Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nie =)))
Xem chi tiết
Phùng Thị Hương Mai
20 tháng 12 2021 lúc 20:16

Ngày Tết ở thành phố là một dịp vô cùng nhộn nhịp. Trong một tháng trước ngày Tết, đường phố trở nên rất đông đúc, mọi người ra ngoài để mua sắm và tận hưởng khung cảnh lễ hội. Bố mẹ tôi thì bận rộn với việc dọn dẹp nhà, còn tôi thì bận với việc suy nghĩ xem mình sẽ mặc gì và đi đâu chơi. Ngay sau khi được nghỉ lễ, tôi và các bạn dành hầu hết thời gian ra đường hoa Nguyễn Huệ để chụp hình. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không phải là nơi đẹp duy nhất, mà hầu như ở bất cứ đoạn đường chính nào cũng là nơi tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp. Chúng được trang trí rất đẹp với những ánh đèn sáng rực, và hoa mai – biểu tượng của ngày Tết được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Vào đêm giao thừa, tôi và gia đình đi xem pháo hoa ở cầu Sài Gòn, chũng tôi phải đến đó trước 9 giờ để có thể có được một vị trí đẹp. Sáng sớm ngày đầu tiên trong năm, chúng tôi đi chùa để cầu bình an và sức khỏe, sau đó tôi sẽ theo bố mẹ đi thăm ông bà và họ hàng. Tết là ngày lễ yêu thích nhất của tôi, vì đó là dịp để tận hưởng không khí lễ hội, thức ăn ngon và nhận tiền lì xì. Tôi ước gì tết có thể kéo dài suốt một tháng.

Khách vãng lai đã xóa
Sans Eror
15 tháng 3 2022 lúc 8:09

Đến với Việt Nam, ta đến với nền văn hóa lâu đời, một nền văn hóa ăn sâu vào từng sinh hoạt thường ngày. Những tín ngưỡng trở thành cuộc sống của người dân Việt từ 4000 năm trở về trước và cho đến nay, những phong tục văn hóa tốt đẹp vẫn được lưu truyền và thể hiện thật rõ ràng trong những ngày lễ. Và, ta đang hướng tới ngày lễ lớn nhất của dân tộc, ngày lễ mà những văn hóa tốt đẹp được biểu hiện một cách trọn vẹn nhất: Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, theo ảnh hưởng của văn hóa Tết Âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. Nguyên nghĩa của từ “Tết” chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán: “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc. Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Tết chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều mang một vẻ sắc riêng của chính nó.

Ngày Tất niên có thể là ngày (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày , (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Ba ngày đầu năm được coi là ba ngày hạn của Tết. Mọi người tin rằng những gì họ làm trong những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến năm mới của họ và người thân. “Ngày mồng Một tháng Giêng” là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

“Ngày mồng Hai tháng Giêng” là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.

“Ngày mồng Ba tháng Giêng” là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Nguồn gốc Tết có từ Trước Công Nguyên, trải qua bao nhiêu thế kỉ vẫn còn giữ lại những nét văn hóa rất đẹp, những nét văn hóa dần thành tín ngưỡng, giống như một thói quen, trở thành những tục lệ không thể thay đổi.

Như nói bên trên, công việc chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán từ khoảng hai tuần trước Tết. Trong những việc mọi người chuẩn bị, về trang trí nhà cửa có câu đối, có hoa mai và hoa đào, về chuẩn bị lễ cúng bao gồm mâm ngũ quả, còn về ẩm thực Tết, bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Những câu đối hay nhất, đẹp nhất được treo trên ngưỡng cửa hoặc bàn thờ tổ tiên mang đến luồng gió nhớ nguồn, tôn trọng văn hóa ngàn đời của Người Việt, cũng như mang lại niềm tin những câu đối đỏ sẽ mang đến những điều may mắn và hạnh phúc.

Hai loại hoa chính của ngày Tết là hoa đào và hoa mai. Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Theo sự tích kể lại, xưa kia có hai vị thần trú ngụ trên một cây đào cổ có quyền lực che chở dân chúng trong vùng. Ma quỉ nghe danh hai vị thần đều sợ hãi, sợ hai vị thần rồi sợ luôn cả cây đào. Vào ngày đầu năm, hai vị thần phải lên chầu Ngọc Hoàng, vì thế, từ đó, mỗi dịp Tết, nhân dân đều cố gắng trang hoàng cành đào trong nhà để trừ ma quỉ khi không có hai vị thần ở bên cạnh. Hoa Mai, với miền Nam nước , nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nảy mầm mỗi dịp Xuân về Tết đến. Màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong , theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Tết đến, dù công việc có bận rộn đến đâu hay có ở bất cứ phương nào, mỗi nhà đều tự chuẩn bị cho mình một mâm quả dâng lên tổ tiên. Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra tùy ở những góc độ khác nhau, mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác nhau. Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc cũng thể hiện ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên.

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết Ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí. Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”.

Ẩm thực Tết vô cùng đa dạng. Mâm cỗ ngày Tết phổ biến là từ 8 đến 10 món khác nhau. Cụ ta quan niệm: ăn là để thưởng thức, bởi vậy nên dù nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ. Cùng với một chút công phu trong cách trình bày, mâm cỗ Tết sẽ vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.

Trong những món ăn trên mâm cỗ, làm sao có thể thiếu bánh chưng và bánh dày? Thứ bánh độc nhất là đặc biệt nhất của Việt Nam! Sự tích về thức bánh cao quí này có lẽ ai cũng đã thuộc lòng. Bánh chưng và bánh dày do Lang Liêu – con Vua Hùng làm thành, truyện được ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV). Câu nói: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ” cũng đã nói lên ý nghĩa tốt đẹp của hai loại bánh này.

Thêm vào một nét văn hóa đẹp mà không thể thiếu của Tết đó chính là tục lệ xông đất đầu năm. Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một “khai trương” một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

Nhắc đến Tết làm sao có thể quên tục lệ thăm viếng và mừng tuổi? Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới. Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.

Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.

Tết là ngày sum vầy, đoàn tụ của gia đình bao gồm con cháu, cha mẹ, họ hàng, làng xóm; Bao gồm những người đang sống và những người đã khuất, đó là sợi dây vô hình xuyên suốt trong tâm thức người Việt Nam, gắng kết giữa các thế hệ, gắn kết tình cảm gia đình, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Mang rất nhiều ý nghĩa, giá trị nhân văn chỉ có thể cảm nhận từ tâm thức của mỗi chúng ta.

Tết nguyên đán là món ăn tinh thần không thể thiếu của dân tộc. Mang ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng Tết cổ truyền Việt Nam lại phảng phất hương thơm của chính nó, tiếp thu và phát triển vẻ đẹp của Tết Nguyên Đán Trung Hoa. Nó mang giữ tinh thần của người dân, phất lên tinh hoa của nền văn hóa lâu đời của người Việt. Hãy cùng chung tay gìn giữ, lưu truyền và phát triển những đường nét của Tết cổ truyền, gìn giữ chính bản sắc dân tộc của ta.

Khách vãng lai đã xóa
Mỹ Hoà Cao
Xem chi tiết
duyen tran
5 tháng 2 2022 lúc 18:27

Gia đình của em có ba người: bố em, mẹ em và em. Bố em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố em là chủ một xưởng gỗ có tiếng trong tỉnh. Mẹ em năm nay đã ở tuổi ba mươi chín. Mẹ em là một bà nội trợ vô cùng đảm đang. Ngày ngày mẹ ở nhà lo cơm nước, chăm sóc gia đình. Còn em là cô học sinh lớp Ba, là con một trong nhà nên luôn được bố mẹ cưng chiều. Bố mẹ rất quan tâm, lo lắng cho em. Em rất yêu quý gia đình em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui.
ko cop mạng

nguyễn hải yến
Xem chi tiết
Phan Phương Thảo
Xem chi tiết

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.
Mình chỉ vd vài cái thôi. bạn tự tìm tiếp nhé!!

 
Khách vãng lai đã xóa
Giang Ly
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 2 2021 lúc 10:01

Tham khảo nhé !

 

Ngày tết trên quê hương em mới thật đẹp làm sao. Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Người thì quét dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho tinh tươm, đẹp đẽ, người thì nô nức đi chợ Tết để sắm cho mình những bộ quần áo mới, những vật dụng cần thiết. Em thích nhất là được đi chợ hoa ngày Tết cùng bố bởi đến nơi đây người ta mới thật sự cảm nhận ngày Tết đến gần như thế nào. Đến những ngày Tết, nhà nào nhà nấy đèu sum họp bên nhau, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Tết quê em luôn là kỉ niệm mà em nhớ nhất. 

minh nguyet
27 tháng 2 2021 lúc 10:09

Tham khảo:

Tết! Tết đến thật rồi.Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Khi Tết đến em được về quê, được ăn cỗ và được lì xì. Tết đến khi mùa xuân đến. Mùa xuân cho ta một không khí ấm áp. Mùa xuân cũng là điểm khởi đầu của một năm mới. Xuân đến những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại châm chồi, nảy lộc. Tết đến, người ta đi chợ sắm Tết, chuẩn bị những cành đào đẹp, mổ lợn, giã giò, gói bánh chưng, trang hoàng câu đối Tết... Trong ngày Tết, các cụ già được con cháu mừng thọ, các cháu nhỏ thì nôn nóng được lì xì và mặc áo đẹp. Tết đến, em được cùng người thân đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa trong đêm 30. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc, là thời khắc đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. Ai ai trong chúng cũng đều mong chờ ngày Tết đến, một cái Tết thật trọn vẹn. Chúc cho tất cả mọi người đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.

hoang van phong
Xem chi tiết
Trần Mỹ Lệ
20 tháng 12 2018 lúc 9:39

For the people of Vietnam, Tet is not only a chance for family gathering but also a time to preserve the national identity through the maintenance of traditional customs. Depending on each region, or according to the concept of religion of the Vietnamese, the customs in each locality are usually slightly different.

But in general, the common point of the New Year customs is divided into three periods: New Year, New Year and New Year. Each period corresponds to the preparation, the ritual or the different forms of expression.

JJJJJJ
Xem chi tiết
Anh Thư 2k7
24 tháng 9 2019 lúc 20:21

Amy thân mến!

Nhận được thư của mình chắc cậu ngạc nhiên lắm nhỉ? Cậu không biết mình là ai đâu, đúng không? Mình xin tự giới thiệu, mình là Anh Thư- là học sinh lớp 7a4 trường THCS Eaphe, Việt Nam. Cậu đang thắc mắc tại sao mình biết cậu, đúng không? Mình biết cậu qua Internet, mình thấy cậu là một cô bé rất ngoan, nghe lời ba mẹ và học rất giỏi. Cậu đã giành giải nhất cuộc thi Toán Olympic nên mình muốn làm bạn với cậu. Mình còn đọc thấy cậu sống ở Mỹ. Cậu có thể kể cho mình về đất nước của cậu không? Nước cậu có các cảnh đẹp gì? Con người ở đó có thân thiện không? Sau đây, mình sẽ kể cho cậu về một cảnh đẹp ở nước mình nhé! Trong các cảnh đẹp ở Việt Nam, cảnh đẹp mình thích nhất là Hạ Long, Hạ Long vừa được công nhận là một trong bày kì quan thiên nhiên thế giới đấy! Ở Hạ Long có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và các hang động nữa. Nước biển Hạ Long xanh biếc phản chiếu áng mây trời. Những bác Hải cẩu chao liệng trên bầu trời xanh biếc. Mình mong cậu sẽ có dịp thăm Việt Nam để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp kì thú của quê hương mình. Chúc cậu học giỏi. Trả lời thư sớm nhé!

Bạn của cậu

Trần Anh Thư

Phạm Hải Đăng
24 tháng 9 2019 lúc 20:36

Dàn ý:

* Mở bài:

-Lời chào hỏi, làm quen đầu thư

-Giới thiệu qua về đất nước con người Việt Nam

*Thân bài:

-Giới thiệu về cảnh sắc thiên nhiên, đặc điểm khí hậu ( Nhiệt đới gió mùa ẩm nên khí hậu thoải mái. Bạn còn phải nêu các mùa ở 2 miền Nam Bắc như thế nào nữa nhé)

-Giới thiệu vè những danh lam thắng cảnh nổi tiếng( ví dụ quê mình là Nam Định thì không có nhưng khu du lịch sinh thái Tràng An mình đã được đi và nó ở ngay cạnh tỉnh mình. Bạn có thể nói về Tràng An hoặc các thứ khác)

-Tự hào về những di tích lịch sử văn hóa( ví dụ Nam Định mình có đền Trần, bạn có thể nói về Văn miếu Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của Việt Nam)

-Giới thiệu về con người( hiền lành, chăm chỉ lao động. Thực ra thì vẫn có những thành phần các biệt nhưng mình nghĩ bạn không nên đưa vào. Có thể nói thêm là Việt Nam còn có nhiều dân tộc và giưới thiệu vài nét đặc sắc của 1 số dân tộc chủ yếu)

-Nét đẹp của các phông tục tập quán( tuy bị Trung Quốc cai trị 1000 năm nhưng vẫn giữ được nét văn hóa như ăn trầu, nhuộm răng đen)

*Kết bài:

-Nêu cảm xúc suy nghĩ niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam

-Lời mời, hứa hẹn, chúc sức khỏe

Vũ Minh Tuấn
24 tháng 9 2019 lúc 20:19

Tham khảo:

Chào bạn Jung sang ki thân mến!

Mình vừa đọc bức thư của bạn xong, mình nhắm mắt lại và hít thật sâu suy nghĩ và tưởng tượng rằng. Đất nước của bạn thật tuyệt vời! Một hoàng cung lộng lẫy! sang trọng và có những nét hoa văn thật đẹp . Và còn hòn đảo chechu của nước cậu thì có đầy thiên nhiên, những thảm cỏ xanh mướt, êm ái. Và xứ sở kim chi , nghanh` điện ảnh cũng phong phú,phát triển. Con người ở đó rất thân thiện. Chắc cậu tự hào về đát nước của cậu nhỉ! Tớ cũng như cậu, cũng tự hào về đất nước của mình. Tớ kể cho cậu nghe nhé !
Đất nước của tớ có những danh lam thám cảnh rất nổi tiếng. Như là ở Hà Nội thì có Hồ Gươm.Mặt nước trong xanh, có những cái cây xoè rộng cánh tay để che chở cho mặt hồ, Tháp rùa thì đó là do con người tạo ra nhưng nó có sự hài hoà rất cao với thiên nhiên . Nó có về một sự tích của nó đấy! Tớ sẽ kể cho cậu nghe nha!
Hồi xưa thời Hùng Vương , khi bị giặc xâm phạm lãnh thổ, Long Vương sai con rùa lên đưa gươm để đánh giặc. Sau khi giặc đã dẹp xong, đất nước yên bình, và có một ngày kia, khi vua đj giạo quanh hồ Tả Vọng Thì Long Vương sai kon rủa lên lấy lại thanh kiếm. Vì sự tích đó nên bây giờ người ta gọi thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Đó là ở Hà Nội. .Rồi còn nhìu truyền thuyết nữa như là Hạ Long,truyền thuyết nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Còn níi Sam,xưa kia nơi đây từng là hòn đảo giữa biển. Trên đảo có nhiều sam nên được gọi là “Học lãnh Sơn” - núi con Sam.
Và,Thác Bà nằm gọn trong núi Ông và gắn với một truyền thuyết xưa về tình yêu son sắt của người vợ, sự ăn năn hối hận của người chồng. Chuyện kể rằng, ở đây có hai vợ chồng và một người con trai chung sống. Người chồng rất thương yêu vợ nhưng có một tật xấu là khi ngồi vào bàn cờ, thì không ai hay đều gì có thể khiến ông phân tâm. Một ngày kia, ông lên núi đánh cờ với tiên ông. Đều là những tay lão luyện, ván cờ của hai vị kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng kia, năm này đến năm nọ. Người vợ ở nhà chờ chồng đến khi tóc bạc như mây vẫn không thấy chồng về. Bà qua đời, tóc xoã trắng bên sườn núi thành một ngọn thác. Sau khi kết thúc ván cờ, Người chồng về nhà, thấy vợ đã mất. Vừa giận mình, vừa hối hận, ông hoá thành ngọn núi ôm thác trong lòng. Đến nay, đền thờ Ông và dinh Cậu vẫn còn trên đỉnh núi.
Roi con rat nhiu danh lam thang canh nua nhu:
Jung sang ki thân mến, minh tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ minh không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với ban được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị.kim-bum ơi ! Một lần nữa từ trái tim ,mình xin gửi đến ban tình cảm dep de nhat. minh hy vọng rằng một ngày nào đó, ban có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc VN

Chúc bạn học tốt!

Trần Tiến Pro ✓
Xem chi tiết
TRẦN VÕ NHƯ HÀ 150709
Xem chi tiết
User Fake
21 tháng 10 2020 lúc 17:23

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Khách vãng lai đã xóa