Cảm nhận của em về tình phụ tử qua văn bản ''tuổi thơ im lặng''
"Bố ơi!bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy...đôi bàn chân dầm sương dãi nắng thành bệnh....,"
Em có hiểu gì về tình cảm người con dành cho bố trong văn bản "Tuổi thơ im lặng"
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về một nhân vật mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" của tác giả Duy Khán.
Nhân vật em ấn tượng nhất là nhân vật người bố. Ông có một "đôi bàn chân vất vả" có khi rên lên vì đau mình và cũng có lúc rên lên vì đau chân. Nhưng người bố ấy luôn chăm chỉ tất bật từ khi cỏ đẫm sương sớm đến khi cỏ đẫm sương đêm nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ kêu than một lời. Người bố ấy vẫn luôn cố gắng dành cho con cái của mình những điều tốt nhất. Quên đi đôi chân dãi nắng dầm sương thành bệnh tiếp tục lao động chăm sóc các con của mình.
"Văn học đã viết lên một bản tình ca xúc động về tình mẫu tử và tình phụ tử".Qua hai văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng và "lão Hạc "của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
giúp mình với ạ mình cảm ơn
1.em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả qua văn bản trên sau khi đọc xong câu chuyện 2.Nếu được viết về ký ức tuổi thơ của mình em sẽ viết như thế nào Văn bản Bà tôi khi còn sống rất thích ăn trầu. Có hôm , mẹ không đi chợ, bà thiếu trầu để ăn. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tối ấm ứ cằn nhằn...Bà lom khom chống gậy đi. Khi về, ba vấp ngã gãy chân và không bao giờ lành lại được. Mẹ nấu cháo cho bà ăn, khói se sắt, chặc lưỡi:"Bà già rồi mà còn khổ"! Bà mất! Lớn lên, tôi xa nhà trọ học, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng, miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói sao đôi mắt cay xòe! Tôi không nuốt được! Kỷ niệm buồn tuổi thơ lại trở về môn một!
1. Tôi cảm thấy người con của hiện tại đã trưởng thành và hiểu ra được nhiều điều hơn là người con của năm xưa. Người con của năm xưa còn bồng bột, bướng bỉnh và chưa biết thương yêu người khác giờ cảm thấy hối hận và thương tiếc người bà của mình đã phải chống gậy đi xin trầu. Tác giả hối hận tới mức không thể nuốt được cơm và mắt cay xè mặc dù không có khói hay bụi.
2.
Viết 1 đoạn Văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua văn bản" Trong lòng mẹ" của tác giá Nguyên Hồng
Gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và ấm áp. Thế nhưng không phải ai sinh ra trên đời này cũng may mắn có được niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Có đứa bé tội nghiệp vừa cất tiếng khóc chào đời đầu tiên thì mẹ của nó bị tước đi sự sống, bà đã để lại đứa con bé bỏng tội nghiệp trên đời và chút đi hơi thở cuối cùng. Cũng có những đứa bé bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ từ khi còn nhỏ để rồi phải lang thang đầu đường xó chợ, vật vã nơi gió sương giá lạnh. Cũng có những đứa bé sống trong sự thiếu thốn tình thương, luôn bị hành hạ bằng những lời nói cay nghiệt như đâm dao vào trái tim. Và đó là câu chuyện kể về cuộc đời cậu bé Hồng đầy bất hạnh, đau đớn đến tột. Tác phẩm "Trong lòng mẹ" do Nguyên Hồng sáng tác kể về chính những bất hạnh, những đau đớn xung quanh cuộc sống thời ấu thơ của tác giả. Nó chứa đựng tình yêu thương mẹ sâu sắc, lòng hận thù những hủ tục, những đau đớn đã chà đạp cuộc đời của người mẹ.
Viết 1 đoạn Văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua văn bản" Trong lòng mẹ" của tác giá Nguyên Hồng
Bài 1: Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, em hãy viết một đoạn văn
khoảng 8 câu nêu cảm nhận về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ
trong xã hội xưa được gợi lên qua bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Em tham khảo nhé:
1.
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
2.
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Qua văn bản Mây và sóng, em cảm nhận như thế nào về tình mẫu tử? Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em.
làm giúp mình trước tối nha mình đang cần gấp!
tham khảo :
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.
văn bản tuổi thơ im nặng gợi cho em tình cảm gì , hãy trình bày suy nghĩ của em bằng đoạn văn ngắn có độ dài khoảng 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch
mình cần gấp ạ !