Tại sao chúng ta cần phải học ca dao Việt Nam
…” Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng” nước non Việt Nam ta vững bền”
Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chính, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các vực và bè trầm ồ ồ, bè nổi thì the thé; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như” kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chích là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học và hát quốc ca mỗi sang thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, lời” …
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?
Câu 2: Nêu nội dung của đoan trích?
Câu 3: Em thích chi tiết nào trong đoạn văn trên? Vì sao?
Câu 4: Xác định 2 từ tượng thanh và đặt câu với 1 trong 2 từ đó
Câu 5: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn 2 của văn bản.
Câu 6: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề các bạn hát quốc ca ở trường em.
Câu 7: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng ) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
… “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.
Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời”...
(Theo https://petrotimes.vn, Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?)
Câu 1. Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”.
Câu 2. Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”.
Câu 3. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích.
Câu 4. Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc - hiểu | 1 | - “nước non Việt Nam ta vững bền”: đánh dấu phần được trích dẫn trực tiếp từ lời bài hát quốc ca. - “kéo xe bò”: mỉa mai cách hát quốc ca sai nhạc. | 0,5
0,5 |
2 | Một tập thể hát quốc ca/ không thể hát với đủ các âm vực và CN1 VN1 bè trầm, bè nổi; người/ thì hát nhanh, CN2 VN2 kẻ/ lại hát chậm như “kéo xe bò”. CN3 VN3 | 1,0 | |
3 | - Vế 1 – 2 – 3: Quan hệ bổ sung. - Vế 2 – 3: Quan hệ tương phản. | 0,5 0,5 | |
4 | Thái độ: Trân trọng, tự hào về bài quốc ca và phê phán những người có ý thức kém khi hát quốc ca.
|
phương thức biểu đạt?
qua đoạn trích tác giả cặn dặn chúng ta điều gì?
Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người đã làm những gì để được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
1. Thế nào là tuần học tốt?
2. Để có tiết học tốt chúng ta cần phải làm gì?
3. Vì sao phải đăng kí tiết học tốt, tuần học tốt?
4. Ngày nhà giáo Việt Nam chính phủ xác định vào năm nào?
theo mik nghĩ
1 tuần hcj tốt là chúng ta học tốt, không quy phạm ở tuần đó, không có những bạn nào không thuộc bài nên ta gọi là tuần học tốt
2 có tiết học tốt chúng ta phải học thuộc bài, xây dựng bài nhiều và không nói chuyện
3 vì đăng ký thì nó giúp lớp chúng ta có nhiều điểm cộng và được cô giáo chủ nhiệm khen đồng thời lớp chúng ta còn tốt nữa trong xây dựng bài
4Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.
Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa
Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
chúng ta cần phải làm gì để phát huy những ý nghĩa tích cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đến việt nam( một mặt rưỡi ạ)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Phân tích tài nguyên khoáng sản và hải sản của vùng biển nước ta. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?
HƯỚNG DẪN
a) Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b) Tài nguyên khoáng sản
− Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất đang được khai thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn; ngoài ra còn có nhiều bể nhỏ nhưng trữ lượng cũng đáng kể.
− Titan: Trữ lượng lớn.
− Làm muối: Nhiều thuận lợi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
c) Tài nguyên hải sản
− Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.
− Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…
− Rạn san hô và nhiều sinh vật ven các đảo, quần đảo.
d) Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?
− Là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…
− Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
− Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, nơi khai thác các nguồn lợi kinh tế…
Ccá câu thành ngữ nói về đặc điểm của con người chúng ta , trong cuộc sống chúng
Thuyết minh về truyền thống ca dao tốt đẹp của Việt Nam
Mỗi nền văn học từ mỗi quốc gia khác nhau lại có những đặc điểm, đặc trưng riêng. Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, văn học Việt Nam cũng có nhiều nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Nếu như Trung Quốc nổi tiếng với những tác phẩm tiểu thuyết, Nhật Bản nổi tiếng với những bộ truyện tranh thì Việt Nam ta cũng vô cùng tự hào với những bài ca dao đã đi cùng bao thế hệ.
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam, được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Ca dao còn là một thể loại văn học đơn giản - thể thơ dân gian. Ca dao Việt Nam ra đời từ rất sớm, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo nhịp điệu nhất định. Trải qua nhiều cải biến và phát triển, cho đến ngày nay, ca dao vẫn là một thể loại văn học đặc trưng của dân tộc.
Ca dao có tên gọi khác là thơ trữ tình, do đó nó cũng có những đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học. Về nội dung, đề tài, ca dao bao quát và phản ánh phạm vi rất rộng của cuộc sống con người bao gồm cả nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống gia đình, cộng đồng, những nét đẹp đạo đức lối sống và cả kinh nghiệm sống quý báu. Đối tượng của ca dao đa dạng và phổ biến ở tất cả lứa tuổi, nhưng trong mỗi đề tài khác nhau thì nhân vật trữ tình lại khác nhau. Ca dao viết về gia đình, nhân vật trữ tình là người mẹ, người vợ... Ca dao viết về tình yêu trai gái, nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái. Ở phạm vi rộng lớn hơn như xã hội, thời đại nhân vật trữ tình mà ca dao lựa chọn lại là người đại diện cho cả tầng lớp hoặc một đối tượng trong xã hội như người phụ nữ, người nông dân.
Về hình thức, ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống. Thể thơ được sử dụng chủ yếu trong ca dao là thể thơ của dân tộc - lục bát và lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao đôi khi còn dùng các thể thơ như song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng. Ca dao Việt Nam thường ngắn gọn, súc tích nhưng giàu cảm xúc, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ và các hình ảnh mang tính biểu tượng. Trong ca dao thường xuất hiện hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp từ, cụm từ, hình ảnh, đôi khi lặp cả dòng thơ. Điều đó yêu cầu chúng ta khi phân tích ca dao phải xuất phát từ yếu tố đó. Cho nên, khi phân tích ca dao, chúng ta phải xuất phát từ những hình thức lặp đó. Ngôn từ sử dụng trong ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.
Ca dao Việt Nam có rất nhiều nội dung, mỗi nội dung được phản ánh trong một mảng với đối tượng phản ánh và chủ đề khác biệt. Loại đầu tiên là ca dao với tình cảm yêu thương, tình nghĩa bao gồm tình cảm gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng; tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp dân tộc. Đó là những lời ca về mọi miền của Tổ quốc thân yêu:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."
Hay thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến:
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?!"
Ca dao yêu thương, tình nghĩa dễ khơi gợi nên niềm đồng cảm, niềm tự hào, yêu nước và lòng biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu hi sinh hay gần gũi nhất là yêu thương, biết ơn những người đã có công sinh thành dưỡng dục. Có một bài ca dao mà ngày nay bao người vẫn thuộc:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Loại ca dao quen thuộc tiếp theo là ca dao than thân, ra đời từ vất vả, bất công của cuộc sống. Đó là người nông dân trong xã hội cũ và là người phụ nữ với những đè nén, áp bức bất công.
"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Trong xã hội phong kiến xưa kia, chế độ nam quyền gia trưởng đã đẩy bao người phụ nữ vào hoàn cảnh bi kịch bất hạnh. Ca dao giống như những lời than thân trách phận, vang lên từ tận đáy lòng họ. Để rồi mãi mãi về sau, người ta vẫn ghi nhớ mãi.
Ngoài những mảng trên, kho tàng ca dao Việt Nam còn có rất nhiều bài ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm. Ca dao mảng này chủ yếu làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào lộng đặc trưng của dân gian Việt Nam. Nó tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu, những con người đáng cười trong xã hội. Ví như một bài ca dao châm biếm thói mê tín dị đoan:
"Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"
Không biết tự bao giờ, ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người Việt Nam. Ca dao là giá trị văn hóa tình thần phi vật thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ca dao không chỉ ngân vang giai điệu ngọt ngào của yêu thương mà còn là nơi lưu giữ bao kinh nghiệm quý giá mà cha ông ta đúc kết từ cuộc sống thực tế như "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối." Đồng thời, ca dao cũng gửi gắm những bài học đạo lý làm người như lòng hiếu thảo với cha mẹ, sức mạnh của tình yêu. Trong văn học, ca dao cũng tạo nên động lực cho văn học phát triển. Đó là nguồn tư liệu quý giá, phong phú cho các nhà văn, nhà thơ sáng tạo các tác phẩm của mình. Ca dao chính là nét đẹp tâm hồn Việt Nam.
Nhiều năm tháng đã qua đi nhưng ca dao vẫn luôn sống mãi với trái tim triệu triệu con người Việt. Để rồi mỗi lần giai điệu quen thuộc của ca dao vang lên, chúng ta lại bồi hồi nghĩ về quá khứ vàng son của Tổ quốc.