Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm của thơ.
Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm của thơ.
Tham khảo:
* Số câu, số tiếng:
- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.
Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
* Cách gieo vần:
- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
* Phối thanh:
- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.
- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).
- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc
* Nhịp trong thơ lục bát:
- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 2
Bạn tham khảo nha(mik lm bừa thôi nhé):
Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm kinh tế- xã hội của một quốc gia ở châu Phi mà em biết.
Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm khí hậu nước ta, thuận lợi và khó khăn khí hậu nước ta mang lại
Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm nước ta có 4 mùa nhưng nhận thấy rõ nhất là hai mùa khí hậu đặc trưng: Mùa hè nóng ẩm với gió mùa tây nam và mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc.Miền Bắc gồm 2 mùa:mùa Hạ và mùa Đông. Miền Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Cần phân biệt vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, vùng khí hậu ôn đới có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông còn vùng khí hậu nhiệt đới chỉ hai mùa, nắng và mưa Việt Nam, miền Bắc có 2 mùa (mùa xuân, thu ngắn là giai đoạn chuyển tiếp) nên nó không hoàn toàn trong vùng ôn đới, miền Nam 2 mùa nên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.
*Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.
- Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
*Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,...
- Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.
- Sâu bệnh phát triển cao.
- Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.
trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật của thơ trung đại
1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
a. Chủ nghĩa yêu nước:
Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống. Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.
Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.
Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.
Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:
- Tình yêu quê hương
- Lòng căm thù giặc
- Ý thức trách nhiệm
- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng
- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.
b. Chủ nghĩa nhân đạo
Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:
- Khát vọng hòa bình
- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp
- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.
2. Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian
- Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của VHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
+ Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG chưa được đặt ra đúng mức).
+ Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.
+ Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian.
3. Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố tích cực của hệ ý thức nước ngoài
- Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật. Từ xưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp, chủ yếu là từ Trung Quốc sang.
+ Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Những tên quan lại phương Bắc sang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi các học thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo và thâm hiểm.
+ Khi nhà nước phong kiến VN bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không có mẫu mực nào khác hơn là nhà nước PK TQ đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lực trong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân.
- Các học thuyết Nho - Phật - Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho nét tích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử.
4. Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm
Ngay từ khi được các nhà văn mạnh dạn đưa vào sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học thời Lý Trần.
Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao, biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù.
Ở thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến.
Từ thế kỷ XV về sau, Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học. Thơ ông tuy chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Thành công của Nguyễn Trãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao Truyện Kiều.
5. Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.
Ở thời trung đại, văn chính luận mang tính quan phương chủ yếu là công cụ của nhà nước phong kiến. Mặt khác, những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca.
Thể thơ thường sử dụng nhất trong VHTÐ là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Cho nên, sự thống trị văn đàn của thơ Ðuờng luật trong bất kỳ một tập thơ nào thời trung đại là một điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ Ðường luật với tư cách là một thể thơ chính thống trong các kỳ thi và trong sáng tác đã gây không ít trở ngại trong nội dung thể hiện do bị chi phối bởi sự ngặt nghèo của luật thơ chặt chẽ.
Ở thời Nguyễn Trãi, thơ luật Ðường biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy sáng tạo, độc đáo, phóng khoáng, rất phù hợp với cách nghĩ, cách nói, tâm lý của dân tộc nên được một số nhà thơ đời sau tiếp tục sử dụng (Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
6. Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ - những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung đại
Ðể miêu tả, người ta cho rằng cần phải có những mẫu mực mà qua nhiều thời kỳ đã được mặc nhiên chấp nhận sử dụng. Quan điểm ước lệ không chú ý đến logic đòi sống, đến mối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức. Vì thế, khi phân tích các hình ảnh ước lệ, chúng ta không cần đặt vần đề có lý hay không có lý, đúng hay không đúng thực tế mà chỉ xem xét sức mạnh khơi gợi của hình tượng có sâu sắc hay không, hình tượng có được dùng đúng tình đúng cảnh và thể hiện được tư tưởng tình cảm của nhà thơ hay không.
Văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại.
Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm của truyện ngắn: ngôi kể, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, chủ đề, ý nghĩa của truyện…
là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa .
Câu 4 (0.5 điểm). Qua bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh và hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương và những kí ức tuổi ấu thơ đối với hành trình khôn lớn của mỗi người.
1) Nêu đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh.
2) Trình bày hiểu biết của em về trùng roi xanh.
1.đặc điểm chung:
2.-trùng roi xanh(euglena viridis)sống ở nước,chúng tạo nên cán mảng váng xanh trên bề mặt ao,hồ.trung roi xanh là 1 cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ(\(\approx\) 0,05mm).cơ thể hình thoi,đuôi nhọn,đầu tù và có 1 roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay.cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật,các hạt dự trữ,điểm mắt và không bào co bóp.ở nơi có ánh sáng,nhờ các hạt dự trữ mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự dưỡng như thực vật,còn ở chỗ tối,trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong nước(dị dưỡng).hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào,bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.sinh sản vô tính theo cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc:nhân phía sau cơ thể phân dôi trước,chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia,cuối cùng cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới.trùng roi có tính hướng sáng,cảm nhận ánh sáng bằng điểm mắt và bơi về chỗ ánh sáng rời roi bơi.
~~^^!!mìk làm hơi dài dòng,pn thông cảm~~
1.Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Hầu hết sinh sản vô tính
Vai trò thực tiễn:
* Có lợi:
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
- Có ý nghĩa về mặt địa chất.
* Có hại:
- Gây bệnh ở người và động vật
2. TRÙNG ROI XANH :
- Trùng roi xanh sống trong nước : ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa.
1- Cấu tạo và di chuyển
- Cơ thê trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiến vi (= 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyến.
Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết anh sáng (hình 4.1).
2. Dinh dưỡng
ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi ả dị dưỡng).
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
3. Sinh sản
Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phàn đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.
4. Tính hướng sáng
- Người ta đã làm một thí nghiệm đơn giàn sau : đặt bình chứa trùng roi xanh trên bậc cửa sổ. Dùng giấy đen che tối nữa trong thành bình. Qua vài ngày bỏ giấy đen ra và quan sát binh thấy phía ánh sảng nước có màu xanh lá cây, phía che tối màu trong suốt.
TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI
- Ở một số ao và giếng nước, đôi khi có thể gặp các “hạt” hình cầu, màu xanh lá cây, đường kính khoảng lmm, bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là tập đoàn trùng roi (còn gọi là tập đoàn Vôn vốc)
1 .
- Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính và hữu tính
-Vai trò của động vât nguyên sinh
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ, Đặc biệt giáp xác nhỏ; Chỉ thị về độ sạch cỷa môi trường nước.
-Có ý nghĩa về mặt địa chất
Tác hại
- Gây bệnh ở động vật
- Gây bệnh ở người
2. Hiểu biết về trùng roi xanh :
Trùng roi sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa. Lớp Trùng roi (Flagellata) bao gồm trùng roi xanh, tập đoàn trùng roicùng khoảng hơn 8 nghìn loài động vật nguyên sinh nguyên thủy khác sống trong nước ngọt, nước biển, đất ẩm,..., một số sống kí sinh, có các đặc điểm chung sau: di chuyển nhờ roi (một hay nhiều roi), vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng (ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi động vật), hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. Lớp Trùng roi có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và đối với con người. Về mặt có lợi, chúng chỉ thị về độ sạch của môi trường nước, là thức ăn của một số động vật thủy sinh,... Một số trùng roi kí sinh gây hại không nhỏ cho con người (truyền các bệnh nguy hiểm như trùng roi âm đạo, bệnh ngủ châu Phi ở con người,...).
Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó?
Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.
Chúc bạn học tốt!
Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.
1. Mục đích: | Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...). |
2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: | Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình bản đồ,... |
3. Dữ liệu | Là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin. |
4. Thái độ, ý kiến, quan điểm | Trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy. |
5. Thông tin cơ bản | Là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết. |
6. Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: | Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết. |