da diết, cô đơn trống vắng.

- Khác về nội dung trữ tình:

+ Bài 1: Tâm trạng người con gái lấy chồng xa, buồn, xót, cô đơn không biết chia sẻ cùng ai.

+ Bài 2: Một lời tỏ tình đượm buồn vừa chứa đựng sự xót thương, đồng cảm

     Phần chơi của đội tự sự dg đã kết thúc phần chơi thứ hai của chương trình ngày hôm nay. Và bây giờ sẽ là phần chơi dành cho tất cả các bạn. Các bạn đã sẵn sang chưa, chúng ta bắt đầu nhé. Câu hỏi thứ nhất dành cho khán giả có nội dung như sau……

……………………………………………………………………………………

      Rất vui và thú vị đúng không ạ, các bạn có muốn chơi nữa không,…xin được hẹn các bạn vào một dịp gần nhất có thể với những chủ đề rât mới mẻ để các bạn có dịp được trải nghiệm sáng tạo cùng văn học, tiếp thu, gìn giữ, và phát huy những giá trị tinh thần,những tinh hoa văn hóa của dân tộc đã được lưu giữ trong bộ môn văn học, một bộ môn rất có ý nghĩa trong đời sống của con người Việt Nam, nơi con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những yêu ghét giận hờn, những tình yêu thương bao la vô bờ bến với quê hương, gia đình, bè bạn. Để từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”

       Tiếp theo chương trình là phần thi cuối cùng của cuộc chơi, phần thi tài năng. Thể lệ của phần thi như sau: mỗi đội sẽ tham gia một phần thi tài năng của mình, tổng điểm của phàn chơi là 40 điểm trong đó 10 điểm cho trang phục biểu diễn của các bạn,30 điểm còn lại là điểm đánh giá phần diễn xuất .

   Nào xin mời phần thi đầu tiên của đội trữ tình dg với phần thi tài năng có tên gọi: BẦN HÁT GHẸO

   HS: Thực hiện.

   Ca dao là cây đàn muôn điệu diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa. Lời thơ trữ tình kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng của ca dao đã từ lâu đi vào tâm hồn con người Việt Nam qua những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, nuôi dưỡng và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người của chúng ta. Một lần nữa xin được cảm ơn phần thi đầu tiên của đội thi trữ tình dg.

     Tiếp theo chương trình mời phần thi của đội thi sân khấu dg vơi trích đoạn “Phạt vạ Thị Mầu”

      HS: Thực hiện.

      Rất cảm ơn sự trải nghiệm rất sáng tạo đến từ đội thi skdg. Một phần thi rất hài hước không chỉ đưa lại cho chúng ta những nụ cười sảng khoái mà còn gơi cho chúng ta nhớ về nhân vật thị kính với một vẻ đẹp rất thánh thiên và bao dung, nhân từ của người phụ nữ xưa trong vở kịch nổi tiếng “ Quan Âm Thị Kính”. Một tràng pháo tay thật dòn giã để cỗ vũ cho đội thi SKDG và chào đón phần thi của đội thi tiếp theo, phần thi của đội thi tự sự dg qua vở kịch: TẤM CÁM.

     HS: Thực hiện.

       Cổ tích là một thể loại tự sự dg có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo nên tính hấp dẫn, sinh động cho từng câu chuyện,đặc biệt ở thể loại truyện cổ tích thần kì TẤM CÁM. Một câu chuyện rất gần gũi và đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Bước ra từ trang sách, hình ảnh một cô Tấm dịu dàng, hiền hậu, chăm chỉ, siêng năng, cần cù chịu thương chiu khó. Hình ảnh một bà Hoàng hậu xinh đẹp,gần gũi và thân thiện. Từ hình ảnh ấy tác giả dg đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa trong cuộc sống “ở hiền gặp lành”, con người luôn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, sức sống mãnh liệt ấy sẽ không khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, mà sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí trong xã hội.

    Cảm ơn phần thi của đội thi tự sự dg, và lúc này là phần làm việc rất căng thẳng của BGK. Nhìn gương mặt của bgk, phần thi ngang tài ngang sức của 3 đội chơi thật khó có thể đóan được đội nào dành giải nhất phải không các bạn. Nhưng có lẽ với tôi , với tất cả các bạn ở đây các bạn đã là những giải thưởng rất đặc biệt của chúng tôi bởi nhờ sự trải nghiệm đầy sáng tạo của các bạn mà chúng tôi đã có được buổi hoạt động đầy ý nghĩa này. Một lần nữa xin được cảm ơn  tất cả các đội chơi đến từ các chi đoàn khối 10 trường thpt Đức Thọ.

       Sau đây là phần công bố điểm của 3 đội chơi , xin mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc lên công bố điểm của ba đội chơi.

 Như vậy là đội thi  dành giải nhất là đội …………

 Đội dành giải nhì là đội……………..

Đội dành giải 3 là đội….

Xin chúc mừng  cả 3 đội thi .

Sau đây là phần trao giải thưởng của chương trình. Kính mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng bước lên sân khấu trao giải thưởng cho cả ba đội chơi của chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn sự có mặt của quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng tất cả các em hs đã tham gia chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau. Chân thành cảm ơn.