Những câu hỏi liên quan
123 nhan
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
5 tháng 2 2023 lúc 9:30

Thuận lợi:

-Mở rộng quan hệ giúp tăng nền kinh tế cũng như giáo dục,văn hóa,...của đất nước.

-Phát triển về phần kinh doanh, du lịch,...

Khó khăn:

-Có sự khác nhau rõ ràng về nền kinh tế,chính trị của dất nước và các nước khác.

-Bất đồng về ngôn ngữ.

 

Bình luận (4)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:36

Tham khảo

- Thuận lợi:

+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.

+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ví dụ: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (năm 2003); Thỏa thuận hợp tác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a (năm 1992);…

+ Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú, đa dạng đã thu hút nguồn nhân lực lớn tham gia phát triển kinh tế biển.

+ Đông Nam Á là khu vực hoà bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

- Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.

Bình luận (0)
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:36
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:29

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 9:53

Tham khảo

 

a. Thuận lợi:

- Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, đóng góp hiệu quả hơn cho hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định, trong nhiều năm qua các nước đã cùng nhau xây dựng nền hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

b. Khó khăn:

- Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông;

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...

Bình luận (0)
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:53

Tham khảo

a. Thuận lợi:

- Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

 

+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, đóng góp hiệu quả hơn cho hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định, trong nhiều năm qua các nước đã cùng nhau xây dựng nền hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

b. Khó khăn:

- Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông;

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 1:17

Tham khảo

- Thuận lợi:

+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.

+ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,...

+ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, như: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,...

+ Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

- Khó khăn: tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 12 2017 lúc 6:34

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:

  + Về quan hệ mậu dịch:

   • Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.

   • Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước ASEAN là gạo (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

   • Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, ma-lai-xi-a.

   • Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng nhựa, hàng điện tử.

  + Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng có nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vụ này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ…

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Dương
31 tháng 3 2017 lúc 17:07

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 3 2017 lúc 20:20

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Bình luận (0)
LY VÂN VÂN
17 tháng 1 2018 lúc 19:30

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ Về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 4 2018 lúc 15:02

Đáp án

- Thuận lợi:

    + Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.  (1 điểm)

    + Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, y tế và đào tạo nguồn nhân lực.  (1 điểm)

    + Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.  (0,5 điểm)

    + Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế, thu hút đầu tư, xóa đói giảm nghèo,...  (0,5 điểm)

- Khó khăn:

    + Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.  (0,5 điểm)

    + Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...  (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 1 2019 lúc 4:41

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.

- Địa hình

+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.

+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.

- Biển

+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.

b) Khó khăn

- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).

- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...

Bình luận (0)