Vì sao ở ven biển miền trung mùa mưa lệch về thu đông
Câu 14: Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa
A. Tây Nguyên và ven biển Bắc Bộ
B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
C. Tây Nguyên và ven biển miền Trung
D. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long
1.hãy giải thích vì sao duyên hải miền trung lại khô nóng vào mùa hạ và mưa nhiều vào thu đông?
2.nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ TB năm từ bắc vào nam ở nc ta?
3.vì sao miền bắc và đông bắc bắc bộ lại có mùa đông dài và lạnh nhất cả nước?
2.
- Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).
3.
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
Tại sao miền Trung có mưa lệch về thu đông?
A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do vào đầu mùa miền Trung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn, còn vào cuối mùa có gió mùa Đông Bắc thổi qua biển kết hợp với địa hình Trường Sơn nên gây mưa lớn.
Câu 15: Sông ngòi ven biển miền Trung nước ta có mùa lũ lệch về thu đông do các nhân tố nào sau đây chi phối? A. Hình dạng mạng lưới sông, áp thấp nhiệt đới. B. Địa hình kết hợp với hoàn lưu khí quyển. C. Độ dốc lòng sông, thảm thực vật hai bên bờ. D. Vị trí giáp biển và hoạt động của bão
Vì sao khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa mưa dịch chuyển dần sang thu đông
Refer
Các điều kiện khí hậu có quan hệ mật thiết với vị trí địa lí và các đặc điểm địa hình trong miền. Do các khối núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên đã làm cho số lần phrông lạnh tràn tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ bằng trên dưới 1/2 lần của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Như thế trung bình cứ 2 lần phrông lạnh tràn xuống Việt Nam thì có 1 lần không qua được các khối núi bình phong, nhất là vào đầu và cuối mùa lạnh. Không khí lạnh chỉ tràn vào Tây Bắc qua các thung lũng sông ăn thông xuống đồng bằng duyên hải, hoặc qua các đèo ở dãy Hoàng Liên Sơn. Do vậy, khi đến Tây Bắc, không khí lạnh đã bị biến tính (nóng lên và khô đi). Vì thế, nền nhiệt độ ở đây so với nơi có cùng độ cao tuyệt đối của khu Việt Bắc và Đông Bắc thì nóng hơn đến 2-3°. Phải lên đến độ cao 500m mới có tháng rét dưới 15°. Ở phía Mianma (Miến Điện) và có khi lấn sang Tây Bắc Việt Nam hay xuất hiện một áp thấp ngay cả trong mùa đông: khi có áp thấp, thời tiết nóng dễ xuất hiện, đôi khi có cả giông trái mùa. Đây cũng là điều kiện làm cho mùa đông ở Tây Bắc có phần nóng và ngắn, mùa hạ đến sớm, không có mùa xuân mưa phùn ảm đạm như Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Câu 7: Vì sao lượng mưa ở Nam Á và Đông Nam Á có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?
A. Do tính chất khác biệt giữa 2 loại gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ tác động vào Nam Á và Đông Nam Á.
B. Do tính chất khác biệt giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh tác động vào Nam Á và Đông Nam Á.
C. Do tính chất khác biệt giữa gió Tín Phong và gió Tây Ôn đới tác động vào Nam Á và Đông Nam Á.
D. Do sự khác biệt về vị trí địa lí dẫn đến sự chênh lệch về lượng mưa giữa Nam Á và Đông Nam Á.
Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do:
A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam
B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc
C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc
D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam
Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do vào đầu mùa miền Trung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn khô nóng nên không có mưa hoặc mưa rất ít, còn vào cuối mùa có gió mùa Đông Bắc thổi qua biển kết hợp với địa hình Trường Sơn nên gây mưa lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do
A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam
Đáp án B
Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết :
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây Bắc nước ta là gì ? Tại sao ?
b) Tại sao ở Duyên hải Nam Trung Bộ lại có mưa vào thu đông ?
c) Vì sao ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới ?
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
c, miền nam trung bộ và nam bộ không có đai ôn đới vì :
Vì đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có trên các đỉnh núi ở độ cao 2600m trở lên. Còn ở miền Nam thì không có núi ở độ cao này. Miền Nam có ngọn núi Bà Đen là cao nhất, nhưng cũng chỉ ở độ cao 996m.