Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
Xem chi tiết
Isabella Nguyễn
7 tháng 10 2017 lúc 19:58

Trả lời:

1. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác... rất phổ biến trong truyện cổ tích.

Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa...

2. Những yếu tố đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi:

- Em dốc lòng, hằng ngày chăm chỉ luyện tập, không bỏ phí một ngày, Mã Lương có năng khiếu và đam mê hội họa.

- Những bức tranh của em vẽ là do kiến thức thực tế hằng ngày mà em tiếp xúc.

- Được thần ban cho cây bút để thổi linh hồn cho vật vẽ.

- Tài năng kỳ lạ của Mã Lương là sự kết hợp của lòng đam mê, khổ công tập luyện; là sự quan sát và tiếp xúc thực tế cuộc sống quanh mình. Chỉ Mã Lương mới có thể sử dụng cây bút thần, cho thấy em là có người tài năng, đức độ, xứng đáng sở hữu cây bút thần.

Như vậy tài năng của em có được trước là do sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, đam mê thực sự với hội họa. Cây bút thần đã giúp cho tài năng ấy được tỏa sáng và giúp ích cho mọi người, đặc biệt là những người dân lao động (quan hệ)

Chúc bn học giỏi!

Thanh Nguyen Phuc
6 tháng 4 2021 lúc 21:13

2.

* Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:

- Mã Lương say mê, cần cù chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.

- Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.

* Những nguyên nhân nói trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác được thần cho bút thần.

Khách vãng lai đã xóa
Thanh Nguyen Phuc
6 tháng 4 2021 lúc 21:14

1*. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác... rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa...

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 7 2017 lúc 12:46

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích:

- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác, tham lam

- Một số nhân vật tương tự như Thạch Sanh, Sọ Dừa…

HISINOMA KINIMADO
Xem chi tiết
Kill Myself
10 tháng 10 2018 lúc 20:34

Truyện em bé thông minh
tác dụng của hình thức
Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

Mik ko chắc chắn đây là cách làm đúng

Hok tốt

Bài tham khảo nhé

# MissyGirl #

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 3 2019 lúc 10:41

Đề 3:

  Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.

  Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.

  Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.

  Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.

  Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.

  Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.

vinh do
Xem chi tiết
ツƬɦảσŠúη
4 tháng 2 2018 lúc 17:19
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim: - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu! Chim lạ liền nói: - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có. Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang. Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu. Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”. Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-mot-cau-chuyen-co-h-ma-em-biet-theo-loi-nhan-vat-trong-truyen-dobai-1-c117a17015.html#ixzz568KmxrzF
bùi thị diệu hương
4 tháng 2 2018 lúc 19:54

Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc. Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu. Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên. Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà. Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.
CỰC NGẮN NHA,NHỚ K ĐÓ.THANKS

Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Thanh Ngọc
5 tháng 1 2022 lúc 19:29

úp mik ạ, mik cần gấp

Khánh An
5 tháng 1 2022 lúc 19:40

Tham khảo

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
1 tháng 10 2018 lúc 20:51

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:

- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ ác, tham lam.

Một số nhân vật phổ biến là:

Thạch Sanh, Sọ Dừa,...

Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
26 tháng 2 2022 lúc 12:46

tham khảo :
 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Trịnh Đăng Hoàng Anh
26 tháng 2 2022 lúc 12:58

TK:

          Xin chào các bạn, tôi là một chủ tàu người Hoa.Tôi đến Việt Nam để sinh sống và kinh doanh.Tôi đã phải bán tàu của mình cho người Việt Nam được mệnh danh là “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.” Sau đây tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe về con người tài giỏi này.

          Anh Bưởi mồ côi cha từ nhỏ , phải theo quẩy gánh hàng rong. Thấy anh khôi ngô, nhà  họ Bạch nhận anh làm con nuôi và cho ăn học. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn.Chẳng bao lâu anh đứng ra khinh doanh độc lập trải đủ mọi nghề nhưng anh vẫn không bỏ cuộc: buôn gỗ,buôn ngô,mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,.. Có lúc anh trắng tay, nhưng anh vẫn không nản chí.

          Anh Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa chúng tôi đã độc chiếm những đường sông của miền Bắc.Anh ấy,cho người đến các bế tàu diễn thuyết.Trên mỗi chiếc tàu,thuyền anh dán chữ “ Người ta thì đi tàu ta ’’ và treo một  cái ống để khách nào đồng tình với anh thì vui long tiếp sức cho chủ tàu. Khi bỏ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền su thì nhiều vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông.Nhiều chủ tàu người Hoa và người Pháp chúng tôi phải bán lại tàu cho anh ấy. Rồi anh ấy mua sưởng sửa chũa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh Bạch Thái Bưởi có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử : Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc,Trưng Nhị,…

             Từ một câu bé nghèo khổ sau mười năm gian khổ lập nghiệp anh đã trở thành anh hùng trên  mặt trận kinh tế. Nghị lực, phấn đấu tài năng kinh doanh đã  đưa anh đến thành công.

Nguyễn Phương Anh
26 tháng 2 2022 lúc 13:12

TK:

Tôi vốn là một nàng tiên ốc – con gái vua Thủy Tề. Một lần, tôi đang dạo chơi ven bờ sông thì có một bàn tay bắt lấy tôi. Thì ra đó là một bà cụ làm nghề mò cua, bắt ốc. Bà đã già lắm rồi, khuôn mặt khắc khổ, quần áo rách rưới. Bà ngắm tôi kĩ lắm vì tôi là một con ốc xanh xinh xắn. Bà cụ thốt lên:

- Chà con ốc đẹp quá! Ta không bán ốc đâu. Ta sẽ mang ốc về nuôi.

Thế là từ đó tôi sống trong cái chum trong nhà bà cụ. Thương bà cụ cô đơn nghèo khổ, ngày ngày, sau khi bà cụ đi làm, tôi liền chui ra khỏi vỏ ốc để dọn dẹp nhà cửa, cho đàn lợn ăn, làm cỏ, tưới rau… Vì vậy mỗi khi đi làm đồng về nhà, bà đều đều thấy nhà cửa gọn gàng tinh tươm. Thấy vậy, bà lão sinh nghi. Một hôm, bà giả vờ đi làm, đến giữa đường thì bà quay lại đứng rình. Như thường lệ, tôi lại chui ra khỏi vỏ ốc để giúp bà, bỗng từ đâu và chạy đến đập vỡ vỏ ốc, ôm lấy tôi và nói:

- Con ơi, con đừng đi nữa! Hãy ở đây với già cho già bớt cô quạnh.

Thương bà cụ tốt bụng nên tôi ở lại, không trở về Thủy cung nữa. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết
Trịnh Đăng Hoàng Anh
26 tháng 2 2022 lúc 12:59

    Tham khảo

      Xin chào các bạn, tôi là một chủ tàu người Hoa.Tôi đến Việt Nam để sinh sống và kinh doanh.Tôi đã phải bán tàu của mình cho người Việt Nam được mệnh danh là “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.” Sau đây tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe về con người tài giỏi này.

          Anh Bưởi mồ côi cha từ nhỏ , phải theo quẩy gánh hàng rong. Thấy anh khôi ngô, nhà  họ Bạch nhận anh làm con nuôi và cho ăn học. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn.Chẳng bao lâu anh đứng ra khinh doanh độc lập trải đủ mọi nghề nhưng anh vẫn không bỏ cuộc: buôn gỗ,buôn ngô,mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,.. Có lúc anh trắng tay, nhưng anh vẫn không nản chí.

          Anh Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa chúng tôi đã độc chiếm những đường sông của miền Bắc.Anh ấy,cho người đến các bế tàu diễn thuyết.Trên mỗi chiếc tàu,thuyền anh dán chữ “ Người ta thì đi tàu ta ’’ và treo một  cái ống để khách nào đồng tình với anh thì vui long tiếp sức cho chủ tàu. Khi bỏ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền su thì nhiều vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông.Nhiều chủ tàu người Hoa và người Pháp chúng tôi phải bán lại tàu cho anh ấy. Rồi anh ấy mua sưởng sửa chũa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh Bạch Thái Bưởi có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử : Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc,Trưng Nhị,…

             Từ một câu bé nghèo khổ sau mười năm gian khổ lập nghiệp anh đã trở thành anh hùng trên  mặt trận kinh tế. Nghị lực, phấn đấu tài năng kinh doanh đã  đưa anh đến thành công.