trình bày những thế mạnh trong phát triển ngành du lịch của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ
Câu 1: Những tiềm năng của vùng Tây nguyên đối với việc phát triển kinh tế của vùng
Câu 2: Những tiềm năng của vùng đông nam bộ phát triển mạnh về ngành du lịch
1/ So sánh những tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế giủa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc nước ta? Vì sao nói du lịch là thế mạnh của vùng?
2/ Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng?
3/ Nêu biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản và phát triển ngành khai thác hải sản?
Các bạn giúp mình nha, mình sắp thi rồi!!!
2, Tham khảo :
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc bộ thể hiện ở 1 số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và sự phân bố của các ngành đó
TK
1. Công nghiệp.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
+ Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
+ Sản xuất điện:
. Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
. Nhiệt điện: Uông Bí
- Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ…
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
- Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
- Cây công nghiệp:
+ Chè: có diện tích chè lớn nhất cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
+ Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
- Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
- Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ), trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..
b.Chăn nuôi.
- Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
- Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
- Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.
- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)
Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc bộ thể hiện ở 1 số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và sự phân bố của các ngành đó
THAM KHẢO
1. Công nghiệp.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
+ Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
+ Sản xuất điện:
. Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
. Nhiệt điện: Uông Bí
- Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ…
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
- Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
- Cây công nghiệp:
+ Chè: có diện tích chè lớn nhất cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
+ Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
- Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
- Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ), trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..
b.Chăn nuôi.
- Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
- Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
- Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.
- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)
a) Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?
b) Trình bày những tiềm năng phát triển của ngành du lịch ở Nam Âu?
a) Kinh tế Nam Âu
- Nông nghiệp còn chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; sản xuất theo quy mô nhỏ. (1 điểm)
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía bắc đất nước. (1 điểm)
b) Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc
- Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cổ đại. (1 điểm)
- Bờ biển đẹp, khí hậu địa trung hải đặc sắc. (1 điểm)
trình bày những thuận lợi đối vs việc phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du và miền núi bắc bộ
Tham khảo
Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện
Chuyên địa giúp e câu này với ạ 😅
Những ngành kinh tế là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ.
:)
Ko chuyên v lm đc ko e :)
Các ngành kinh tế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cũng như vùng Bắc Trung Bộ bao gồm nông nghiệp, chế biến sản xuất nông sản, du lịch sinh thái, và công nghiệp chế biến gỗ ,......
Tớ lm lại đy nhé.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như vùng Bắc Trung Bộ có nhiều ngành kinh tế phát triển. Các ngành kinh tế mạnh của vùng này bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, sản xuất thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực này.
BÀI 25+26
1) Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
2) Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng?
3) Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
4) Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển
kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?
1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Bài làm:*Những thuận lợi:
-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.
– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…
– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…
– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.
– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…
– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…
– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.
– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.
* Những khó khăn:
– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).
– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.
– Thiếu vốn đầu tư.
Trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhát của cả nước. Vùng là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế...
- Thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật: hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân; có cảng biển lớn Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân, sân bay quốc tế Nội Bài. Hệ thống thông tin liên lạc tương đối khá...
- Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên các thế mạnh vốn có của vùng (tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn giàu có và đa dạng, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có đội ngũ lao động chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường rộng...)