Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:34

Tham khảo

Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước.

=> Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

- Về văn hóa - xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.

- Về an ninh - quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng  trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 6 2017 lúc 8:37

Đáp án D.

Giải thích: Phía đông Hoa Kì là khu vực châu Âu, châu Phi nên vị trí địa lý của Hoa Kì về phía Đông thuận lợi giao lưu với các nước này.

Anh Hùng Noob
Xem chi tiết
Minh nhật
17 tháng 9 2019 lúc 16:23
Đất nước Việt Nam nằm ở trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước Việt Nam gồm đẩy đủ các bộ phận đất liền, biển, đảo, quần đảo và vùng trời.Do nước ta có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng cả đường bộ, đường biển và đường hàng không.
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
17 tháng 9 2019 lúc 16:26

- Đất nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta gồm có đất liền, có biển, đảo, quần đảo và vùng trời ( khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta )  

- Việt Nam có vùng biển thông với đại dương nên thuạn lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. 

- Diện tích phần đất ( gồm đất liền và các hải đảo ) nước ta khoảng 331 000 km2.

Study well :)

Lê Thùy Linh
17 tháng 9 2019 lúc 16:39

Nếu bạn còn có quyển lịch sử và địa lí lớp 5 thì giở phần địa lí trang 60 và 61, Đọc thông tin ở trong đoạn văn hoạt động 3 cho dễ hiểu mình không có thời gian để viết đoạn văn và câu trả lời thông cảm hoặc bạn có thể lên mạng nhé :)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 7 2019 lúc 4:03

Đáp án B

Do vị trí Hoa Kì có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới. Phía đông giáp các nước Tây Âu, phía tây giáp các nước Đông Á nên càng thuận lợi.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 1 2018 lúc 11:49

Đáp án B.

Giải thích: Do vị trí Hoa Kì có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới. Phía đông giáp các nước Tây Âu, phía tây giáp các nước Đông Á nên càng thuận lợi.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 5 2019 lúc 17:15

Nước ta có thể giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí năm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng (sgk Địa lí 12 trang 16-17)

=> Chọn đáp án A

Chí Nguyễn
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
30 tháng 11 2021 lúc 14:33

B

Minh Hồng
30 tháng 11 2021 lúc 14:33

B

Hoàng Hồ Thu Thủy
30 tháng 11 2021 lúc 14:34

B

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 9 2019 lúc 16:10

Chọn: C.

Nước ta có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí địa kinh tế nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Long Sơn
30 tháng 1 2022 lúc 17:39

Tham khảo

 

Vị trí và giới hạn lãnh thổ

 a. Vùng đất

- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2.

- Các điểm cực trên đất liền:

 b. Vùng biển

- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

c. Vùng trời

- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

d. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

- Vị trí nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

 

Long Sơn
30 tháng 1 2022 lúc 17:40

Tham khảo

 

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

lạc lạc
30 tháng 1 2022 lúc 20:37

* Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam

- Điểm cực Bắc: 23023’B , 105020’Đ

- Điểm cực Nam: 8034’B, 104040’Đ

- Điểm cực Tây: 22022'B, 102010’Đ

- Điểm cực Đông: 12040’B,  109024’Đ

a) Phần đất liền:

            - Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

            - Diện tích tự nhiên 329247 km2, nằm trong khu vực múi giờ số 7.

            - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

b) Phần biển:

            - Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền.

            - Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông.

            - Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

            - Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

            - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

            - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

            - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.

 * Đặc điểm  vị trí địa lí  Việt Nam:

+ Vị trí nội chí tuyến. Vị trí  gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

+ Vị trí  cầu nối  giữa đất liền và  biển, giữa  các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

+ Vị trí  tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng  sinh vật.

* Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nước ta:

Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung  của thiên nhiên nước  ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp.

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc -  Nam  (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đối với giao thông vận tải:

+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).

+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

* Thuận lợi:

–  Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước  Đông Nam Á và thế giới trong  xu hướng Quốc tế hoá và toàn cầu hoá  nền kinh tế thế giới.

* Khó khăn:

–  Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai  (bão, lũ lụt, hạn, cháy rừng, sóng biển) và chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc…)

REFER