Những câu hỏi liên quan
Bùi Quỳnh Như
Xem chi tiết
ngô xuân tùng
10 tháng 5 2021 lúc 20:49

1. Rối như bòng bong

=> ĐC ( Đặt câu ) : Nó bị vướng mắc vào sự việc '' rối như bòng bong ''.

2. Nhũn như chi chi

=> ĐC : Hà nhún nhường sợ sệt khi phải so tài với Ngọc.

3. Nợ như chúa chổm

=> ĐC : Ông Ba đang phải '' nợ như chúa chổm '' do đầu tư quá nhiều về tiền bạc xây nhà cao ốc.

4. Lật đật như sa vật ống vải

=> ĐC : Nó luôn vội vàng hấp tấp '' lật đật như sa vật ống vải ''.

5. Chạy như cờ lông công

=> ĐC : Cả nhà '' chạy như cờ lông công '' đi tìm thằng bé mất tích.

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
ミ★HK丶TɦỏPɦêCỏッ
6 tháng 4 2020 lúc 8:43

1 . So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

2 . Có 2 kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta. 

- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.

3  . +) thương người như thể thương thân

+) Lúng túng như gà mắc tóc

+) Lăng xăng như thằng mất khố

#B

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đình Long
6 tháng 4 2020 lúc 8:44

1. Cấu tạo của phép so sánh: vế A ( SỰ VẬT ĐƯỢC SO SÁNH) + Phương diện so sánh+ Từ so sánh+ Vế B ( SỰ VẬT DÙNG ĐỂ SO SÁNH). 

2. Có 2 kiểu so sánh:

   + so sánh ngang bằng

    + so sánh không ngang bằng

 3. một số câu ca dao tục ngữ thành ngữ có phép so sánh:

   

    - Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    - Lôi thôi như cá trôi xổ ruột.                                  - Thương người như thể thương thân

Khách vãng lai đã xóa
Hàng Lê Gia Bảo
6 tháng 4 2020 lúc 8:53

1. Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

2. Có 2 kiểu so sánh là:

– So sánh ngang bằng

VD: Trẻ em như búp trên cành

– So sánh không ngang bằng

VD: Bạn Linh cao hơn bạn Tuấn

3.

– Ca dao:

   +       Thân em như tấm lụa đào

      Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

   +       Dù ai nói ngả nói nghiêng

      Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

– Thành ngữ :

   + Chậm như rùa

   + Đen như mực

   + Khỏe như voi

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 11 2019 lúc 8:19

Câu tục ngữ :Một mặt người bằng mười mặt của

- Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời

- Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười)

- Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không

- Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người

Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:33

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:34

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:36

Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Đặng Anh Thư
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2019 lúc 4:48

Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

hung phu
Xem chi tiết
Đào Thị Hạnh
22 tháng 3 2020 lúc 18:41

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 11 2023 lúc 0:35

a. Mặt trời đỏ rực như hòn than

b. Trên trời mây trắng như bông

c. Dòng sông mềm mại như dải lụa

d. Những vì sao lấp lánh như kim cương

nguyen minh giang
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
21 tháng 8 2018 lúc 17:30

 - Công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Chậm như rùa.
- Trắng như tuyết.
- Đen như mực.
- Khỏe như voi.
- Nhanh như cắt.
- Đỏ như son.
- Hôi như chồn.
- Nhanh như sóc.

-   Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây.

Không Tên
22 tháng 8 2018 lúc 20:08

1. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

2.Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

3.Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

4.Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

5.Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? 

6.Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

7.Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.