Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khánh Vy Trần
Xem chi tiết
Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
gh
Xem chi tiết
Trần Khánh Huyền
8 tháng 5 2021 lúc 21:10

Tình yêu thương không chỉ ở lời nói mà còn phải được thể hiện qua hành động cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của tình yêu thương là thông qua hành động lời nói, cử chỉ, thái độ ứng xử của ta với mọi người xung quanh. Tình yêu thương ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được mở rộng đối với những người xa lạ hay đối với xã hội. Đó cũng không nhất thiết chỉ là tình cảm cá nhân với cá nhân mà đó còn là tình cảm giữa cá nhân với một tập thể một cộng đồng rộng lớn. Hay đó không nhất thiết chỉ là tình cảm giữa người với người mà đó còn là tình cảm đối với những món đồ vật hay với động vật thế giới xung quanh. Đó là sự rung động xúc cảm, là sự đồng cảm trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nhìn thấy một cụ già qua đường ta thấy xót thương, rung động và lo lắng. Từ suy nghĩ ấy ta hành động cụ thể bằng việc dắt cụ già qua đường. Nhìn thấy một chú chó bị ai đó vứt bỏ ven đường, ta động lòng và tìm cách giúp đỡ chú. Chỉ vài hành động nhỏ như thế thôi cũng đủ thể hiện tình yêu thương của ta dành cho mọi vật xung quanh. Khi nghị luận xã hội cũng như viết đoạn văn về tình yêu thương con người, ta thấy tình yêu thương được thể hiện trên nhiều phương diện. Đó có thể là tình cảm giữa những thành viên trong gia đình, trong các mối quan hệ như tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, giữa anh chị em, giữa họ hàng thân thiết,… Nhìn thấy mẹ vất vả nấu từng bữa cơm trong gia đình, ta xúc động và tìm cách phụ giúp mẹ. Nhìn thấy bố đi làm vất vả lưng áo đổ đầy mồ hôi, ta cảm thấy xót xa và yêu thương bố nhiều hơn. Thấy tóc của ông bà ngày bạc, lưng càng còng dần xuống, tự nhiên ta thấy lo lắng và quan tâm đến ông bà. Hay đó cũng có thể là tình yêu nam nữ, tình yêu thương giữa thầy cô và học sinh, giữa đồng nghiệp, bè bạn…. Và nó cũng có thể là tình người, tình yêu thương diễn ra đối với những người xa lạ, thoáng lướt qua nhau trên đường. Thấy một cháu bé lạc đường, ta tốt bụng giúp cháu bé tìm về nhà. Hay chỉ đơn giản là một câu chỉ đường với một người xa lạ trên đường. Có thể thấy, tất cả những điều ấy, chính là điển hình cho tình yêu thương. Có thể thấy, tình yêu thương luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi con người bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Trong xã hội hiện nay, nếu như nói tình yêu thương dường như đang dần mất đi và con người càng trở nên vô cảm thì có lẽ không hoàn toàn hợp tình hợp lý. Bởi lẽ bởi vì sự đảo lộn trắng đen của những mặt người tồn tại khiến cho tình yêu thương chỉ là ngọn lửa nhỏ bé mong manh. Tình yêu thương có thể dễ tìm thấy hay không thì có lẽ phải đến từ tác động bên ngoài.

Khách vãng lai đã xóa
gh
8 tháng 5 2021 lúc 21:28

đc đấy.Mk cảm ơn bạn nhìu XD

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Duy Dương
Xem chi tiết
ăn ba tô cơm
3 tháng 11 2023 lúc 21:37
Đoạn văn mẫu số 1

Nhân vật mà tôi cảm thấy ấn tượng và yêu thích nhất khi đọc truyện Gió lạnh đầu mùa là Sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Trần Minh Châu
Xem chi tiết
Trang Trần Mai
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
31 tháng 12 2021 lúc 21:05

tk

Môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Và còn là một vấn đề cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó gây ra những hiểm họa khôn lường, hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người trên thế giới. Việt Nam chúng ta mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đang ở mức báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để tìm hướng giải quyết đúng đắn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng pháp luật, thể chế, cam kết, quy định… Ở đây ta chỉ bàn đến môi trường tự nhiên. Hiện trạng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta do các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một lượng khí cacbonic lớn, khói bụi xe và các loại động cơ khác… đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp… Việt Nam là một trong những nước bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người dân. Số lượng người sử dụng nước sạch chiếm tỷ lệ không lớn, các nguồn nước ao, hồ, sông suối, nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm; âm thanh, tiếng ồn tại các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy nổi lên hai nguyên nhân. Trước hết là tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm họa thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ tăng… Thứ hai là do ý thức của con người, không tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy, xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, rác thải công nghiệp; một số cơ sở y tế đã thải ra ra rác thải y tế; một số đô thị đã thải ra rác thải sinh hoạt không phân hủy được…

Để giải quyết được vấn đề này, công tác tuyên truyền giáo dục phải được xem là công việc hàng đầu; làm cho các cấp, các ngành và người dân hiểu và nhiều hơn nữa về các tác hại ô nhiễm và hủy hoại môi trường mà con người là tác nhân gây ra. Gần đây có rất nhiều đơn vị vi phạm Luật Bảo vệ môi trường mang tính chất điển hình như: nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, một số nhà máy ở Khu công nghiệp Bình Dương… Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan tư pháp phải khẩn trương hướng dẫn thi hành pháp luật; thấy vướng ở đâu thì phải trình các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, giải quyết. Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định về hình thức và mức độ xử lý đối với các cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Đó là phạt tiền và bắt buộc áp dụng biện pháp khắc phục, tạm đình chỉ, di dời đi nơi khác, đình chỉ hoạt động, bồi thường thiệt hại; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp xử lý hình sự.

Tất nhiên, xử lý vi phạm chỉ là một biện pháp. Chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục, tạo điều kiện để doanh nghiệp khắc phục bằng các biện pháp như hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ để cơ sở di dời phải cân nhắc vấn đề công ăn việc làm của người lao động, giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Cho nên việc xử lý ô nhiễm môi trường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Tài nguyên môi trường mà là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để môi trường sống của người Việt Nam không ngừng xanh, sạch, đẹp… Đó là những đòi hỏi cấp bách nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới ngày 5 tháng 6 hàng năm.

Toản Trần
Xem chi tiết
Thuu Quỳnhh
16 tháng 2 2021 lúc 20:16

Bài 1: Bài nào vậy bn??

Bài 2:                                            BÀI LÀM

"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.

Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.

Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!

YÊU MỌI NGƯỜIbanhquayeu

Ngọk Ank Nguyễn
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
24 tháng 8 2021 lúc 13:07

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

Khách vãng lai đã xóa
Trang Trần Mai
Xem chi tiết