Em cần trang bị gì để sống trong nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là gì? Nêu đặc điểm và điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức. Hãy nêu phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.
a. Khái niệm.
- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.
b. Đặc điểm.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…
- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.
- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.
- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..
- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.
c. Điều kiện phát triển.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.
- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.
d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.
e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.
- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.
- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.
- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.
- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới
Câu 1)Tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức Câu 2)Mỗi thông tin đưa lên mạng Internet,các em cần trách nhiệm gì?
2.
Cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với môi trường thông tin đưa lên mạng và internet vì
- Thông tin rất quan trọng.
- Môi trường mạng internet là môi trường truyền bá, phổ biến thông tin một cách thuận tiện nhanh nhất với phạm vi toàn thế giới
1.
Tin học hóa là tiền đề chỉ sự phát triển nền kinh tế tri thứctham khảo
1.
Tin học hóa là tiền đề chỉ sự phát triển nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức hay còn gọi là nền kinh tế số có một đặc điểm là tuân theo công thức :thông tin + quá trình xử lý ->thông tin +giá trị gia tăng Vậy thông tin (thường được biểu diễn ở dạng số hóa) là cốt lõi của nền kinh tế tri thức.Mà trong một nền kinh kế phát triển luôn có sự vận động trao đổi qua lại giữa ,các yếu tố đầu vào,đầu ra cho tới thi trường .Vd trong nền kinh tế công nghiệp cần có sự lưu thông giữa các nguồn nguyên liệu,giữa các khâu chế biến ,đưa sản phẩm ra thị trường vvv.... .Thay vào đó trong nền kinh tế tri thức cái ta cần trao đổi lại là các thông tin,tri thức được số hóa .Mà cốt lõi để đảm bảo sự vận động trên là một nền tảng cơ sở hạ tầng tin học tốt.Vậy đây chính là tiền đề để phát triển một nền kinh tế tri thức.
tin học và mấy tính góp phần thúc đẩy sự ...... mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học
2/ Trong nền inh tế tri thức, .......là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra ....... của xã hội
3/ Để phát triển nền kinh tế tri thức, việc cần thiết là xây dựng và phát triển............
Câu 1 : Tin học và máy tính góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học
Câu 2: Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội
Câu 3 Để phát triển nền kinh tế tri thức, việc cần thiết là xây dựng và phát triển xã hội tin học hóa
Viết báo cáo ngắn gọn về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
Gợi ý:
- Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức.
- Các đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
- Các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC
1. Khái quát về nền kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ)...
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.
Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm của kinh tế tri thức:
Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.
Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...
3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:
Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.
Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất, nổi bật có các ngành cần nhiều tri thức.
Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.
Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.
Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
“Kinh tế tri thức” là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Đáp án: A
"Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội"
C1: Em hiểu từ động lực trong cụm từ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử là gì?
Động lực trong cụm từ " con người cũng là động lực phát triển của lịch sử" là một bứt phá, một tác động của một sự vật khác để làm thay đổi sư phát triển cả xã hội lịch sử. Ở đây động lực nói về động lực của con người.
Đọc đoạn trích sau:
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất.Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế tri thức chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
-Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới-Vũ Khoan.
Hãy xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong đoạn trích
Cảm ơn
Thành phần tình thái:
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất.
Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế tri thức chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?
Tham khảo
Trồng trọt giúp cung cấp lương thực thực phẩm cho con người
Cung cấp cho thức ăn chăn nuôi
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Cung cấp nông sản xuất khẩu
Nhiệm vụ củatroongfg trọt là đảm bảo lương thực thực phẩm tiêu dùng ở trong nước và ngoài nước.
Trồng trọt có vai trò trong đời sống nhân dân là : + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.