Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Trần
Xem chi tiết
Ngô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 11 2021 lúc 10:04

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là(Trợ từ) một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng(Câu bị động). Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. 

Mr_Johseph_PRO
Xem chi tiết
Xu Gucci
Xem chi tiết
Quincy
Xem chi tiết
Dang Tran
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 9 2021 lúc 8:32

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
Đức Anh Trần
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 9:23

Tham khảo:

Sinh ra trên đời ai mà chẳng có mẹ, đc ở bên mẹ, đc hưởng tình yêu thương từ mẹ điều đó thật bình thường nhưng đối với bé Hồng thì điều đó là một sự lớn lao biết dường nào!Sống xa mẹ từ lúc còn thơ, Hồng sống với bà cô, với sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình.Nhưng ko phải khóc vì giận mẹ, mà khóc vì thương mẹ, em đã nghĩ :"đời nào lòng yêu thương mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm". Điều đó cho ta thấy được em rất yêu thương mẹ, rất muốn giải thoáy cho mẹ khỏi những cổ tục đã đày đọa bà."giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Càng thương yêu mẹ bao nhiêu, em lại khao khát đc gặp mẹ bấy nhiêu. Và mẹ đã về vào thời khắc quan trọng nhất.Khi mẹ thấy mẹ, em đã cố gắng chạy theo đuổi kịp mẹ, nếu đó ko phải là mẹ thì "khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Ta thấy đc bé Hồng khao khát muốn đc gặp mẹ như thế nào.Ông trời của ko phụ lòng người, em đã đc gặp mẹ, đc hưởng tình yêu thương ấm áp của người mẹ. Em cảm thấy mẹ mình ko còn xơ xác như lời người cô mà "Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trong mej đẹp như thưở còn sung túc." Có lẽ bởi chính lòng yêu thương quá mãnh liệt đối với mẹ mà Hồng có những suy nghĩ như vậy.Em muốn mình đc bé lại để lăn vào lòng người mẹ, muốn đc bàn tay mẹ vuốt ve từ trán đến cằm và gãi rôm ở sống lưng cho. Mong muốn đó thật là dung dị nhưng với bé Hồng, điều đó thật lớn lao biết chừng nào! Với lòng yêu thương, kín trọng mẹ mình, Hồng rất yêu mẹ và mong muốn những hổ tục ko còn đày đọa mẹ mình. Đó là tình yêu thương của người con đối với mẹ mình, tình yêu thương đó thật cao cả thiêng liêng biết bao!

Bùi Phương Linh
Xem chi tiết
Vũ Trúc Hoàng anh
12 tháng 9 2021 lúc 19:12

 Chị Dậu là một người phụ nữ của gia đình, chị hết mực yêu thương chồng con và có trong mình sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị hêt mực yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Ngay khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt  lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Chị da bị bọn cai lệ đánh khi van xin cho chông. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Chị chính là người phụ nữ tiêu biểu cho đức tính của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Vũ Thị Bạch Liên
7 tháng 11 2021 lúc 23:17

Đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm Tắt đèn là bức tranh chân thực và sống động về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ yêu chồng, thương con và hết lòng vì gia đình. Cuộc sống nghèo khổ, vì sưu thuế mà chị Dậu phải bán đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng của mình, vậy mà cái đói vẫn cứ đeo bám lấy chị khi mà nhà chị phải đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã chết. Anh Dậu bị trói và đánh đến độ “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, người nhà lí trưởng lại định đưa anh ra đình chịu trận. Thấy chồng trong thế hiểm nguy, chị van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất” nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha. Van xin không được, chị đành phải kháng cự: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Từ “cháu” – bề dưới chuyển sang xưng “tôi” – ngang hàng đã cho thấy sự kiên quyết của chị sau nhiều lần nhẫn nhịn, chịu đựng. Con giun xéo lắm cũng quằn, khi bị dồn vào thế chân tường, chị quyết dùng hành động để chống trả bọn cai lệ và lí trưởng. Chịu một cái tát giáng vào mặt, chị càng vùng dậy mạnh mẽ, quyết liệt, thách thức bọn cường hào quan lại: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Khi người nhà lí trưởng giơ gậy chực đánh, chị “nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không”. Ban đầu, chỉ là lời van xin yếu ớt, sau là giọng nói đe dọa, tiếp đến là sự chống trả quyết liệt: “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”. Từ một người phụ nữ hiền lành, yếu ớt, vì chồng, chị sẵn sàng đứng dậy chống trả khi bị dồn nén đến đường cùng: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”. Tức nước ắt bờ cũng sẽ có lúc phải vỡ – đó là quy luật của cuộc sống. Hành động bộc phát của chị Dậu đại diện cho sức mạnh chưa được khai phá ở người nông dân bị áp bức. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp thiết đó là cần phải có sự lãnh đạo của Đảng để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của ngường nông dân nói riêng và những con người bị chế độ thực dân đàn áp nói chung.

Khách vãng lai đã xóa
Dương Anh Dũng
Xem chi tiết