vì sao chúng ta phải nên tiêm phòng
Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh?
vì Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh.
Vắc xin được xem là một phát minh vĩ đại trong lịch sử Y học thế giới. Tiêm chủng vắc xin là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nhiều người cho rằng hệ miễn dịch của cơ thể đã đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, không cần thiết phải tiêm vắc xin. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trẻ em và người lớn cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo phác đồ chủng ngừa vì những lý do dưới đây:
Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm ướt quanh năm nên tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, rất dễ phát sinh bệnh dịch.
Hệ thống miễn dịch của nhiều đối tượng thường chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng với bệnh cũng kém nên dễ nhiễm bệnh, ví dụ như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch…
Bệnh truyền nhiễm rất dễ lây trong không gian đông người qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh qua đường máu, đường quan hệ tình dục, đường từ mẹ sang con.
Một số bệnh lý một khi đã mắc thì không thể hoặc rất khó điều trị dứt điểm (như bệnh viêm gan B), do đó tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
Trong trường hợp tiêm vắc xin mà vẫn bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều và ít/không có biến chứng. Trước khi có vắc xin, hàng triệu trẻ em bị tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, bại liệt, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm não…
Từ khi vắc xin xuất hiện, nước ta đã bảo vệ được hơn 3 triệu trẻ em và phụ nữ có thai hằng năm khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm; thanh toán được bệnh thủy đậu từ năm 1979, bệnh bại liệt từ năm 2000, bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2005; tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí chăm sóc y tế. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả trẻ em và người lớn nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch chủng ngừa để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và toàn xã hội.
1. Tiêm vắc-xin để bảo vệ sức khỏe suốt đời trước các bệnh nguy hiểm.
2. Hiệu quả của vắc-xin trong dịch bệnh.
3. Vắc-xin được các chuyên gia đảm bảo rất an toàn.
4. Vắc-xin tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
5. Vắc-xin bảo vệ thai nhi.
e chỉ biết thế thôi cô
Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vaccine tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên?
Vaccine là chế phẩm sinh học, được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu.
Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể "làm quen" trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra cách đối phó được với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.
Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng Vaccine và tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên?
Đối với các bệnh từ virus, không thể sử dụng thuốc kháng sinh mà phải dùng các loại thuốc kháng virus đặc trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân là tiêm phòng vaccine đầy đủ và tập luyện đều đặn để tăng sức đề kháng giúp cơ thể tự vượt qua bệnh.
Tại Việt Nam, tiêm phòng vắc-xin đã làm giảm hoặc loại bỏ rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể làm tổn thương hoặc tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, virus và vi khuẩn gây ra các bệnh này vẫn tồn tại và những người khỏe mạnh vẫn có thể mắc các bệnh này nếu không được tiêm vắc-xin.
Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?
Khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại vì hầu như vaccine chỉ đáp án khả năng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn.
Câu 1: Bản chất của vaccine là gì? Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vaccine và tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên?
giúp em
Tham Khảo
-Đối với các bệnh từ virus,không thể sử dụng thc kháng sinh mà phải dùng các loại thc kháng virus đặc trị.Tuy nhiên,cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân tiêm phòng vaccice đầy đủ và tập luyện đều đặn để tăng sức đề kháng giúp cơ thể vượt qua bệnh.
1. Người ta tiêm vắc xin để phòng ngừa những bệnh do tác nhân nào gây ra ? Vì sao có những loại vắc xin phải tiêm nhiều lần ? 2. Tìm hiểu nguyên nhân cách lây truyền và biện pháp phòng chống covid-19 ? Mai thi rồi mọi người ơi , help.
Người ta tiêm vắc xin để phòng ngừa những bệnh do tác nhân nào gây ra : do vi rut
Vì sao có những loại vắc xin phải tiêm nhiều lần
Nguyên nhân có các mũi tiêm nhắc lại là vì với một số loại vắc-xin (như vắc-xin bất hoạt) thì một liều không đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhiều liều để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch nhiều hơn nhằm đạt hiệu quả miễn dịch bền vững.
Tìm hiểu nguyên nhân cách lây truyền và biện pháp phòng chống covid-19 ?
Nguyên nhân : qua đường hô hấp
Biện pháp:
Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch
Thường xuyên khử khuẩn
Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh
Hạn chế đi lại và tập trung nơi đông người
Học cách đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng
Thực hiện khai báo y tế
Tự trang bị và cập nhập thông tin Covid-19
Vì sao cần phải tiêm phòng vaccine cho lợn nuôi thịt?
Tham khảo:
Để phòng tránh các bệnh nguy hiểm, giúp con vật phát triển tốt hơn.
Vì sao trẻ em lại phải tiêm thuốc phòng ngừa
Hiện nay, ở nước ta đã có vắc xin phòng ngừa cho trên 20 căn bệnh truyền nhiễm. Và trong số đó đáng kể hơn cả là chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng tiêm phòng miễn phí cho bệnh thương hàn, viêm não Nhật Bản B và tả…
Bên cạnh đó, còn có những vắc xin phòng các bệnh khác rất cần thiết đối với trẻ em như: Vắc xin phòng viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại...
Tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau mà thời gian tiêm phòng cũng như khoảng cách giữa hai lần tiêm cũng khác nhau. Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn để có thể tiêm phòng đúng thời hạn và lịch trình cho con.
Trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.
Tiêm vắc xin mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.
Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.
Tiêm thuốc phòng ngừa để phòng tránh bệnh tật
Xác định phương pháp chế biến, dự trữ đối với các loại thức ăn vật nuôi: hạt bắp, lúa, cỏ, rơm, thức ăn xanh.
Vì sao phải quan tâm vệ sinh trong chăn nuôi?
Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi sức khoẻ vật nuôi như thế nào? Tiêm vật nuôi để phòng hay chữa bệnh?
Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi.
Giải thích vì sao trong chăn nuôi thủy sản, cộng tác phòng bệnh được đặt lên hàng
Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi sức khoẻ vật nuôi như thế nào?
- Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi vật nuôi khỏe mạnh.
Tiêm vật nuôi để phòng hay chữa bệnh?
- Tiêm vắc xin phòng bệnh nhiều hơn chữa bệnh.
Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi.
Có hai nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi:
Yếu tố bên trong: di truyền.Vd: bạch tạng,...
Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hóa học sinh học: chấn thương,...